Trusted

Tội phạm tiền điện tử tăng 78% trong năm 2021

2 mins
Cập nhật bởi Yen Pham
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Có khoảng 10 tỷ USD giá trị tài sản tiền điện tử hiện đang nằm trong các địa chỉ ví bất hợp pháp chỉ trong tuần đầu của năm mới.
  • Sự trỗi dậy của tài chính phi tập trung (DeFi) như một lĩnh vực mới, cũng là lĩnh vựng mà có tội phạm bất hợp pháp ngày càng nở rộ
  • Nếu không tính kế hoạch PlusToken Ponzi trị giá hàng tỷ USD vào năm 2019, thì tỷ lệ giao dịch tiền điện tử liên quan đến tội phạm đang có xu hướng giảm dần.
  • promo

Tổng giá trị tài sản liên quan tới tội phạm tiền điện tử đã tăng gần gấp đôi trong năm 2021, với mức giá trị lên tới 14 tỷ USD, tăng 79% từ 7.8 tỷ USD vào năm 2020.

Theo báo cáo mới nhất từ ​​Chainalysis, đang có khoảng 10 tỷ USD giá trị tài sản tiền điện tử hiện đang nằm trong các địa chỉ ví bất hợp pháp chỉ trong tuần đầu của năm mới. Các địa chỉ ví bất hợp pháp là những ví liên quan tới các hoạt động tội phạm như trộm cắp tiền điện tử dưới dạng lừa đảo, ransomware và âm mưu Ponzi.

Nếu chỉ nhìn về mặt con số thì dường như nó là một con số rất to nhưng xét chung trong giá trị toàn bộ thị trường tiền điện tử thì các hoạt động bất hợp pháp chỉ chiếm 0.15% trong tổng số 15.8 nghìn tỷ USD tổng khối lượng giao dịch tiền điện tử vào năm ngoái. Tuy nhiên, con số giá trị tài sản của tội phạm tiền điện tử vẫn có thể tăng lên. Vẫn còn rất nhiều các địa chỉ ví có liên quan đến các giao dịch bất hợp pháp chưa được tìm thấy.

Chainalysis báo cáo rằng 0.34% giao dịch tiền điện tử vào năm 2020 có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp, sau đó con số này đã tăng lên 0.62%. Trừ một trường hợp ngoại lệ có giá trị rất lớn, dưới dạng kế hoạch PlusToken Ponzi trị giá hàng tỷ USD vào năm 2019, thì tỷ lệ giao dịch tiền điện tử liên quan đến tội phạm đang có xu hướng giảm dần.

Các vụ hack DeFi

Trong năm vừa qua khối lượng giao dịch trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DEFI) tăng 912% thì nó cũng là một lĩnh vực mới có hoạt động bất hợp pháp gia tăng mạnh mẽ. Trong năm 2020, tổng số tiền điện tử bị đánh cắp từ các nền tảng DeFi trị giá 162 triệu USD, chiếm 31% tổng số tiền bị đánh cắp trong năm. Con số đó tương ứng với mức tăng 335% so với năm 2019. Năm 2021, con số đó đã tăng đáng kinh ngạc 1,330% lên 2.3 tỷ USD.

Điểm lại các vụ hack DEFI đã xảy ra từ trước tới nay tại đây.

“Sự gia tăng tội phạm liên quan đến DeFi là một ví dụ cho thấy bọn tội phạm tiền điện tử thường khai thác, tìm sơ hở của các công nghệ mới”, Kim Grauer, trưởng nhóm nghiên cứu của Chainalysis chia với Reuters. “Khi DeFi bắt đầu phát triển trong năm nay, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn các giao thức DeFi được sử dụng để rửa tiền, cũng như các giao thức DeFi là nạn nhân thực sự của các tội ác như hack”.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

37c58b84a21f59fd4fd1cd91383114c2.jpg
Nicholas Pongratz
Nick là Giáo sư Kỹ năng Giao tiếp Bằng miệng và Chuyên gia Khoa học Dữ liệu ở Budapest, Hungary với bằng Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh. Anh ấy là một người đến sau tương đối với lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain, nhưng lại bị hấp dẫn bởi khả năng sử dụng kinh tế và chính trị tiềm năng của nó. Tốt nhất có thể mô tả anh ta là một người theo chủ nghĩa hoài nghi trung tả lạc quan. Nếu quý độc giả có điều muốn thảo luận, hãy liên hệ qua mailto:[email protected]
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ