Sau khi Voyager phá sản, CEO của công ty bị phát hiện từng bán 30 triệu USD cổ phiếu. Một vài bằng chứng cho rằng Steven Ehrlich gián tiếp khiến Voyager phá sản.
CEO Voyager, Steven Ehrlich chốt lời trước khi cổ phiếu công ty giảm 69%
Theo nguồn tin từ CNBC, Giám đốc điều hành Voyager, Steven Ehrlich đã bán 30 triệu USD từ cổ phiếu công ty vào tháng 2 đến tháng 4 năm 2021. Thông qua thanh lý cổ phiếu, Ehrlich chốt lời hàng triệu USD. Vào tháng 3/2021, cổ phiếu của Voyager đang ở mức 26 USD, tăng 37 lần so với tháng 10/2020. Thời điểm đó, mã cổ phiếu VYGR, khi Voyager sáp nhập ngược với công ty UC Resources Ltd., cũng tăng mạnh. Sư gia tăng nhanh chóng trùng với thời điểm thị trường tiền điện tử đột phá.
Dĩ nhiên, các hoạt động thanh lý đã được Ehrlich gửi báo cáo lên cơ quan chứng khoán. Trong đó, ông đã có 11 lệnh thanh lý cổ phiếu và ba giao dịch lớn nhất trị giá gần 19 triệu USD. Tuy nhiên, hậu quả đã đến sớm khi giá cổ phiếu Voyager giảm 41% sau ba tuần từ đợt thanh lý cuối cùng. Thậm chí, mã cổ phiếu tiếp tục giảm đến 69% vào tháng 11/2021.
Lỗi có thuộc về Steven Ehrlich?
Trong bối cảnh nhiều người đặt sự chú ý vào Voyager khi công ty tuyên bố phá sản theo chương 11. Trong đó, tình tiết Giám đốc điều hành của một công ty chốt lới trước khi phá sản trở thành tâm điểm. Tuy nhiên, quý độc giả hãy cùng BeinCrypto xem xét vài yếu tốt để xem xét mối liên quan giữa hai sự việc.
Đầu tiên, thanh lý cổ phần của Steven Ehrlich trước 15 tháng so với thời điểm Voyager Digital nộp đơn xin phá sản vào tháng 7/2022. Vào thời điểm Ehrlich quyết định thanh lý, thị trường tiền điện tử đang ở giai đoạn tăng giá. Lúc bấy giờ, Terra hay Luna vẫn là những tài sản kỹ thuật số tiềm năng. Do đó, nghi vấn Steven Ehrlich thanh lý cổ phần để dự đoán về phá sản không thật sự khả quan. Lý giải hợp lý là cổ phiếu tăng và kinh nghiệm của một người nắm giữ là chối lời.
Thứ hai, giá cổ phiếu Voyager đã đạt mức ATH một tuần sau đợt bán cuối của Ehrlich. Điều này thể hiện, sức mua khá lớn cùng với sự quan tâm từ thị trường với Voyager. Song, động thái một cổ đông bán tháo sẽ khó tránh tâm lý bất an từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Hệ quả phá sản có được dự đoán trước?
Kế tiếp, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn có lẽ đã được dự đoán trước khi hội đồng cổ đông đã bán 69 tỷ USD vào năm ngoái. Mức bán nội bộ tăng 30% so với năm 2020 và tăng 79% so với mức trung bình mười năm.
Mặc khác, Voyager không chuẩn chỉnh trong cơ cấu bảo vệ nhà đầu tư. Khi nộp đơn phá sản, công ty thông báo tiền gửi của nhà đầu tư được bảo hộ bởi cơ quan quản lý bảo hiểm. Nhưng sau đó, Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) tuyên bố: “Bảo hiểm tiền gửi sẽ không áp dụng trong trường hợp xảy ra sự cố của một tổ chức không phải là ngân hàng, chẳng hạn như một công ty tiền điện tử. “
Nhìn chung, Voyager đã không đảm bảo vấn đề quản trị rủi ro đầu tư và cơ cấu bảo vệ nhà đầu tư. Hơn thế, rủi ro phát sinh là đặc trưng trong ngành tài chính đã khiến Voyager lộ ra nhiều lỗ hổng tổ chức. Do đó, hậu quả là Voyager phá sản là điều hợp lý thay vì đến từ một cá nhân riêng lẻ.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.