Rất nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực công mà chính phủ đang đối diện có thể được giải quyết với công nghệ Blockchain. Và dường như chúng ta cũng đã nhận ra điều đó, với kế hoạch gần đây nhất là xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ này vào thực tế.
Tuy nhiên, so với nhu cầu cấp thiết, và so với các quốc gia khác, chúng ta đang đi chậm và đi sau. Bài viết sẽ lý giải vì sao, việc áp dụng Blockchain trong lĩnh vực công sẽ là giải pháp cho rất nhiều vấn đề nan giải hiện nay.
Vấn đề nan giải trong lĩnh vực công hiện nay
Đầu tiên, chúng ta cần nhắc đến vấn đề lớn nhất. Hay có thể xem là vấn đề của nhiều vấn đề. Đó là tham nhũng trong lĩnh vực công. Sở dĩ gọi nó là vấn đề lớn vì nó ngăn trở toàn bộ sự phát triển của xã hội, kinh tế, môi trường.
Điều tệ hơn, tham nhũng gây xói mòn niềm tin của dân chúng vào chính phủ, dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Không thể phủ nhận những nổ lực của chính phủ để bài trừ tham nhũng. Nhưng trong hội thảo gần đây nhất vào 7/2021. TS Nguyễn Thái Học, phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết.
“5 năm qua, có hơn 87,000 đản viên bị xử lý kỷ luật. Trong đó, hơn 46,000 đảng viên liên quan đến suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống“. Ông Nhị Lê, nguyên phó tổng biên tập tạp chí Cộng Sản, đã phát biểu câu nói gây ấn tượng: “Chống tham nhũng chỉ một nửa thì còn tệ hơn cả không chống“.
Vì sao chúng ta không thể giải quyết triệt để, hoặc ít nhất giải quyết đáng kể vấn đề tham nhũng? Vì quyền lực tập trung vào một đối tượng bị suy thoái về đạo đức. Nếu phân tán quyền lực đó bằng sự giám sát của nhiều bên, và minh bạch thông tin dưới sự theo dõi của nhiều “con mắt”. Thì chắc chắn tham nhũng sẽ khó mà còn đất sống.
Nhưng công cụ nào để chúng ta làm được điều đó? Ở đây, chúng ta đang đề xuất giải pháp Blockchain.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn những vấn đề khác vẫn tồn đọng. Như là sự cồng kềnh trong thủ tục hành chính, người dân phải đi đi lại lại. Vấn đề làm giả giấy tờ, nhất là những giấy tờ quan trọng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Áp dụng Blockchain trong lĩnh vực công nghĩa là thay đổi điều gì?
Về cơ bản, Blockchain sẽ giúp chính phủ chuyển đổi từ lưu trữ dữ liệu tập trung sang lưu trữ dữ liệu phi tập trung. Sự thay đổi giúp giải quyết vấn đề cốt lõi. Đó là quyền tự thay đổi, tự quyết định, không thể còn trong “bóng tối” được nữa. Dữ liệu trên Blockchain sẽ hoạt động như một “nguồn sự thật” duy nhất.
(nếu bạn chưa hiểu Blockchain là gì? Và chưa hiểu ứng dụng nổi tiếng nhất của Blockchain là Bitcoin, thì nên đọc qua bài viết này)
Bước đầu tiên để Blockchain có thể được điều kiện cần để áp dụng. Đó là phải số hóa dữ liệu trước đã. Và hiện nay, chính phủ liên tục đốc thúc việc này diễn ra. Như chúng ta thấy, chính phủ đã chi rất nhiều tiền để làm lại căn cước công dân, dấu vân tay được lấy bằng máy, không còn bằng mực lăn tay như trước nữa.
Trở lại với vấn đề tham nhũng. Tại sao Blockchain có thể giúp giải quyết đáng kể?
- Tham nhũng thành công là bởi vì hệ thống thiếu sự minh bạch, và việc lưu trữ hồ sơ giấy tờ hoàn toàn có thể sửa đổi dễ dàng bởi người có trách nhiệm. Mô hình lưu trữ dạng Blockchain sẽ phân tán dữ liệu đó bởi nhiều bên xác thực. Đảm bảo những chi tiêu của chính phủ sẽ minh bạch hơn rất nhiều. Bất kỳ khoản thu chi lớn nhỏ nào cũng có thể truy lùng một cách đáng tin cậy. Do đó các giao dịch chuyển tiền không chính thức có thể được xác định ngay lập tức. Nhất là khi dữ liệu đã đồng bộ với hệ thống dữ liệu ngân hàng.
- Dĩ nhiên giải pháp này không hoàn hảo đến mức triệt để được tham nhũng. Vì tham nhũng vẫn là vấn đề mang tính “người”, thuộc phạm trù đạo đức. Nhưng so với cách giám sát và lưu trữ dữ liệu vừa kín vừa tập trung như hiện tại thì tham nhũng dễ dàng cả trong môi trường trực tuyến. Một báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới năm vừa qua cũng cho thấy điều đó.
Vì sao Blockchain giải quyết được những vấn đề lớn trong thủ tục hành chính?
Khi dữ liệu công dân đã được số hóa. Thì thực ra chỉ cần một phần mềm là mọi thủ tục hành chính đều có thể từ xa và tự động. Nhưng phần mềm này sẽ bị chất vấn rằng: Ai đảm bảo nó không bị sửa đổi? Người viết thuật toán để phần mềm đó vận hành liệu có tư lợi? Và phần mềm đó bị hack thì sao? Thế nên, lúc này Blockchain lại phát huy vai trò.
- Với Blockchain, dữ liệu được số hóa sẽ được chia sẻ cho nhiều tổ chức. Mỗi bên đều có một bản sao. Ví dụ: rất nhiều vụ mua bán đất đai “ảo” với giấy tờ giả. Một mảnh đất cùng lúc sở hữu bởi hơn một chủ. Đó là vì dữ liệu bị làm giả và sửa đổi. Khi nhiều bên có thẩm quyền (đóng vai trò một node) tham gia. Thì việc tự sửa đổi sẽ là điều không thể.
- Với Blockchain, sự dư thừa lưu trữ được giảm đáng kể. Vì như đã nói, “Blockchain lúc này sẽ nguồn sự thật duy nhất”. Nên không cần phải mỗi lần một cơ quan chính phủ muốn triển khai gì thì lại phải thu thập dữ liệu một lần nữa. Chỉ cần truy cập dữ liệu đã lưu trên Blockchain mà thôi.
- Với Blockchain, các bên có thẩm quyền có thể kiểm soát truy cập của một bên khác thông qua “chữ ký”. Tùy vào quyền hạn và trách nhiệm của các bên mà khả năng truy xuất dữ liệu sẽ khác nhau.
- Với Blockchain, thủ tục hành chính trở nên tiện lợi cho người dân. Với cơ chế giấy tờ hiện nay. Người dân phải tốn kém di chuyển để đến nơi làm thủ tục và ký một chữ ký tay. Và đôi khi giấy tờ bị thất lại. Nhưng điều này sẽ không cần thiết nữa. Người dân thậm chí có thể đăng ký kết hôn mà không cần “về quê”, và cũng không sợ mất CMND thì phải cất công đi làm và chờ đợi lâu.
- Với Blockchain, việc làm giả giấy tờ là điều không thể. Vì giá trị của giấy tờ không còn nằm trên chính tờ giấy đó nữa. Mà nằm ở dữ liệu đã được xác nhận bởi nhiều bên trên Blockchain. Một tờ giấy giả với “key” giả không thể nào đồng bộ được, và không thể nào được chấp nhận. Chỉ ngần này thôi, chúng ta đã có thể hình dung giảm thiểu biết bao nhiêu thiệt hại mà chính phủ phải chịu vì nạn giấy tờ giả.
Những tín hiệu đáng mừng từ chính phủ
Chính phủ đang rất cởi mở với công nghệ Blockchain. Nhưng kể từ khi công nghệ này trở thành một xu hướng mạnh mẽ cho đến nay. Chúng ta vẫn đang tiến rất chậm. Dầu vậy, kế hoạch 5 năm được thủ tướng công bố trong quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030“. Đã cho thấy chúng ta đã bắt đầu.
Hy vọng rằng, đến năm 2025-2030, tất cả những ví dụ trên thành hiện thực. Tham nhũng sẽ giảm đáng kể và lĩnh vực công trở nên nhanh chóng, minh bạch hơn.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.