Xem thêm

BIC Crypto Show: Khủng hoảng Evergrande và lệnh cấm của Trung Quốc

4 mins
Cập nhật bởi Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Tuần trước, mười cơ quan chính phủ Trung Quốc đã cấm các sàn giao dịch ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư đại lục qua internet.
  • Sau thông báo, các sàn giao dịch tiền điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu tranh giành để cắt đứt quan hệ với các khách hàng Trung Quốc đại lục của họ. Câu chuyện của đại gia bất động sản Trung Quốc Evergrande.
  • Sự kiện vỡ nợ của công ty này đã thống trị các kênh tin tức tài chính trong tuần trước và cũng tác động đến thị trường tiền điện tử.
  • promo

Trong tập này của BIC Crypto Show, chúng ta hãy cùng điểm qua các sự kiện nổi bật gần đây ở Trung Quốc, có liên quan và tác động đến thị trường tiền điện tử.

Trung Quốc lại ban hành lệnh cấm crypto

Tuần trước, mười cơ quan chính phủ Trung Quốc đã cấm các sàn giao dịch ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư đại lục qua internet. Vấn đề này trước đây vẫn là một vùng xám. Nhưng tuyên bố trên của chính quyền Trung Quốc đã cho thấy thái độ phản đối rõ ràng của nước này với tiền điện tử.

Henri Arslanian, lãnh đạo và đối tác tiền điện tử của PwC cho biết: “Mặc dù đây không phải là một điều bất ngờ vì trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần ban hành lệnh “cấm” tiền điện tử. Nhưng lần này họ đã thể hiện thái độ quyết liệt hơn bao giờ hết. “Các giao dịch tiền điện tử và các dịch vụ tiền điện tử dưới mọi loại hình đều bị cấm ở Trung Quốc. Không có chỗ để thảo luận. Không có vùng xám nữa.”

Thông báo nêu chi tiết các hoạt động hiện sẽ bị cấm. Bao gồm bất kỳ hình thức trao đổi nào liên quan đến tiền điện tử. Tuy nhiên, nó không bao gồm trao đổi giữa tiền pháp định và tiền điện tử, trao đổi giữa các loại tiền điện tử với nhau, hoặc giao dịch tiền ảo như một đối tượng trung gian.  Các hoạt động cung cấp dịch vụ của của các sàn giao dịch ở nước ngoài cho người dân Trung Quốc được nhấn mạnh là “một hoạt động tài chính bất hợp pháp.”

Ngoài ra, việc cung cấp thông tin trung gian và dịch vụ định giá cho các giao dịch tiền điện tử cũng được coi là vi phạm pháp luật tại nước này. Cụ thể là các trường hợp tài trợ phát hành token, các giao dịch phái sinh tiền điện tử “và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến crypto”.

Xem thêm: BIC Crypto Show: Tìm hiểu về Sam Bankman-Fried và sự thành lập sàn FTX

Các sàn giao dịch ngừng cung cấp dịch vụ cho người dùng Trung Quốc

Sau thông báo trên, các sàn giao dịch tiền điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu “tranh giành” để cắt đứt quan hệ với các khách hàng Trung Quốc đại lục của họ. Ví dụ: hai trong số các sàn giao dịch lớn nhất thế giới, Huobi Global và Binance, đã tạm dừng cho phép người dùng Trung Quốc đăng ký tài khoản mới. Huobi nói thêm rằng họ cũng sẽ hạn chế các khách hàng Trung Quốc hiện tại vào cuối năm nay. Đồng sáng lập Huobi Group, Du Jun cho biết: “Ngay khi thông báo của chính phủ Trung Quốc được đưa ra, chúng tôi đã bắt đầu thực hiện các biện pháp khắc phục”. 

Ngoài ra, TokenPocket, một nhà cung cấp dịch vụ ví tiền điện tử phổ biến, cho biết họ sẽ chấm dứt dịch vụ cho khách hàng Trung Quốc đại lục. Công ty này cho biết thêm rằng mình sẽ “tích cực phối hợp” với các quy định và hoan nghênh sự hợp tác từ Trung Quốc trong việc ứng dụng công nghệ blockchain. Theo đó, Trung Quốc đang chạy đua để xây dựng nền tảng công nghệ blockchain tiên tiến nhất trên thế giới vào năm 2025.

Xem thêm: Huobi ngừng chấp nhận người dùng Trung Quốc sau cuộc đàn áp gần đây

Vụ vỡ nợ của Evergrande

Một trong những sự kiện nổi bật bậc nhất trong thời gian vừa qua, là câu chuyện của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc, Evergrande. Thông tin về công ty này đã thống trị các trang tin tức tài chính trong tuần trước. Và cũng tác động đến thị trường tiền điện tử.

Vấn đề xung quanh Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc theo doanh số, là công ty này đã không thể trả lại các khoản vay khổng lồ của mình. Gã khổng lồ bất động sản đã tuyên bố khoản nợ 300 tỷ USD. Và, như một bài báo từ cuối năm 2020 cho thấy, tài sản của công ty chỉ vào khoảng 32 tỷ USD. Điều này có nghĩa là Evergrande đang có nguy cơ vỡ nợ khi tài sản của nó chỉ có khoảng 10% tổng nợ phải trả của mình.

Tại thời điểm ghi hình, tin tức về Evergrande dường như đã được kiểm soát và hạn chế. Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ bảo vệ người tiêu dùng tiếp xúc với thị trường nhà đất và bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, chính quyền Thâm Quyến sẽ bắt đầu điều tra công ty. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các nhà chức trách có thể tiến hành ngăn chặn rủi ro ảnh hưởng của sự kiện Evergrande.

Giờ đây, trọng tâm chuyển sang việc liệu khoản nợ trị giá 47.5 triệu USD đến hạn vào thứ Tư (29/9), có được thực hiện hay không. Sau đó, liệu Trung Quốc có thể kiềm chế thiệt hại kinh tế nếu Evergrande sụp đổ hay không. Có vẻ như đây là một trong những trường hợp hiếm mà tiền điện tử và hệ thống tài chính truyền thống đều đang tìm kiếm câu trả lời theo cùng một hướng.

Bạn có thích xem BIC Crypto Show hay không? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

37c58b84a21f59fd4fd1cd91383114c2.jpg
Nicholas Pongratz
Nick là Giáo sư Kỹ năng Giao tiếp Bằng miệng và Chuyên gia Khoa học Dữ liệu ở Budapest, Hungary với bằng Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh. Anh ấy là một người đến sau tương đối với lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain, nhưng lại bị hấp dẫn bởi khả năng sử dụng kinh tế và chính trị tiềm năng của nó. Tốt nhất có thể mô tả anh ta là một người theo chủ nghĩa hoài nghi trung tả lạc quan. Nếu quý độc giả có điều muốn thảo luận, hãy liên hệ qua mailto:[email protected]
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ