Trusted

Chúng ta đang ở đâu trong kỷ nguyên của Web 3.0

5 mins
Cập nhật bởi Yen Pham
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Chúng ta đang ở thời kỳ đầu của kỷ nguyên Web 3.0
  • Với bất kỳ đổi mới công nghệ nào, sự khởi đầu luôn gặp phải những khó khăn do thiếu thốn cơ sở hạ tầng
  • Với sự tham gia của nhiều người hơn, việc tìm kiếm giải pháp càng trở nên dễ dàng hơn.
  • promo

Chúng ta đang dần bước vào kỷ nguyên của Web 3.0. Cộng đồng đang mong muốn nhìn thấy một thế giới mà các trung tâm máy chủ trở nên cổ lỗ sĩ và quyền kiểm soát các tài sản vô hình có giá trị cao thuộc về chính người tạo ra tài sản đó.

Để tầm nhìn này trở thành hiện thực, các mô hình cơ bản của Internet cần phải được thay đổi. Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống Internet nói riêng mà nó còn tác động tới toàn bộ nền kinh tế đang phụ thuộc vào Internet.

Tốc độ phát triển của Web 2.0 thật phi thường, tăng trưởng theo cấp số nhân. Và nó là một case study thú vị để dựa vào đó chúng ta có thể tiếp tục phát triển và bước sang kỷ nguyên của Web 3.0.

Bài học từ Web 2.0

Vào đầu những năm 1990, Internet đã bắt đầu du nhập vào đời sống của mọi người. Vào thời kỳ đó, email vẫn chưa có khả năng đính kèm các tệp tin hay hình ảnh như bây giờ.

Về cơ bản, vào thời gian đó người dùng chỉ có thể chia sẻ thông tin nhưng không có khả năng tương tác. Cách thức hoạt động này đã diễn ra trong một thời gian khá dài.

Lĩnh vực khoa học máy tính đã thu hút nhiều nhà khoa học và tăng tốc phát triển. Người dùng có thể làm được nhiều việc trực tuyến hơn. Điều này đã mở đường cho Web 2.0.

Mười năm trôi qua, và dot com trở thành chủ đề chính trong mọi câu chuyện. Các trang web trở nên tương tác hơn, các tòa soạn và phòng trò chuyện xuất hiện, email cuối cùng cũng có thể gửi đi các loại tệp đính kèm, giao diện người dùng đồ họa (GUI) trở nên trực quan hơn.

Netscape tung ra trình duyệt web với giao diện người dùng thân thiện và các công ty như Facebook bắt đầu nổi lên.

Trong thời gian ngắn, một lượng dữ liệu đáng kể đã được trao đổi hàng ngày. Đây là điều chưa bao giờ xảy ra trước đó.

Vào cuối thập kỷ này, điện thoại di động trở nên thông minh hơn và các ứng dụng bắt đầu xuất hiện. Nhiều người hiện sở hữu một chiếc điện thoại thông minh và một số công ty đã quyết định tận dụng điều này, biến những thiết bị này trở thành vua của Web 2.0.

Các công ty như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube, WordPress đang trong cuộc thập tự chinh để tạo ra các hiệu ứng mạng và tạo ra một đế chế độc quyền dữ liệu.

Mười năm sau, chúng ta đang ở đây, đang tìm kiếm một sự giải thoát khỏi các đế chế này và tạo ra một cuộc cách mạng web khác.

Vậy, bây giờ chúng ta đang ở đâu?

Có lẽ vẫn còn một khoảng thời gian rất dài nữa chúng ta mới thực sự có một quá trình chuyển đổi hoàn chỉnh sang kỷ nguyên của Web 3.0.

Chúng ta đã có các khung sườn layer 1 như Substrate, đơn giản hóa đáng kể việc khởi chạy chuỗi của riêng bạn. Ngoài ra còn có nhiều nền tảng hợp đồng thông minh như NEAR, Ethereum và những nền tảng khác để khởi chạy giao thức Web3 trong vài phút. Tuy nhiên, không gian còn thiếu ở nhiều lĩnh vực khác.

Một ví dụ về những thiếu sót này là trải nghiệm người dùng tồi tệ mà mọi người đang gặp phải do phí giao dịch cao trên một số nền tảng cơ sở hạ tầng blockchain.

Một ví dụ trong lĩnh vực ô tô

Để hiểu điều này tốt hơn, hãy xem xét một ví dụ trong lĩnh vực ô tô. Trước đây mọi người di chuyển chủ yếu trên lưng ngựa, nhưng ngày nay chúng ta đã có xe hơi.

Henry Ford có một tầm nhìn rất vĩ đại, nhưng khi đó gần như không có cơ sở hạ tầng nào hỗ trợ cho việc đi ô tô. Ngoài vấn đề về cơ sở hạ tầng, học lái ô tô cũng là một thách thức với người dùng tại thời điểm đó.

Mà khi đó, những chiếc xe hơi thậm chí còn chậm hơn và đắt hơn so với ngựa. Do đó, sở hữu một chiếc ô tô vào thời điểm đó dường như là một quyết định sai lầm hay phung phí.

Tuy nhiên, một khi cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, chúng ta đã xây dựng đường xá và quy tắc giao thông cho ô tô thì những chiếc ô tô đã trở thành một phần không thể thiết trong cuộc sống. Hơn nữa chúng ta đang dần chuyển sang ô tô không người lái. Với vấn đề ùn tắc giao thông đang tồn tại ở mọi thành phố trên khắp thế giới thì ý tưởng ô tô không người lái dường như lại là một ý tưởng tồi tệ nào đó. Nhưng biết đâu, tiếp tục nâng cấp cơ sợ hạ tầng hiện nay thì ô tô không người lái lại chính là sản phẩm thiết yếu của tương lai.

Chúng ta đang ở những ngày đầu của kỷ nguyên Web 3.0

Cũng tương tự như ví dụ về ô tô, Web 3.0 hiện đang ở những ngày đầu tiên với sự thiếu thốn của cơ sở hạ tầng. Các ứng dụng thiếu UI / UX cơ bản và người dùng cảm thấy rất khó điều hướng.

Nhưng cuối cùng, những vấn đề này đều có thể sẽ được giải quyết và chúng ta sẽ sống qua thời kỳ ngọt ngào của kỷ nguyên Web 3.0. Tuy nhiên, các vấn đề mới có thể sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ cần một phiên bản Web x.0 khác.

Các công nghệ phi tập trung đang bước đi những bước chậm chạp bởi hai yếu tố:

  • Thiếu các công cụ và khuôn khổ thân thiện với người dùng để xây dựng.
  • Tập trung vào việc xây dựng các công cụ chủ yếu dành cho người dùng tiền điện tử chứ không phải cho các đối tượng khác.

Sự ra đời của nền kinh tế sáng tạo

Nhiều dự án Web 3 này đang cố gắng chuyển sự chú ý khỏi DeFi và tìm cách áp dụng các công nghệ vào nền kinh tế sáng tạo.

Mặc dù tài chính có thể mang lại nguồn vốn cho Web 3.0, nhưng nền kinh tế sáng tạo ngày nay đang trên đà phát triển, với 50 triệu người tham gia tranh giành phần giá trị hơn 100 tỷ USD.

Web 2.0 khai sinh ra nền kinh tế chia sẻ. Web 3.0 sẽ thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo.

Web 3.0 xoay quanh các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ. Tại đây, các cá nhân có thể mã hóa các sản phẩm trí tuệ của họ và xác minh được quyền chủ sở hữu của mình với các sáng tạo đó mà không lo bị người khác đánh cắp. Với nền kinh tế sáng tạo, chúng ta đã thấy sự gia tăng giá trị của tài sản vô hình.

Việc chuyển đổi sang Web 3.0 và một thế giới công bằng hơn, nơi mọi người có thể tạo ra giá trị gia tăng từ sự sáng tạo của mình. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có một lượng lớn các nhà phát triển tham gia phát triển các ứng dụng Web3 và người dùng tham gia vào việc mã hóa các sản phẩm sáng tạo của họ.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

b54029cd56d5fba1a14f68ef3cda9682.png
Alex Shkor
Alex Shkor là đồng sáng lập DEIP. Anh là chuyên gia về kiến ​​trúc blockchain, mô hình nền kinh tế tiền điện tử và có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế các hệ thống phân tán. Anh đã từng giữ các vị trí lãnh đạo trong một số công ty khởi nghiệp và dịch vụ CNTT thành công.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ