Nếu bạn thường lướt tiktok, bạn chắc chắn nghe qua “Vua tiền tệ – Định giá mọi ngoại tiền”. Thú vị thay trong không gian DeFi cũng có một công cụ có vai trò tương đồng như thế.
AMM phải chăng là “vua định giá mọi loại coin”
AMM là gì?
Hiện nay, chúng ta đánh giá đây là thời kỳ hưng thịnh của DeFi, tài chính phi tập trung. Trong đó, Automated Market Maker (AMM) là công cụ thường được nhắc tới. Bởi vì AMM đóng vai trò như giao thức trao đổi phi tập trung dựa theo công thức định giá.
Vậy AMM có gì khác với trao đổi hàng hoá truyền thống?
Tất nhiên! AMM khác với cách phương pháp trao đổi truyền thống.
Ví dụ: Bạn mang một con gà trống tự nuôi ra ngoài chợ bán. Sau khi quan sát bạn thấy những thương lái khác bán 100.000 VNĐ/con. Bạn muốn cạnh tranh nên bán với giá 90.000 VNĐ/con và người mua đổ xô mua của bạn. Đó là cách giao dịch truyền thống.
Tuy nhiên, đối với sàn giao dịch AMM sẽ không có lệnh nào đặt sẵn. Nói cách khác, người mua và người bán không được định giá đồng tiền theo cảm tính.
Công thức lý thuyết theo Vitalik:
(Số lượng trong bảng đối chiếu của token A)* (Số lượng trong bảng đối chiếu của token B) = k
Khi áp dụng thực tế tại Uniswap, công thức tối giản thành:
x * y= K
Trong đó:
- x: số lượng token thứ nhất trong nhóm thanh khoản
- y: số lượng token thứ hai trong nhóm thanh khoản
- K: là hằng số cố định, có nghĩa là tổng thanh khoản trong nhóm
Các yếu tố liên quan tới AMM
Hợp đồng thông minh (Smart Contract)
Nếu muốn giao dịch trên AMM, người dùng cần thao tác với smart contract để gửi token.
Ví dụ: Với cặp BNB/USDT, bạn gửi BNB vào pool để rút USDT. Để biết bạn rút được bao nhiêu USDT, bạn chỉ cần thực hiện công thức trên.
Nhà cung cấp thanh khoản (LP)
Nhà cung cấp thanh khoản là người gửi token vào một nhóm thanh khoản. Đổi lại, họ được tặng token dành cho LP hoặc nhận được một phần phí giao dịch.
Nhóm thanh khoản (Liquidity Pool)
Nhóm thanh khoản là nhóm tiền điện tử hoặc mã thông báo được LP khóa trong một hợp đồng thông minh. Nhằm thúc đẩy giao dịch giữa các tài sản đó trên một sàn giao dịch DEX.
Ví dụ: Sàn giao dịch Uniswap cho tạo một nhóm thanh khoản với bất kỳ coin nào theo cặp token ERC-20 với tỷ lệ 50/50. Đây cũng là AMM đặt trưng trên Ethereum.
Vì sao AMM quan trọng trong DeFi?
Nhờ vào AMM mà việc giao đổi tiền không lệ thuộc vào người mua hay người bán. Và mối lo sợ các nhà tạo lập thị trường thao túng thị trường cũng được giải quyết.
Ngoài ra, AMM cũng giúp các sàn giao dịch có thanh khoản tốt hơn. Và các LP cũng hài lòng khi cung cấp thanh khoản. Đây là cải tiến tốt hơn nhiều sàn giao dịch truyền thống.
Điển hình như các sàn nhận đơn đặt hàng lớn cũng giảm thiểu khả năng trượt giá. Nhờ vậy, sàn giao dịch thu hút nhiều người dùng hơn.
Tuy nhiên, AMM vẫn còn một vài nhược điểm như: phí gas khá đắt, bị mất giá với các cặp không tương đồng giá trị.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.