Vào ngày 29/03, một loạt địa chỉ ví không hoạt động kể từ năm 2014 bất ngờ phân phối 11,325 BTC đến nhiều ví khác. Có khoảng 11 giao dịch có khối lượng trên 1,000 Bitcoin (BTC) được ghi nhận có thể liên quan đến vụ hack.
Một loạt địa chỉ cá voi bất ngờ phân phối BTC đến nhiều ví ẩn danh
Vào ngày 29/03, trang twitter chuyên theo dõi giao dịch từ ví cá voi @whale alert phát hiện 11 giao dịch bất thường. Ban đầu, một địa chỉ ví không hoạt động từ năm 2014 dịch chuyển 1,000 BTC đến một ví ẩn danh. Nhưng sau đó, 10 giao dịch có khối lượng hơn 1,000 BTC liên tục phát hiện cách đó không lâu. Theo quan sát, tất cả 11,325 BTC từ 11 giao dịch đã được xử lý ở chiều cao khối 729.587.
Mặc dù, các địa chỉ ví từ 11 giao dịch trên không phát hiện trùng lặp. Nhưng sự trùng hợp này khiến cộng đồng nhà đầu tư không khỏi nghi ngờ. Sau một loạt báo cáo, whale_alert cũng đăng tải đoạn tweet rằng:
“Số lượng lớn #BTC không hoạt động được kích hoạt trong các bài đăng trước có thể được liên kết với vụ hack / trộm #Cryptsy .” Bên cạnh đó, địa chỉ ví “1LwZYCt…X9Ww” xuất hiện trong các giao dịch trên có liên quan đến vụ hack Cryptsy.
Trước đó, Cryptsy đã phát hiện một tin tặc đã gắn mã độc hại để đánh cắp BTC và LTC vào năm 2014. Cụ thể, số tiền điện tử bị đánh cắp là 13,000 BTC và 300,000 LTC. Sau đó, khách hàng ngừng sử dụng Cryptsy và trang web đã đóng cửa. Có lẽ, giá Bitcoin có dấu hiệu phục hồi là nguyên nhân khiến các địa chỉ ví hoạt động trở lại.
Một vài nghi ngờ về vụ hack
Sau vụ hack, lãnh đạo sàn giao dịch Cryptsy, Paul Vernon bị nghi ngờ lợi dụng vụ hack để lừa đảo. Vào cuối tháng 1/2022, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã truy tố Vernon vì ăn cắp hơn 1 triệu USD. Cụ thể, DOJ cáo buộc Vernon đã xâm nhập ví điện tử nạn nhân từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2015. Số tiền bị đánh cắp được phát hiện đã gửi vào tài khoản ngân hàng của anh ta.
Theo báo cáo từ DOJ, bị can Vernon bị buộc tội 17 tội danh liên quan đến hành vi trộm tài sản. Trong báo cáo có ghi chi tiết rằng:
“Các cáo buộc bao gồm trốn thuế, gian lận điện tử, rửa tiền, gian lận máy tính, giả mạo hồ sơ, tài liệu và các đồ vật khác và phá hủy hồ sơ trong một cuộc điều tra liên bang.”
Một giả thuyết khác, khối tài sản Bitcoin trên được quản lý bởi chính phủ Mỹ. Nhưng điểm bất thường khi các địa chỉ này lại phân phối một loạt nhiều địa chỉ ẩn danh. Hành vi này giống việc phân tán sự tập trung và rửa tiền. Thêm vào đó, các cơ quan chính phủ có thể mở đấu giá thay vì thực hiện hành động trên.
Nhìn chung, 11 giao dịch có khối lượng hơn 11,000 BTC dịch chuyển cùng một lúc là khá hy hữu. Phải chăng, hành động có tính thách thức này còn ẩn chứa một nguyên nhân khác. Hãy chia sẻ quan điểm trong nhóm Telegram của BeInCrypto.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.