Năm 2021 có thể nói là một năm mà Bitcoin cũng như thị trường tiền điện tử đã thu hút được sự chú ý từ các nhà đầu tư tổ chức. Tổng số nguồn vốn đầu tư của các quỹ mạo hiểm (VC) cho các dự án tiền điện tử tăng 720% so với cùng kỳ năm ngoái lên 25.1 tỷ USD.
Trong suốt năm qua, hàng loạt các doanh nghiệp bắt đầu mua BTC, trong đó phải để đến công ty Square của Jack Dorsey. Công ty đã phân bổ gần 5% tài sản của mình cho Bitcoin. Lý luận cho quyết định mua của mình là công ty coi Bitcoin như một tài sản dự trữ, BTC là một hàng rào vững chắc chống lại lạm phát.
Marathon Digital Holdings bắt đầu quá trình chuyển đổi tổ chức với việc mua Bitcoin trị giá 150 triệu USD, và vào tháng 1 công ty tiếp tục mua thêm 31 triệu USD. Michael Saylor chủ tích của MicroStrategy chính là người dẫn đầu cho xu hướng mua vào Bitcoin của các doanh nghiệp.
MicroStrategy đã dốc hết sức mua vào Bitcoin và đã chi tổng cộng 3.66 tỷ USD cho tài sản kỹ thuật số này tính tới nay. MicroStrategy hiện nắm giữ 122,477 BTC, và là công ty có giao dịch công khai BTC nhiều nhất với giá trị thị trường hiện tại là 5.91 tỷ USD.
MicroStrategy ban đầu quyết định mua BTC để làm tài sản dự trữ chiến lược. Tuy nhiên quyết định này của ông đã gây tranh cãi rất nhiều từ phía các cổ đông của công ty. Tuy nhiên đối với thị trường tiền điện tử, hành động này của MicroStrategy là một dấu ấn quan trọng cho thấy sự chấp thuận của các doanh nghiệp trong việc coi Bitcoin là một loại tài sản dự trữ.
Hội nghị thượng đỉnh về Bitcoin được MicroStrategy tổ chức vào tháng 2 đã xoá bỏ đi những nghi ngờ trước đó của những người phản đối Bitcoin cũng như những nghi ngờ về hướng đi của MicroStrategy trong tương lai.
Không lâu sau đó Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, cũng đã thêm #Bitcoin vào hồ sơ Twitter của mình. Và hãng sản xuất ô tô điện này cũng thông báo mua BTC với trị giá 1.5 tỷ USD. Vào tháng 3, Tesla bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, nhưng sau đó đã hủy bỏ quyết định này do lo ngại về vấn đề môi trường.
Tính tới nay, Tesla nắm giữ 43,000 BTC trị giá 2.1 tỷ USD. Tổng kết trong năm 2021 vừa qua, các công ty đại chúng và cả chính phủ một nước cũng đã bắt đầu tích trữ Bitcoin. Phần lớn là họ đã mua trong sáu tháng đầu năm 2021.
Larry Cermak, phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu của The Block, cho biết trong khi việc các tổ chức bắt đầu chấp nhận tiền điện tử là “động thái đầu cơ, thì tiền điện tử hiện vẫn đang cho thấy sự phát triển và trưởng thành hơn. Không giống như năm 2017 khi bức tranh thị trường vẫn còn chưa rõ ràng, thì giờ đây có thể thấy rõ là tiền điện tử sẽ vẫn tồn tại và không thể biến mất ”.
Đến lượt các tổ chức tài chính
Trước năm 2021 cũng đã có nhiều hình thức thanh toán bằng tiền điện tử được triển khai. Tuy nhiên, danh sách các doanh nghiệp sử dụng tiền điện tử trong thanh toán thực sự có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm nay. Những tên tuổi hàng đầu thị trường như WeWork, Substack và gã khổng lồ bảo hiểm, AXA, đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Theo báo cáo “Triển vọng tài sản kỹ thuật số” của The Block Research, ngân hàng và các tổ chức tài chính truyền thống cũng đã bắt đầu có sự tiếp xúc trực tiếp hơn với tiền điện tử trong năm 2021.
Các công ty như PayPal và BNY Mellon, cũng đã bắt đầu cho phép lưu trữ tiền điện tử thông qua việc việc mua lại các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền điện tử.
Vào tháng 3, Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ, đã khởi động lại bàn giao dịch tiền điện tử mà nó đã đóng lại khi Bitcoin bước vào đà tăng mạnh mẽ năm 2018. Vào tháng 5, công ty đã thực hiện các giao dịch phái sinh Bitcoin đầu tiên.
Ngay sau đó, Morgan Stanley, cho biết họ đã mở quyền truy cập vào ba quỹ cung cấp Bitcoin cho các khách hàng có giá trị tài sản cao. Cuối tháng 6, ngân hàng Tây Ban Nha BBVA, đã ra mắt dịch vụ lưu ký và giao dịch tiền điện tử cho các khách hàng tư nhân từ Thụy Sĩ.
Bitcoin ETF đánh dấu bước tiến lịch sử
Một sự kiện đáng chờ đợi trong năm 2021 đánh dấu sự chấp nhập rộng rãi của Bitcoin là việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phê duyệt ba quỹ ETF Bitcoin đầu tư vào các hợp đồng tương lai. Các ứng dụng từ Proshares, Valkyrie và VanEck đã được bật đèn xanh trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11.
Mặc dù trước đó vào tháng 3 cơ quan quản lý chứng khoán Canada đã phê duyệt Bitcoin ETF đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, sự phấn khích và dấu mốc quan trọng của Bitcoin chỉ được tạo ra khi nó được chấp thuận trên mảnh đất tài chính màu mỡ nhất thế giới là Hoa Kỳ.
Có một chút ngạc nhiên khi BTC tăng vọt lên mức cao kỷ lục 69,000 USD vào ngày 10 tháng 11, một vài tuần sau khi SEC phê duyệt ETF đầu tiên.
Cho đến nay, khối lượng hợp đồng tương lai Bitcoin trên Chicago Mercantile Exchange (CME), đã tăng chỉ từ 130 tỷ USD một năm trước lên 700 tỷ USD trong năm nay.
“2021 là một năm lịch sử đối với tiền điện tử và công nghệ blockchain, và không chỉ do giá bitcoin tăng”, Emil Angervall, đồng sáng lập của Corite, một nhà phân phối nhạc kỹ thuật số dựa trên blockchain.
“Trong khi tài sản tiền điện tử hàng đầu chiếm sự chú ý trong quý đầu tiên của năm, được thúc đẩy bởi sự quan tâm ngày càng tăng của doanh nghiệp và tổ chức… xu hướng lớn hơn trong năm của tiền điện tử là sự xuất hiện bất ngờ của một công nghệ ít được biết đến hơn: NFTs.”
Gia tăng đầu tư từ VC vào dự án tiền điện tử
Không chỉ gia tăng về các khoản đầu tư vào Bitcoin mà trong năm 2021 cũng đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ các khoản đầu tư của các quỹ mạo hiểm vào các dự án tiền điện tử. Tổng số tiền đầu tư của VC vào lĩnh vực tiền điện tử trong năm nay còn lớn hơn 6 năm trước cộng lại [tổng cộng 14.4 tỷ USD].
Cho đến nay trong năm nay, vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào tiền điện tử đã lên tới 25.1 tỷ USD, tăng 719% so với năm 2020. Tổng cộng, tiền VC đã được đưa vào 1,703 giao dịch tiền điện tử hoặc blockchain trong năm nay.
Có ít nhất 38 vòng đầu tư mạo hiểm với trị giá trung bình là 176 triệu USD mỗi vòng trong lĩnh vực tiền điện tử vào năm 2021.
Tổng cộng, các giao dịch có thể có giá trị từ vài triệu đến hàng trăm triệu USD. Các công ty tập trung vào NFT hoặc trò chơi, sàn giao dịch hoặc môi giới, cơ sở hạ tầng và tài chính tiền điện tử đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất.
“Năm 2021 đã định hình cho lĩnh vực blockchain và tiền điện tử, đây là một năm mà thị trường đã trưởng thành từ một ngành công nghiệp non trẻ thành một ngành công nghiệp mới chớm nở.”
“Không giống như các giai đoạn bùng nổ của tiền điện tử trước đây (như năm 2017), các lĩnh vực đã được chuẩn bị và có sẵn cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu từ các tổ chức, quỹ đầu tư truyền thống, nhà quản lý tài sản, các công ty gia đình và các cá nhân có tài sản lớn.”
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.