Mức độ lạm phát tăng cao có lẽ đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã yêu cầu tăng lãi suất “nhanh chóng và dứt khoát” để ngăn chặn lạm phát tăng.
Tăng lãi suất liệu có khống chế được lạm phát
Kể từ tháng 1/2022, thị trường chứng khoán toàn cầu giảm 20%. Một số nhà phân tích tính toán rằng trái phiếu kho bạc Mỹ có thể bị mất giá nhiều nhất trong năm nay kể từ năm 1788. Ngược lại, Mỹ lại phải đối mặt với mức tăng lạm phát 8.6%, cao nhất trong hơn 40 năm.
Theo cnbc, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã kêu gọi tăng lãi suất “nhanh chóng và dứt khoát” trong một cuộc họp thường niên. Theo tổng giám đốc BIS, Agustín Carstens cho biết trong báo cáo thường niên như sau:
“Chìa khóa đối với các ngân hàng trung ương là hành động nhanh chóng và quyết đoán trước khi lạm phát thiết lập kiên cố”
Tuy nhiên, giải pháp tăng lãi suất không phải sự lựa chọn an toàn. Theo cnbc trích dẫn, tăng lãi suất có thể tạo sức ép kinh tế và trở thành “bóng ma suy thoái”. Nếu giải pháp này không khống chế được lạm phát, nền kinh tế sẽ tương tự thập niên 70s. Khi giá cả tăng, ngược lại tăng trưởng kinh tế thấp hoặc theo hướng tiêu cực. Do đó, BIS đang hướng đến một giải pháp làm tăng tỷ giá nhưng không gây suy thoái.
Hai biến số quan trọng trong kinh tế: Lãi suất và lạm phát
Theo cựu lãnh đạo ngân hàng trung ương Mexico, Carstens cho rằng phản ứng của thị trường tài chính cũng sẽ rất quan trọng.
“Nếu sự thắt chặt này tạo ra tổn thất lớn, tạo ra sự điều chỉnh tài sản lớn và ảnh hưởng đến tiêu dùng, đầu tư và việc làm – tất nhiên, đó là một kịch bản khó khăn hơn.”
Mỹ và ÚC tăng lãi suất nhưng không hiệu quả
Về lý tưởng, tỷ lệ lạm phát cần nhỏ hơn lãi suất. Vào ngày 15/06, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo tằn lãi suất thêm 0.75%. Tuy nhiên, mức lãi suất vẫn thấp hơn tỷ lệ gia tăng lạm phát tại Mỹ. Tuy nhiên, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến chi phí vay của các ngân hàng và gây cản trở hoạt động vay nợ.
Ngoài ra, FED quyết định tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá hơn so với đồng Euro sau đó. Điều này khiến các sản phẩm xuất khẩu có giá cao hơn. Vào đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Úc đã quyết định điều chỉnh mức lãi suất cho vay lên 0.85%. Nhưng sau đó, giá thực phẩm, bất động sản có dấu hiệu tăng bất thường.
Từ hai trường hợp trên, chúng ta thấy rằng tăng lãi suất đã tạo nhiều bất lợi cho người dân. Theo BIS cho rằng sự sụt đổ của thị trường tiền điện tử là điều được dự đoán trước. Áp lực lạm phát và mối đe dọa giảm tài sản đã thúc đẩy những đợt bán tháo đáng chú ý.
Bạn có suy nghĩ gì về thông tin trên. Hãy góp ý với chúng tôi trong cộng đồng Telegram BeinCrypto nhé!
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.