Gần đây, các nhà phân tích Bitcoin bắt đầu nhắc nhiều đến cụm từ “supercycle”. Bạn đã biết SuperCycle nghĩa là gì?
SuperCycle nghĩa là gì?
SuperCycle là một khái niệm để gọi tên một chu kỳ tăng trưởng lớn mà không trải qua thời gian suy thoái. Bitcoin đang là tài sản được kỳ vọng sẽ bắt đầu chu kỳ này.
Bitcoin SuperCycle có nghĩa là sự tăng trưởng của Bitcoin sẽ không lặp lại chu trình giảm 80% trong 4 năm như đã từng.
Đang khi giá Bitcoin đã đạt hơn 1 tỷ VNĐ/BTC. Thì thị trường xuất hiện 2 động thái trái chiều.
- Những thế hệ đầu tư đã trải qua đợt suy giảm từ 2018 thì lo sợ một downtrend đang chờ trước mắt. Downtrend này có thể khiến Bitcoin giảm đến 80%.
- Những thế hệ đầu tư mới thì kỳ vọng một sự tăng trưởng khác không còn như quá khứ. Mà tiêu biểu là tăng trưởng SuperCycle.
Về “giá đỉnh” của SuperCycle thì có nhiều kỳ vọng khác nhau. Nhưng nhìn chung nằm trong khoảng 100,000 đô la đến 1,000,000 đô la.
Những lập luận hỗ trợ thuyết tăng trưởng SuperCycle?
Có 3 lập luận chính khiến thuyết tăng trưởng SuperCycle trở nên hữu lý.
Bitcoin Halving khiến nguồn cung khan hiếm
Bitcoin đã trải qua lần Bitcoin Halving thứ ba. Nghĩa là nguồn cung tiếp tục giảm một nửa mà trong khi nhu cầu mua Bitcoin thì tăng cao hơn bao giờ hết.
Với nhu cầu tăng cao như hiện nay. Khi sự tăng trưởng hiện tại kéo dài đến lần Halving năm 2024. Giá Bitcoin sẽ “không còn cơ hội để downtrend”.
Chỉ số Thermocap vẫn chưa đạt đỉnh
Không phải các nhà đầu tư quá FOMO nên mới nghĩ ra thuyết SuperCycle. Mà thuyết này cũng dựa trên số liệu khả quan. Như là Chỉ số Thermocap, HODL wave.
- Chỉ số Thermocap là kết quả của phép chia vốn hóa Bitcoin cho tổng số tiền mà các thợ mỏ đã nhận được, trong thời gian nhất định. Chỉ số Thermocap càng lớn, các thợ mỏ càng muốn bán BTC đi. Và bạn biết đấy, các mỏ đào Bitcoin luôn là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường.
- Với giá BTC trên 50,000 đô như hiện tại, nhưng Chỉ số Thermocap vẫn chưa đạt đến “vùng bán” của quá khứ. Với gia tốc này, Bitcoin phải đạt ít nhất hơn 100,000 đô trước khi Chỉ số Thermocap đạt đến vùng đỏ (như hình).
Cơ cấu nhà đầu tư Bitcoin năm 2021 đã khác rất nhiều
Điều này hẳn ai cũng thấy. Năm 2019 trở về trước, thị trường không có những cái tên như Paypal, Amazon, Apple, Tesla. Không có các quỹ lớn như Fidelity, Guggenheim, Tudor Investment, MicroStrategy…
Thị trường không còn là làn sóng FOMO của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ. Mà cuộc chơi giờ đã trưởng thành và vững chắc hơn rất nhiều. Mà trong đó, đại dịch COVID-19 như là “ngòi nổ” cho toàn bộ tiến trình.
Theo bạn, những lập luận trên có thuyết phục không? Hãy thảo luận trong nhóm Telegram của chúng tôi.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.