Stefan Thomas, cựu giám đốc điều hành Ripple Labs, gần như chắc chắn đã mất trắng 7.002 bitcoin. Khối tài sản kỹ thuật số này trị giá hơn 220 triệu USD.
Một trường hợp khác, lập trình viên sống ở San Francisco thức trắng đêm suy nghĩ về tài sản của mình. Mặc dù số token XRP mà anh ta sở hữu là món quà được tặng vào năm 2012 khi lúc đó nó rất rẻ.
Một vấn đề đau đầu
Lúc trước, chúng ta hay được ba mẹ mình nhắc nhở: “Hãy giữ một ghi phép của các tài liệu!”. Nhưng ít người lại quan tâm đến lời nhắc nhở này, điển hình là Stefan.
Ông Stefan Thomas, người có khóa cá nhân của ví chứa Bitcoin bị khóa trong ổ cứng IronKey. Như The New York Times đề cập, ông không may quên mất mật khẩu.
Ổ đĩa cứng IronKey đặc biệt được bảo vệ bằng mật khẩu và tự động khóa tài khoản sau mười lần sai. Mã hóa dữ liệu được lưu giữ bên trong mãi mãi.
Ông Thomas đã sử dụng tám lần thử (với những mật khẩu ông hay dùng đến). Tiếc thay, cả tám lần đều sai và chỉ còn lại hai lần thử.
Thói quen “não cá vàng” cũng lập lại với một lập trình viên hiện đang sống ở California. Khi anh ấy đã đánh mất mảnh giấy viết mật khẩu của mình.
Trong khi anh ta là dân công nghệ chuyên nghiệp. Kiến thức mà anh ta sở hữu đáng giá hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, sự thiếu sót trên là một sai lầm nghiêm trọng.
Anh ấy nói rằng mình đang ấp ủ một kế hoạch sẽ dịch chuyển Bitcoin của mình để kiếm lời. Nhưng thật đáng thất vọng khi anh ấy nhận ra nó sẽ không hoạt động.
Trải nghiệm này đã đi ngược với ý tưởng về việc con người trở thành ngân hàng của chính họ. Cũng như tầm nhìn “ban đầu” trong whitepaper đầu tiên của Satoshi Nakamoto. Sau sự cố trên, Thomas chia sẻ:
“Toàn bộ ý tưởng về việc trở thành ngân hàng của riêng bạn. Nếu hiểu theo một cách khác, liệu bạn thể có tự làm ra đôi giày của mình không?”
“Lý do chúng ta có ngân hàng vì không muốn giải quyết tất cả những việc mà các ngân hàng phải làm.”
Các bên giám sát Bitcoin thay thế
Tuy nhiên, vẫn còn một số giải pháp phổ biến khác. Một số người thuê những người giám sát được bảo hiểm như BitGo.
Những người khác đặt khóa cá nhân của họ trong các thư mục ghi nhớ. Họ lưu khắp các hộp tiền gửi an toàn, lan rộng hơn nữa trên toàn bộ quốc gia. Ví dụ: cặp song sinh nhà Winklevoss đã làm và là mô tả nổi tiếng trong cuốn sách Tỷ phú Bitcoin.
Tuy nhiên, một số lượng lớn những người sở hữu Bitcoin sẽ truy cập bằng mật khẩu dựa vào các sàn. Nhưng rủi ro xảy ra, sàn giao dịch có nguy cơ bị hack, nổi tiếng nhất là Mt.Gox.
Vì vậy, việc ngăn chặn một số loại máy tính lượng tử tương lai. Như là ví lưu trữ lạnh ngoại tuyến gần như không thể bị hack.
Câu chuyện thường gặp về Bitcoin
Dĩ nhiên, Stefan Thomas chỉ là một trong số nhiều trường hợp tương tự.
Người ta tin rằng 20% bitcoin tồn tại ngày nay là không thể truy cập được. Các khóa riêng tư đã bị mất vĩnh viễn hoặc chúng nằm trong ví chưa bao giờ được hoạt động. Và trên thực tế, các ví đó có thể thuộc về chính Satoshi Nakamoto .
Một trường hợp tương tự khác là của Gabriel Abed, một doanh nhân đến từ Barbados. Ông Abed đã mất khoảng 800 Bitcoin. Khi một đồng nghiệp khởi chạy lại một máy tính chứa khóa riêng của ông.
May mắn cho anh ta, đó chỉ là một phần nhỏ của số bitcoin anh ta sở hữu. Gần đây, anh ta đã mua một bất động sản trị giá 25 triệu USD.
Nhưng trong cái xui ló cái khôn, Thomas thừa nhận mình không quá thất vọng. Bởi vì, anh ta đã giữ đủ Bitcoin và nó mang lại khoản tiền vượt kỳ vọng trong đợt tăng giá.
Hiện anh đang điều hành công ty khởi nghiệp Coil. Công ty này đang làm việc với Quỹ Bill và Melinda Gates.
Đối với ổ cứng IronKey, nó được khóa trong một cơ sở an toàn. Đương nhiên, Thomas sẽ không tiết lộ nó ở đâu.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.