Điều gì xảy ra với Bitcoin và tiền điện tử nếu thế giới xảy ra chiến tranh hạt nhân? Tiền điện tử sẽ tồn tại hay sẽ diệt vong cùng với phần còn lại của thế giới?
- [Góc khảo sát] Tham gia khảo sát trải nghiệm bạn đọc trên trang BeInCrypto và nhận được những phần quà hấp dẫn tại đây.
Bitcoin, loại tiền kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên trên thế giới, đã trở thành tiêu đề trong hơn một thập kỷ nay. Bitcoin với cấu trúc chuỗi khối phi tập trung, tài sản này đã được quảng cáo là một công nghệ mang tính cách mạng có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về tiền, tài sản và các giao dịch tài chính.
Blockchain Bitcoin
Đối với độc giả lần đầu biết về Bitcoin, điều quan trọng là phải hiểu các nguyên tắc cơ bản của Bitcoin và công nghệ cơ bản của chuỗi khối. Chuỗi khối Bitcoin (blockchain Bitcoin) là một sổ cái kỹ thuật số ghi lại mọi giao dịch Bitcoin. Mỗi khối (block) trong Blockchain chứa một bản ghi của nhiều giao dịch và sau khi được thêm vào Blockchain, một block không thể thay đổi được. Điều này tạo ra một bản ghi vĩnh viễn, chống giả mạo cho mọi giao dịch Bitcoin.
Bởi vì Blockchain được phân cấp, không có thực thể đơn lẻ nào có quyền kiểm soát nó. Thay vào đó, Blockchain được duy trì bởi một mạng lưới máy tính được gọi là các node, cộng tác để xác thực và ghi lại các giao dịch. Tóm lại, Bitcoin là một cuộc cách mạng vì nó loại bỏ sự cần thiết của một cơ quan tập trung để giám sát các giao dịch tài chính.
Bitcoin & chiến tranh hạt nhân
Giả thuyết trong bài viết này là trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, điều gì sẽ xảy ra với Bitcoin và blockchain? Đáp án cho câu hỏi này cần được xác định bởi các chi tiết cụ thể của sự kiện. Nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra ở một khu vực địa lý cụ thể, có thể các node trong khu vực đó sẽ bị phá hủy, khiến blockchain khó tiếp tục hoạt động ở khu vực đó.
Xác định phạm vi chiến tranh hạt nhân là điều quan trọng
Phạm vi của một cuộc tấn công hạt nhân có thể rất khác nhau tùy thuộc vào tình huống và kế hoạch của kẻ tấn công. Trong một số trường hợp, chiến thuật sử dụng vũ khí hạt nhân có thể được dùng để nhắm mục tiêu vào các khu vực hoặc thành phố cụ thể với mục đích tàn phá. Kiểu tấn công này thường bị giới hạn trong phạm vi, vì nó chỉ ảnh hưởng đến những khu vực được nhắm mục tiêu trực tiếp. Tuy nhiên, khu vực chiến tranh vẫn có thể có tác động đáng kể đến khu vực lân cận và hơn thế nữa.
Trong các trường hợp khác, một cuộc tấn công sử dụng EMP (bom xung điện từ) có thể được sử dụng để gây ra sự hủy diệt trên diện rộng trên một khu vực rộng lớn hơn nhiều. Kiểu tấn công này liên quan đến việc kích nổ một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân ở độ cao lớn nhằm tạo ra một xung điện từ. Từ đó, các thiết bị điện tử bị phá hủy trên một khu vực rộng lớn. Kiểu tấn công này có thể gây ra hậu quả sâu rộng và có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia hoặc khu vực nếu không được ngăn chặn đúng cách.
Mặc dù, phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang trong trạng thái hòa bình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia e ngại tác động từ chiến tranh ở một vài quốc gia như Nga – Ukraina có thể thúc đẩy Nga sử dụng kho vũ khí hạt nhân. Trong quá khứ, sự kiện thả bom nguyên tử tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản là một hồi ức đáng buồn.
Chiến tranh toàn diện
Hậu quả không mong đợi có thể diễn ra là chiến tranh toàn diện. Đây là một khả năng khác khi cả hai bên cạn kiệt kho dự trữ vũ khí hạt nhân và hầu hết các mục tiêu chính và phụ trong các quốc gia không trung lập đều bị phá hủy. Điều này rõ ràng sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc cho tất cả các bên liên quan và có thể dẫn đến sự tàn phá lâu dài trong nhiều năm tới.
Hậu quả tàn khốc từ chiến tranh hạt nhân
Ảnh hưởng của các vụ EMP rất sâu rộng và có thể gây ra những hậu quả tàn khốc đối với thiết bị điện tử. Khi một quả bom hạt nhân được kích nổ, nó sẽ giải phóng EMP có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho bất kỳ thứ gì được kết nối với lưới điện. Điều này bao gồm máy tính, tivi, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác.
EMP cũng sẽ ảnh hưởng đến các chất bán dẫn như CPU và SSD, là những thành phần thiết yếu trong nhiều thiết bị điện tử. Thiết bị Surge protector hay SPD (bộ phòng sét lan truyền) có thể không đủ khả năng bảo vệ đầy đủ chống lại EMP. Vì vậy, bất kỳ thiết bị nào được kết nối với lưới điện đều có khả năng bị phá hủy.
Tác động của một cuộc tấn công EMP không chỉ giới hạn ở một khu vực; nếu nhiều quả bom hạt nhân được kích nổ trên không tại các điểm chiến lược xung quanh một lục địa, thì toàn bộ lục địa có thể bị ảnh hưởng bởi EMP.
Điều này sẽ gây hậu quả thảm khốc cho bất kỳ thiết bị điện tử nào trong khu vực, khiến chúng hoàn toàn vô dụng. May mắn thay, con người không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi EMP. Nhưng họ vẫn sẽ phải chịu những tác động gián tiếp do thiết bị điện tử của họ bị phá hủy hoặc ảnh hưởng sức khỏe.
Ảnh hưởng của các vụ nổ hạt nhân
Việc phá hủy phần cứng khai thác có thể gây ra hậu quả tai hại cho Bitcoin. Nếu một lượng lớn phần cứng khai thác bị phá hủy, trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một vụ nổ hạt nhân hoặc EMP, độ khó khai thác có thể bị kẹt ở mức quá cao trong một khoảng thời gian dài. Điều này sẽ ngăn các thợ mỏ khai thác các block và xử lý giao dịch. Điều này có thể gây gián đoạn mạng nghiêm trọng và thiệt hại kinh tế đáng kể.
Trong trường hợp này, giải pháp chính xác là hard fork với độ khó thấp hơn. Điều này sẽ cho phép những người khai thác có phần cứng yếu hơn tiếp tục khai thác các Block và đảm bảo rằng các giao dịch vẫn được xử lý. Trên thực tế, một hard fork có thể cần thiết để giữ cho Bitcoin hoạt động trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều năm sau một cuộc tấn công hạt nhân nghiêm trọng.
Phần thưởng khối có thể cần điều chỉnh để tạo động lực cho thợ đào
Cũng có thể cần phải điều chỉnh phần thưởng khối để những người khai thác tiếp tục được khuyến khích khai thác ngay cả khi lợi nhuận của họ bị giảm do độ khó thấp hơn. Điều này cho phép mạng duy trì hoạt động và tránh những gián đoạn lớn do phá hủy phần cứng khai thác.
Tuy nhiên, Blockchain vẫn sẽ tiếp tục hoạt động miễn là có các node ở các nơi khác trên thế giới vẫn hoạt động. Hơn thế, điều này có thể giúp dữ liệu quan trọng của một khu vực bị tàn phá vẫn được lưu trữ trên chuỗi.
Bitcoin hậu chiến tranh hạt nhân
Trong một thế giới hậu chiến tranh hạt nhân, Bitcoin sẽ không còn nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu. Với tình trạng thiếu thiết bị trên toàn cầu và sự gián đoạn về giao thông vận tải, việc khai thác được nhiên liệu hóa thạch và tài nguyên sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, khiến việc cung cấp năng lượng cho bất kỳ thiết bị gì cũng trở nên đắt đỏ.
Điều này có nghĩa là chỉ một số ngành mới được ưu tiên sử dụng năng lượng, chẳng hạn như sản xuất lương thực và vật tư y tế. Mối quan tâm chính trong tình huống này là đảm bảo các nhu yếu phẩm cơ bản để tồn tại hơn là đảm bảo mạng Bitcoin.
Việc thiếu các nguồn năng lượng cần thiết do hậu quả từ chiến tranh hạt nhân hoặc các yếu tố môi trường khác cũng có thể gây khó khăn cho việc sử dụng Bitcoin ngay cả khi mọi người muốn. Các nguồn năng lượng mặt trời có thể trở nên vô dụng do phóng xạ bị nén vào không khí, nghĩa là phải sử dụng các dạng năng lượng khác để thay thế. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm tài nguyên thậm chí còn tồi tệ hơn, vì các dạng năng lượng thay thế này có thể không sẵn có hoặc giá cả đắt đỏ trong một thế giới hậu chiến tranh hạt nhân.
Bitcoin là người chiến thắng cuối cùng
Phân cấp là rất quan trọng đối với sự tồn tại của Blockchain trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Bởi vì Blockchain được phân phối trên một mạng lưới lớn các node, nên nó có khả năng chống lại sự tấn công hoặc phá hoại nghiêm trọng hơn nhiều so với một hệ thống tập trung.
Trên thực tế, bản chất phi tập trung của Blockchain làm cho nó tương tự như một hệ thống phân tán, trong đó lỗi của một node không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Một yếu tố khác cần xem xét là các giao dịch Blockchain được ghi lại ở nhiều vị trí, điều đó có nghĩa là nếu một vị trí bị phá hủy thì các giao dịch sẽ vẫn được ghi lại ở các vị trí khác. Đây là lý do tại sao Blockchain được coi là một bản ghi vĩnh viễn và chống giả mạo.
Tính năng này rất quan trọng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân vì nó đảm bảo rằng mọi giao dịch tài chính được thực hiện bằng Bitcoin đều được ghi lại ngay cả khi các node trong một khu vực địa lý cụ thể bị phá hủy.
Tuy nhiên, vì Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số nên nó không ở dạng vật chất. Điều này có nghĩa là nó miễn nhiễm với sự tàn phá vật lý do chiến tranh hạt nhân gây ra. Nó chỉ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng và truy cập internet. Nếu kết nối Internet bị mất ở một khu vực cụ thể, các node trong khu vực đó không còn có thể giao tiếp với phần còn lại của mạng và các giao dịch không thể được xử lý.
Kết luận
Blockchain vẫn sẽ hoạt động sau chiến tranh hạt nhân, miễn là có các node hoạt động và việc kết nối internet hoạt động ở các nơi khác trên thế giới. Do đó, Blockchain vẫn tiếp tục tồn tại và Bitcoin sẽ có thể được sử dụng như một loại tiền tệ. Một cuộc chiến tranh hạt nhân chắc chắn sẽ là thảm họa đối với thế giới, nhưng nó không có khả năng phá hủy hoàn toàn blockchain Bitcoin. Do tính chất phi tập trung của blockchain, cũng như thực tế rằng Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số, nên nó có khả năng chống lại sự phá hủy nghiêm trọng hơn là một hệ thống tập trung.
Mặc dù Blockchain có thể bị ảnh hưởng ở khu vực địa lý cụ thể nơi xảy ra chiến tranh hạt nhân, nhưng Blockchain sẽ tiếp tục hoạt động và Bitcoin sẽ tiếp tục được sử dụng như một loại tiền tệ miễn là vẫn còn các node và kết nối internet hoạt động ở các nơi khác trên thế giới.
Kết lại, Bitcoin có khả năng sống sót sau một cuộc chiến tranh hạt nhân, nhưng các ưu tiên và nhu cầu sử dụng tài nguyên thay thế có thể làm cạn kiệt Blockchain Bitcoin vì tất cả các tài nguyên mà nó cần lại khan hiếm và đắt đỏ.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.