Trong kế hoạch thành lập và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại TP.HCM, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, việc thử nghiệm gồm sàn giao dịch với tài sản, tiền mã hóa (tài sản số, tiền số) sẽ được thực hiện từ ngày 1-7-2026. Tuy nhiên, gần đây Bộ Tài Chính đã lên tiếng về kế hoạch này.
Vì nhiều lý do, Bộ Tài Chính không đồng tình với kế hoạch thí điểm giao dịch bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong TTTCQT. Sau đây là một vài ghi nhận từ BeInCrypto về sự việc này.
Xem thêm: Việt Nam sẽ thành lập, vận hành Trung tâm tài chính trong năm 2025
Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về thời gian thực hiện thí điểm sàn giao dịch tiền số
Theo VTV, Bộ Tài Chính đã góp ý vào hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam. Trong góp ý, Bộ Tài Chính cho rằng còn nhiều nội dung cần nghiên cứu trước khi ban hành chính sách.
Bộ Tài chính cho biết hiện nay Việt Nam chưa có quy định về tài sản số, tiền số. Trong khi đó, việc quản lý tài sản này sẽ phải theo quy trình phát hành, sở hữu, giao dịch, cấp phép cung cấp dịch vụ, bảo mật thông tin… để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.
“Do việc triển khai chính sách về tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trung tâm tài chính có nhiều nội dung cần nghiên cứu, liên quan đến nhiều bộ, ngành, có ảnh hưởng tác động đến đảm bảo an ninh tài chính, để đảm bảo khả thi, Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về thời gian thực hiện giao dịch bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa từ ngày 1.7.2026” Bộ Tài chính góp ý.
Như vậy, có khả năng đến giữa năm 2026, Việt Nam vẫn chưa có sàn giao dịch tiền số thí điểm đầu tiên. Khả năng này còn phụ thuộc vào quá trình hình thành quy định rõ ràng về tài sản số, tiền số.
Chuyên gia lý giải cơ sở phản bác của Bộ Tài Chính
Mới đây, báo Công Thương – Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương – đã có bài phỏng vấn tiến sĩ Vũ Văn Tính – Cố vấn Công ty Luật TNHH SALUS – người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Khi được hỏi về tính khả thi của việc thành lập sàn giao dịch tiền số tại Trung tâm tài chính ở Việt Nam, tiến sĩ Tính chỉ ra 4 yếu tố để đánh giá.
- Về yếu tố pháp lý: nếu muốn việc thành lập sàn giao dịch tiền số có tính khả thi thì trước hết Việt Nam cần sửa rất nhiều quy định pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, thanh toán theo hướng cho phép sử dụng tiền số (cryptocurrency) trong thanh toán.
- Yếu tố thị trường: Thực tế, ngày càng nhiều người hiểu biết về tiền điện tử và công nghệ blockchain, dẫn đến sự quan tâm và tham gia vào thị trường.
- Yếu tố kỹ thuật: Đó là phải xây dựng hệ thống giao dịch ổn định, bảo mật, và có khả năng mở rộng, Ngoài ra, hệ thống cần phải có khả năng tích hợp, hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử và tích hợp với các ví điện tử, ngân hàng, và hệ thống thanh toán.
- Yếu tố tài chính: Chủ đầu tư phải có đủ vốn để xây dựng, vận hành và quảng bá sàn giao dịch.
Khi được hỏi về việc Việt Nam có nên thành lập thành lập sàn giao dịch tiền số không, đặc biệt đặt trong bối cảnh phải đảm bảo về an ninh tài chính, tiến sĩ Tính trả lời rằng:
“Việc thành lập sàn giao dịch tiền số cũng đặt ra rất nhiều rủi ro và thách thức: Đó là rủi ro về an ninh tài chính, thách thức về hành lang pháp lý, về kỹ thuật và áp lực từ cộng đồng quốc tế. Theo đó, việc Bộ Tài chính “phản bác” thành lập sàn giao dịch tiền số là có cơ sở khi còn nhiều nội dung cần nghiên cứu trước khi ban hành chính sách.” – Tiến sĩ Tính cho biết.
Đăng ký chuyên mục Bản tin tại BeInCrypto để cập nhật các bài phân tích, tin tức mới nhất về thị trường tài chính nói chung và tiền tiền đử nói riêng nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.
