Ripple, công ty blockchain có trụ sở tại San Francisco, nhấn mạnh nhu cầu thanh khoản theo yêu cầu (ODL) ngày càng tăng trong báo cáo quý của công ty về thị trường XRP.
Bên cạnh thông tin về việc tăng doanh số, báo cáo cũng đề cập đến những cập nhật mới nhất trong vụ kiện đang diễn ra giữa Ripple và SEC.
Thanh khoản theo yêu cầu (ODL) thúc đẩy doanh số bán hàng
Theo báo cáo mới nhất, tổng doanh số của XRP lên tới 150,34 triệu đô la trong quý I năm 2021, đạt mức tăng khoảng 97% so với mốc 76,27 đô la của quý trước. Báo cáo cũng kết luận: “Tính theo lượng net thì tổng doanh số cuối quý của chiếm 0,07% khối lượng giao dịch XRP toàn cầu, căn cứ theo số liệu của CryptoCompare TopTier (CCTT).”
Ripple cho rằng sự tăng trưởng doanh số bán hàng là kết quả của sự tham gia ngày càng sâu rộng của các khách hàng ODL chủ chốt. Ripple cũng đề cập đến việc mua lại 40% của công ty thanh toán xuyên biên giới hàng đầu châu Á – Tranglo, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với ODL.
Báo cáo cho biết thêm rằng quan hệ đối tác trên sẽ giúp Ripple tạo điều kiện cho các kế hoạch phát triển ở châu Á trong tương lai. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters, ông Brad Garlinghouse – Giám đốc điều hành Ripple cũng đề cập đến một số hoạt động của công ty ở châu Á. Garlinghouse cho biết: “Với những quy định rõ ràng ở Châu Á và Nhật Bản, chúng tôi có thể tiếp tục phát triển công việc kinh doanh ở những thị trường đó”.
Cập nhật vụ kiện SEC
Theo dòng vụ kiện vụ kiện đang diễn ra giữa Ripple với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), Garlinghouse đưa ra tuyên bố: “(Vụ kiện này) đã cản trở hoạt động ở Hoa Kỳ nhưng nó không thực sự ảnh hưởng đến những những hoạt động của chúng tôi ở Châu Á Thái Bình Dương”.
Cùng lúc, báo cáo cũng đưa ra các cập nhật pháp lý mới kể từ lần báo cáo thị trường gần nhất. Đầu tiên, báo cáo đề cập đến chiến thắng của Ripple trong vụ kiện chống lại Tetragon ngày 19 tháng 3. Vì vẫn chưa có quyết định chính thức cuối cùng nên khiếu nại của Tetragon về “vấn đề bảo mật” là không hợp lệ.
Tiếp theo, báo cáo đề cập đến việc ngày 26/4 Tòa án đồng ý cấp cho Ripple một giấy phép, yêu cầu SEC xuất trình các tài liệu liên quan đến BTC, ethereum ETH và XRP. Cũng trong ngày 16/4, Ripple đã yêu cầu Tòa án ngăn chặn SEC khỏi hành vi liên hệ với các cơ quan quản lý nước ngoài về công ty.
Đến ngày 19/4, luật sư John Deaton đệ đơn đề nghị can thiệp thay mặt cho hơn 12.000 chủ sở hữu XRP. Ông lập luận rằng SEC không đại diện cho lợi ích của các chủ sở hữu và trên thực tế đang gây hại cho họ.
Cuối cùng, báo cáo đã đề cập đến việc SEC đệ trình một kiến nghị nhằm phản đối việc bảo vệ “Thiếu Quy trình Hợp lệ và Thông báo Công bằng” của Ripple. Bước đi này nhằm tuyên bố rằng SEC đã không cảnh báo Ripple nói riêng, cũng như thị trường nói chung, rằng XRP được coi là một chứng khoán.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.