Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) đã tăng trưởng nhanh chóng trong những tuần gần đây, và đang đạt đến ngưỡng kháng cự dài hạn. Có thể nói, phần lớn xu hướng tiếp theo của cả thị trường, bao gồm tài chính truyền thống lẫn của Bitcoin và tiền điện tử, đều phụ thuộc vào các chuyển động tiếp theo của DXY.
Theo đó, Chỉ số Đô la Mỹ tăng thường là tín hiệu của sự không chắc chắn và sợ hãi trên thị trường tài chính. Hơn nữa, DXY có mối tương quan tiêu cực trong dài hạn với giá Bitcoin và thị trường tiền điện tử.
Các báo cáo hàng quý được công bố mới nhất từ các công ty lớn của Hoa Kỳ có kết quả thấp hơn kỳ vọng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về tình hình toàn cầu bất ổn với cuộc chiến ở Ukraine và mối đe dọa đang diễn ra của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Lạm phát gia tăng ở các nước phương Tây và lãi suất tăng là những yếu tố bổ sung báo hiệu nguy cơ suy thoái.
Tất cả những điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho tiền mặt thanh khoản, vì vậy việc DXY tăng là điều không có gì ngạc nhiên. Vậy DXY sẽ tăng đến khi nào? Liệu mức kháng cự dài hạn mà đồng đô la đang phải đối mặt có chấm dứt đà tăng này và kích hoạt sự phục hồi trên thị trường tài chính?
Xem thêm: Dựa vào mối tương quan với DXY, phân tích kỹ thuật cho thấy khả năng BTC phục hồi ngắn hạn
DXY đối mặt với ngưỡng kháng cự dài hạn
Vào ngày 29 tháng 4, Chỉ số Đô la Mỹ đã đạt đến vùng kháng cự dài hạn (hình chữ nhật màu đỏ), ghi nhận mức đỉnh ngay dưới mức 104. Trong biểu đồ hàng tuần, chúng ta có thể thấy rằng khu vực này đã có từ đầu năm 2016 – 2017 và đã được xác nhận lại vào tháng 3 năm 2020.
Vào tháng 1 năm 2021, DXY chạm đáy ở mức 82. Sau đó chỉ số này đã tích lũy trong 5 tháng để bắt đầu tăng 16.5% vào tháng 5 năm 2021 và tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Trong khi đó, đồng đô la đã cố gắng vượt qua và xác nhận là hỗ trợ của hai mức kháng cự quan trọng. Điểm đầu tiên ở 94.5 (vạch đỏ) và thứ hai gần 98 (vạch vàng).
Các chỉ báo kỹ thuật hàng tuần đang đưa ra các chỉ số rất lạc quan. Nhưng đồng thời cũng báo hiệu mức quá mua đang đến gần. Chỉ số RSI ở mức 78.5 (đường màu xanh lá cây) – mức cao mà DXY ghi nhận lần cuối vào tháng 3 năm 2015. Chỉ báo MACD đang tạo ra các thanh màu xanh lục liên tiếp của đà tăng và biểu đồ của nó cũng đang tăng.
Trong khi đó, BBWP, một thước đo độ biến động, đã tạo ra chỉ số tối đa đầu tiên là 100% (mũi tên) kể từ tháng 8 năm 2020 và lần thứ hai là màu đỏ sau 7 năm. Điều này có nghĩa là xung lượng tăng đã đạt đỉnh và dự kiến sẽ có một khoảng thời gian giảm nhiệt.
Xem thêm: Sức mạnh USD (DXY) lập mức cao mới 2022, đà tăng của Bitcoin gặp khó
DXY có thể điều chỉnh
Biểu đồ hàng ngày cho thấy sự quá mua (overbought) rõ ràng hơn. Tại đây, chúng ta có thể thấy RSI trên 80 và các tín hiệu cực đoan từ BBWP. DXY đã phản ứng với việc chạm ngưỡng kháng cự vào ngày hôm qua với một mức giảm nhẹ.
Một sự phân kỳ giảm nhẹ xuất hiện trên chỉ báo MACD (đường màu đỏ). Mặt khác, chỉ báo RSI mặc dù rõ ràng là đang ở vùng quá mua, vẫn chưa đưa ra bất kỳ tín hiệu giảm nào trong khoảng thời gian hàng ngày. Tuy nhiên, nếu mức kháng cự dài hạn không bị phá vỡ, chúng ta có thể mong đợi một sự điều chỉnh về mức thoái lui Fib 0.5-0.618 và xác nhận vùng 95-97 là hỗ trợ.
Nhà phân tích thị trường tiền điện tử @TheRealPlanC đã tweet một biểu đồ của DXY. Trong đó, ông đánh dấu các chỉ số cao trên RSI. Đồng thời, @TheRealPlanC cũng bị thu hút bởi chuyển động của Dải Bollinger Band. Trên đó, dải trên DXY đã đóng trong vài ngày. Đây là một tín hiệu lạc quan về một xu hướng tăng mạnh, nhưng nhà phân tích nhận xét rằng “sự quay trở lại trái đất (ý chỉ sự giảm xuống) sẽ đến vào một thời điểm nào đó.”
Tương quan của DXY với BTC và thị trường Altcoin
DXY có mối tương quan tỷ lệ nghịch và dài hạn với giá BTC. Khi chỉ số đô la tăng, giá Bitcoin giảm và ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào mối tương quan này cũng thể hiện mạnh mẽ trong mọi khung thời gian. Biểu đồ hàng tháng cho thấy mối quan hệ rõ ràng hơn cả.
Nếu thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của DXY kết thúc khi nó đạt đến ngưỡng kháng cự tại khu vực 104. Và đây có thể là một tín hiệu tăng giá cho Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung. Tuy nhiên, mặt khác, nếu DXY vượt qua ngưỡng kháng cự, thì BTC có thể tiếp tục giảm và lao vào thị trường gấu dài hạn.
Một lập luận bổ sung cho kịch bản đầu tiên được cung cấp bởi một nhà phân tích thị trường tiền điện tử khác @BTCfuel. Trong một tweet ngày hôm qua, anh ấy đã so sánh biểu đồ DXY đảo ngược khá giống với hành động giá lịch sử trong biểu đồ Altcoin từ 2018-2021.
Cụ thể, biểu đồ DXY đảo ngược đang ở mức hỗ trợ dài hạn và đang trong quá trình xác nhận sự bứt phá từ mô hình nêm giảm dần. Một tình huống tương tự cũng xảy ra trong biểu đồ Altcoin vào cuối quý 1 – đầu quý 2 năm 2020.
Nếu tình huống này diễn ra tương tự đối với DXY đảo ngược, chúng ta có thể mong đợi một động thái đi lên của Altcoin. Đổi lại, điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm mạnh về giá trị của chỉ số đô la Mỹ và giả thuyết sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong thị trường tiền điện tử và truyền thống.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.