Bitcoin và các tài sản rủi ro khác đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi bài phát biểu của Chủ tịch FED về việc lãi suất có thể tăng 0.5%.
Thị trường tiền điện tử nói chung và Bitcoin (BTC) nói riêng đã chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi về chính sách tiền tệ. Theo đó, FED gần đây đã tuyên bố rằng chúng ta có thể mong đợi tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào tháng 12. Hệ quả của việc này đã dẫn đến giá tiền điện tử tăng. Vậy cụ thể thì các chính sách tiền tệ có liên quan đến Bitcoin như thế nào? Và chúng sẽ ảnh hưởng ra sao đến biến động giá của các tài sản kỹ thuật số trong tương lai? Hãy cùng BeInCrypto phân tích nhé.
Bitcoin phản ứng với bài phát biểu của Chủ tịch FED
Trong tuần qua, thị trường tiền điện tử vẫn chưa có dấu hiệu ổn định. Tuy nhiên, BTC và hầu hết các Altcoin đã cố gắng giữ được màu xanh sau bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell. Giá Bitcoin theo đó đã chứng kiến mức tăng 3%, vượt lên trên mốc 17,000 USD.
Cụ thể, BTC được giao dịch ở mức 17,318.69 USD vào thời điểm BeInCrypto viết bài này. Nó tương đương với mức tăng 6.79% hàng tuần. Sau nhận xét ôn hòa của ông Powell rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) rất có thể sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (bps) thay vì tăng thêm 75 bps, điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Trước đó, FED đã từng có ý định sẽ làm chậm lại việc tăng lãi suất trong biên bản cuộc họp tháng 11 của mình.
Những dấu hiệu đáng khích lệ của Powell xung quanh lạm phát và thất nghiệp đã hỗ trợ đà tăng giá của BTC. Giá BTC tăng song song với chỉ số S&P 500, với mức tăng 3%. Sau 4 lần tăng lãi suất với biên độ 0.75% để kiềm chế lạm phát cao, ông Powell có vẻ lạc quan về việc tăng lãi suất 0.5% trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 14/12.
Các nhà phân tích tiền điện tử đã lưu ý rằng kể từ chu kỳ này, chính sách tiền tệ dường như đã trở nên phù hợp với Bitcoin. Đỉnh điểm của “tỷ lệ quỹ liên bang bóng mờ” (the shadow federal funds rate) vào ngày 18/12/2021 ít nhiều đã đánh dấu đáy của thị trường giá xuống. Đáng chú ý, khi quỹ liên bang bóng mờ tăng mạnh vào tháng 12/2021, thị trường giá xuống Bitcoin bắt đầu.
Khi tỷ lệ quỹ liên bang (federal funds rate) dao động gần bằng 0, nhiều mô hình kinh tế ngừng hoạt động. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một “tỷ lệ bóng mờ” (shadow rate) có thể thay thế cho fed funds rate. Shadow rate cho phép giảm xuống vùng âm và qua đó làm cho các mô hình kinh tế đó hoạt động trở lại. Tỷ lệ bóng mờ theo dõi chuyển động của các dữ liệu điểm chuẩn khác nhau.
Một lý do đằng sau giá BTC có mối tương quan cao với các chính sách quy định có thể là việc áp dụng rộng rãi Bitcoin trong vài năm qua. Những lý do này đã khiến BTC tương quan hơn với thị trường tài chính truyền thống.
Tỷ lệ thất nghiệp và mối tương quan với Bitcoin
Trong một video gần đây, nhà phân tích Benjamin Cowen đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp bất chấp việc FED tăng lãi suất. Trong lịch sử, việc điều tiết các đợt tăng giá đã mang lại kết quả tốt cho các tài sản rủi ro. Cowen dự đoán rằng nếu FED fund rates ở mức 4% – 5% vào cuối năm, BTC có thể bước vào năm mới với một số xu hướng tăng giá. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác có thể tăng giá nhờ báo cáo việc làm lạc quan của Hoa Kỳ.
Từ góc độ on-chain, đáy thị trường có thể chạm với mức cao nhất của shadow federal funds rate.
Chỉ số on-chain Bitcoin Market Value to Realized Value (MVRV) cũng cho thấy một cách thú vị về đáy BTC. Một phân tích gần đây của CryptoQuant cho thấy rằng ở đáy của các thị trường gấu trong quá khứ, trong suốt lịch sử của chỉ báo MVRV, cho biết giá Bitcoin được định giá quá cao hay thấp.
MVRV đã ở dưới mức 1, như hình dưới đây.
- 2015: 300 ngày, điểm thấp nhất: 0.6.
- 2018: 134 ngày, điểm thấp nhất: 0.69.
- 2022: (đang diễn ra) – 170 ngày, điểm thấp nhất: 0.74.
Người ta có thể kỳ vọng MVRV sẽ giảm hơn nữa nếu thị trường giá xuống tiếp tục do các vấn đề vĩ mô. Vì dựa theo dữ liệu quá khứ, nó vẫn chưa đạt đến điểm thấp nhất. Điều này khiến cho chúng ta rất khó để nói liệu đáy tuyệt đối đã đến hay chưa.
Hiện tại, rất nhiều hành động giá BTC có thể phụ thuộc vào những thay đổi về chính sách tiền tệ trên thị trường vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp hay các bài phát biểu của Chủ tịch FED… có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình hành động giá BTC trong tương lai.
Bạn nghĩ sao về tác động từ các bài phát biểu của Chủ tịch FED đối với giá Bitcoin? Chia sẻ với BeInCrypto góc nhìn của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.