Xem thêm

Bàn về cách mà công nghệ Blockchain có thể cứu Trái Đất khỏi biến đổi khí hậu

6 mins
Cập nhật bởi Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Việc cứu Trái đất sẽ không phải là một điều dễ dàng, nhưng chúng ta có thể đẩy nhanh tiến độ, bằng cách áp dụng công nghệ blockchain
  • promo

Luis Felipe Adaime cho biết: Việc cứu Trái đất sẽ không dễ dàng nhưng chúng ta có thể tăng tốc mọi thứ lên đáng kể bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.

Nhân loại đang đối mặt với thách thức tồn tại lớn nhất: Biến đổi khí hậu. Kể từ khi chúng ta xuất hiện trên hành tinh này, nguy cơ bị tuyệt chủng (và trong thời gian rất ngắn) chưa bao giờ cao như vậy. Chúng ta đang thải ra lượng khí thải nhà kính nhiều hơn gấp đôi so với năm 2008. Nếu tiếp tục với tốc độ này, các nhà khoa học nói rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 2.5 đến 3 độ C vào năm 2070 (50 năm nữa).

Nghe thì có vẻ ít, nhưng thực tế lại rất thảm khốc: Sự gia tăng nhiệt độ như này có nghĩa rằng: (a) tất cả các khu vực ven biển, chẳng hạn như Rio de Janeiro và New York, sẽ chìm xuống dưới nước; (b) khu vực nhiệt đới của thế giới, bao gồm Brazil, Châu Phi và Đông Nam Á, sẽ không thể ở được vì nhiệt độ có thể lên tới 65 độ ngay cả khi ở trong bóng râm; và (c) sản lượng lương thực của thế giới sẽ giảm từ 50% trở lên, khiến một nửa dân số nghèo nhất toàn cầu, tức 5 tỷ người, chết đói.

Xem thêm: Khai thác Bitcoin: Kenya cung cấp các nguồn năng lượng tái tạo cho các thợ đào

Sử dụng công nghệ để giải cứu

Có một trường phái tư tưởng mà Moss tham gia, tin rằng lượng khí thải sẽ giảm do những thay đổi công nghệ (như lái xe điện thay vì xe sử dụng động cơ đốt). Nhưng tiếc là điều này lại đang diễn ra với tốc độ hết sức chậm chạp

Do đó, chúng ta phải tăng cường sự nhanh nhạy thông qua việc giao dịch các khoản tín chỉ carbon. Đây là các chứng chỉ kỹ thuật số chứng minh rằng một công ty hoặc dự án môi trường đã loại bỏ hoặc tránh phát thải một tấn carbon.

Phát thải carbon là một tác nhân tiêu cực của nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch (một “tác dụng phụ” không lường trước được). Vì vậy, chúng không được định giá vào hệ thống ngoại trừ thông qua giao dịch tín chỉ carbon. Một công ty dầu khí có thể thải ra hàng triệu tấn carbon mỗi năm, nhưng trừ khi công ty này tham gia vào thị trường carbon, mua tín chỉ carbon, còn không thì họ sẽ không phải trả giá cho sự ô nhiễm đó. Thay vào đó, phần còn lại của chúng ta, là những con người phải trả giá thay cho họ: Cái giá không thể tránh khỏi của chất lượng không khí ngày càng kém và biến đổi khí hậu dần trải dài trên gần 8 tỷ người trên Trái đất.

Thị trường carbon đã mở rộng rất nhiều trong 3 năm qua. Điều này là do biến đổi khí hậu đã trở nên rõ ràng hơn đối với thế giới. Millennials – những người sinh sau năm 1980 – đã thay thế nhóm baby boomer (thế hệ thời bùng nổ dân số) trở thành nhóm nhân khẩu học quan trọng nhất trên thế giới. Hiện nay, Millennials đang bắt đầu yêu cầu các công ty phải bù đắp cho lượng khí thải carbon của họ.

Chúng tôi tin rằng có một quá trình đang diễn ra với mức độ gián đoạn rất cao thông qua việc sử dụng công nghệ để đẩy nhanh sự phát triển của thị trường carbon.

Xem thêm: Bitcoin và tác động môi trường của hệ sinh thái tiền điện tử là gì?

Tín chỉ carbon (Carbon credit)

Có rất nhiều cuộc thảo luận về “tính minh bạch” và “bảo mật” được đưa ra nói và áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau bằng việc sử dụng blockchain. Nhưng chính xác thì điều này có nghĩa là gì trong thực tế?

Về mặt lịch sử, lĩnh vực tín chỉ các-bon đã gặp phải các vấn đề về tính hợp pháp do một số trường hợp gian lận (rất hiếm). Vì tín chỉ carbon là một chứng chỉ kỹ thuật số, vô hình, một số dự án đã bán cùng một tài sản nhiều lần. Hoặc họ bán tín chỉ từ Brazil nhưng lại nói rằng họ đến từ Indonesia. Họ có thể đã bán các khoản tín chỉ năm 2012 và tuyên bố rằng đó là các khoản tín chỉ năm 2015. Hoặc họ đã “hủy bỏ” các khoản tín chỉ sau khi thanh toán bù trừ (clearing) và không ghi lại khoản đó trong sổ đăng ký tín chỉ toàn cầu. Hoặc họ đã bán mười khoản tín chỉ nên được “hủy bỏ” hoặc loại bỏ, và chỉ hủy một khoản. Thật không may, điều này đã khiến ngành công nghiệp này trở nên tồi tệ.

Ngay cả ngày nay, trên các trang web của các công ty thanh toán bù trừ ((clearing company)) không sử dụng blockchain, độ tin cậy của việc thanh toán bù trừ không cao. Và, quá trình này rất dễ bị gian lận. Người dùng tính toán lượng khí thải carbon, mua tín chỉ, được tính số tiền trên thẻ tín chỉ và nhận tệp pdf hoặc xác nhận giao dịch qua email.

Nhưng có gì đảm bảo rằng tín chỉ đã thực sự được bán, mà không chỉ bị tính phí và không làm gì cả? Hay họ đã rút lại khoản tín chỉ đó? Hoặc thậm chí liệu giao dịch đã được nhập vào sổ đăng ký tín chỉ toàn cầu để không bị “tính hai lần?”

Xem thêm: Các công ty khai thác Bitcoin đang quan tâm đến trung hòa carbon

Giải pháp chuỗi khối

Việc áp dụng blockchain sẽ có thể giải quyết tất cả những vấn đề ở trên. Cụ thể, sau khi giao dịch hoàn tất, giao dịch sẽ được ghi có vĩnh viễn, theo cách an toàn 100%, trên các mạng tiền điện tử, một cách công khai và dễ dàng truy cập.

Các giao dịch trên chuỗi khối cũng tránh được tình trạng bị “tính hai lần” hoặc “chi tiêu gấp đôi”. Theo đó, một giao dịch được ghi lại trên blockchain không cho phép một bản ghi khác của cùng một giao dịch. Dữ liệu được kiểm tra theo thời gian thực với hồ sơ tín chỉ toàn cầu nên không có gian lận.

Chúng ta có thể thành công mang lại sự đột phá về công nghệ và hiệu quả hơn cho lĩnh vực môi trường toàn cầu. Việc bù trừ các-bon cần phải loại bỏ quy trình thủ công. Nó cần phải thông qua API và phần mềm (SAAS) và với dữ liệu được số hóa và ghi lại trên blockchain. Nếu được như vậy, chúng ta có thể tăng khả năng tránh được một kịch bản biến đổi khí hậu thảm khốc. Tóm lại, chúng ta cần chung tay hợp tác để hành tinh này vẫn là ngôi nhà cho các thế hệ tương lai có thể sinh sống được.

Xem thêm: Blockchain là gì? Những ứng dụng của blockchain trong đời sống

Thông tin về các Tác giả

Luis Adaime là Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Moss. Luis đã làm việc từ năm 2012 đến năm 2019 với tư cách là người quản lý danh mục đầu tư và đối tác cho các quỹ dài hạn chỉ có ở Latam Equities tại Newfoundland Capital Management. Trước đây, ông là Giám đốc điều hành của York Capital Management, làm Giám đốc danh mục đầu tư cho các khoản đầu tư của công ty ở Mỹ Latinh. Trước khi đến York, Luis là Đối tác tại BRZ, một quỹ đầu cơ của Brazil, làm việc với tư cách là Nhà phân tích hàng hóa và Quản lý danh mục đầu tư cho cả quỹ giá trị và quỹ dài/ngắn hạn của họ. Luis bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là Nhân viên nghiên cứu các tổ chức tài chính Mỹ Latinh tại Credit Suisse và sau đó chuyển đến bàn giám đốc độc quyền của ngân hàng ở São Paulo. Luis có bằng B.Sc. về Khoa học Quản lý và Kỹ thuật với bằng phụ ngành Kinh tế tại Đại học Stanford và tốt nghiệp loại xuất sắc tại Học viện Phillips, Andover. Ông là người gốc Brazil và thông thạo tiếng Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

450e66172395fbbefc7f3cdee1d1384a.png
Luis Adaime , Co-Founder, CEO
Luis worked from 2012 to 2019 as the portfolio manager and partner for Latam equities long only funds at Newfoundland Capital Management. While at Newfoundland, Luis created the largest Latam ex-Brazil fund in the region for US and Canada endowments and pension funds, and the largest local equities fund in Argentina. Previously, he was a Managing Director of York Capital Management, working as a Portfolio Manager for the firm’s investments in Latin America. Prior to York, Luis was a Partner...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ