Sự gia tăng giá trị của Bitcoin (BTC) đã mang lại một cú hích cho các nhà giao dịch vẫn đang ngủ quên trong giai đoạn ít biến động này. Giá giao dịch hiện tại hơn 15.000 USD đã cho phép các nhà giao dịch BTC thu được khoản lợi nhuận đáng kể.
Khi thị trường đang lần theo dấu vết của giai đoạn 2017/2018 thì khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P) tại khu vực Châu Á vẫn còn thấp hơn 66% so với đỉnh cao của thời kỳ thị trường bùng nổ trước đây.
LocalBitcoin thống trị thị trường khu vực cho đến tháng 9/2019, sau đó nền tảng này ghi nhận mức sụt giảm mạnh sau khi chuyển sang tuân thủ KYC. Theo Arcane, Paxful đã nhanh chóng nắm lấy một phần đáng kể thị phần theo sau thực thi KYC của LocalBitcoin, nhưng điều đó không ngăn được khối lượng giao dịch tại Châu Á sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, với thị trường đang cho thấy những xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong vài tháng qua, khối lượng của khu vực này đã trở lại. Paxful nắm giữ vị trí là nền tảng giao dịch P2P lớn nhất. Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc đang là những quốc gia có khối lượng giao dịch P2P hàng đầu.
Ấn Độ bứt phá trong giao dịch P2P trong năm 2020
Lệnh cấm mua Bitcoin bằng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong giai đoạn thị trường bùng nổ trước đây đã khiến cho nhiều người đến với hình thức giao dịch P2P. Nhưng khi giá của BTC sụt giảm, khối lượng giao dịch hàng tuần cũng thu hẹp lại mức 5 triệu USD. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra với Ấn Độ. Năm 2020, quốc gia này đã chứng kiến một sự tăng trưởng ấn tượng trong giao dịch P2P.
Sự đón nhận tiền điện tử của Ấn Độ tăng lên được cho là do những hạn chế của ngân hàng đã bị dỡ bỏ bởi tòa án tối cao của quốc gia này trong đầu năm nay. Quốc định này đã mang đến một cú hích tăng trưởng 87% trong khố lượng giao dịch hàng tuần trên thị trường Ấn Độ.
Quốc gia này cũng đang chứng kiến những sàn giao dịch lớn như Binance hỗ trợ cho giao dịch P2P, với những phương pháp thanh toán thuận tiện như Paytm. Với thị phần cùng 33%, Trung Quốc và Ấn Độ đang ngang ngửa nhau về khối lượng giao dịch hàng tuần.
Theo Arcane, khối lượng giao dịch ngang hàng hàng tuần của Việt Nam chiếm 2,7%. Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines và Thái Lan đang ở vị trí dẫn đầu, lần lượt chiếm 7,1% và 7,0%.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.