Trusted

Công nghệ blockchain và tiền điện tử đang được đón nhận như thế nào trong năm 2020?

22 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Mức độ chấp nhận ví tiền điện tử tăng lên gấp 3 lần trong 3 năm qua
  • Với tốc độ tăng chóng mặt, DeFi cũng đang giúp thúc đẩy sự chấp nhận đối với tiền điện tử
  • Thế giới game sẽ có khả năng đóng vai trò như một cửa ngõ cho sự chấp nhận đối với tiền điện tử
  • promo

Chủ đề chấp nhận tiền điện tử luôn có một vị trí nhất định trong các cuộc thảo luận về mọi mặt trong ngành. Bởi vậy, chúng ta hãy cùng nói về về chủ đề thú vị này. BeInCrypto đã đi vào phân tích tất cả những câu chuyện và xu hướng về sự chấp nhận đáng chú ý nhất trong bài viết chuyên sâu này.
Kể từ khởi đầu khiêm tốn của mình, ngành công nghiệp tiền điện tử đã tập trung vào vấn đề chấp nhận đối với nó. Cho dù đó là các phương tiện thanh toán hoặc tài chính phi tập trung (DeFi), thì chấp nhận được tin tưởng rộng rãi sẽ là cú đẩy cuối cùng để cho lĩnh vực blockchain gia nhập vào dòng chảy chính thống. Trên phương diện này, tiến triển đạt được vẫn còn khá chậm, do các hệ thống tài chính đang tồn tại vẫn còn đang cố thủ khá vững chắc. Tuy nhiên, chậm nhưng mà chắc, thời gian đang thay đổi. Sau một năm 2018 đầy khó khăn và một năm 2019 đình đốn, năm nay đã cho thấy một vài hứa hẹn. Nhiều lĩnh vực trong ngành công nghiệp tiền điện tử rộng lớn đang nở rộ tiềm năng – và chấp nhận lại một lần nữa trở thành trọng điểm. Đại dịch Covid-19 cũng đã thúc đẩy sự chấp nhận đối với các công nghệ kỹ thuật số nói chung, điều mà sẽ tăng cường hơn nữa phi tập trung hóa trên mọi lĩnh vực. BeInCrypto đã quyết định tổng hợp một trong số những câu chuyện về chấp nhận hứa hẹn nhất của năm 2020 để đo lường vị trí mà chúng ta đang đứng với vai trò như là một ngành công nghiệp. Đây là những câu chuyện về sự đón nhận tiền điện tử đáng chú ý nhất cho đến nay của năm 2020.

Chi tiêu tiền điện tử

Sách trắng Bitcoin lần đầu tiên đã nêu rõ về động lực thúc đẩy chính đằng sau sự chấp nhận tiền điện tử: đó là chi tiêu nó. Tuy nhiên, trên phương diện lịch sử, công chúng xem Bitcoin và các loại tiền điện tử với ánh mắt đầy nghi ngờ. Chúng từ lâu đã được gắn liền với thị trường chợ đen thay vì là một loại tiền tệ ngang hàng thực sự dành cho người tiêu dùng hàng ngày. Thời báo New York Times thậm chí đã thông tin vào cuối tháng 1/2020 là thị trường chợ đen đang giao dịch BTC ở mức cao mọi thời gian. Tuy nhiên, chậm nhưng chắc chắn, nhận thức này đang thay đổi với những bước phát triển mới trên mặt trận phổ biến tiền điện tử. Các loại tiền điện tử thường cố tự định vị chính mình như một phương tiện thay thế đối với tiền pháp định với những thành công chưa được rõ ràng. Ngày nay, trong năm 2020 này, chúng ta đang tiến tới gần hơn. Một loạt các dịch vụ hiện tại đang cố gắng khai thác lợi ích của chi tiêu tiền điện tử như tiền tệ thông thường. Điều này luôn diễn ra ở phần phụ trợ của hệ thống, bằng cách cho phép người tiêu dùng chi tiêu Bitcoin và các loại tiền điện tử khác tại những địa điểm như: các cửa hàng tiện lợi. Khi mà đáng lẽ ra họ sẽ rút tiền mặt. Tuy nhiên, thực hiện một ý tưởng như vậy đã được chứng minh là gặp không ít khó khăn. Không chỉ đòi hỏi phải có một tâm lý nắm giữ mạnh mẽ, mà tính biến động dữ dội của thị trường tiền điện tử cũng thường không khuyến khích người sử dụng chi tiêu. Tuy vậy, số lượng người sử dụng chi tiêu tiền điện tử đã tăng lên đáng kể kể từ năm 2013. Như một thông tin từ CNBC, Chainalysis ghi nhận những người tiêu dùng đã chi tiêu trung bình hàng tháng là 190 triệu USD trong năm 2017, tăng từ mức 9,8 triệu USD của năm 2013. Càng có nhiều người sử dụng hiện nay thì càng có nhiều Bitcoin được chi tiêu. BeInCrypto cũng đã đưa tin là trong 3 năm qua đã chứng kiến mức độ chấp nhận ví tiền điện tử tăng lên gấp 3 lần. Môi trường này dường như là điều kiện quan trọng cho những thanh toán liên quan đến tiền điện tử. Tính đến năm 2020, có 2 lĩnh vực chính có thể thúc đẩy thanh toán tiền điện tử và sự chấp nhận đối với nó. Một là thẻ tiền điện tử trả trước. Mặc dù, chúng đã tồn tại trong một thời gian, một loại thẻ như vậy đầu tiên mới được Mỹ chấp thuận trong tháng 6/2020. MasterCard đã hợp tác cùng với BitPay để cho ra mắt thẻ trả trước đầu tiên cho những người sử dụng tiền điện tử ở trong nước Mỹ. Ý định của nó nghe có vẻ trực quan, khi người sử dụng có thể chi tiêu tiền điện tử của mình ở bất cứ đầu mà MasterCard được chấp nhận. Tuy nhiên, các startup khác đang đưa việc chấp nhận này đi xa hơn với 1 khái niệm mới: tặng thưởng tiền điện tử cho những người mua hàng. Ý tưởng khá đơn giản: mua các mặt hàng với thẻ ghi nợ của bạn sẽ cho phép bạn nhận được BTC như một phần thưởng. BeInCrypto đã đưa tin trong tháng 4/2020 là công ty khởi nghiệp ở San Francisco Fold đang làm việc với Visa để biến điều này thành hiện thực. Như một phần của Chương trình nhảy vọt công nghệ tài chính của Visa, Fold sẽ công bố một thẻ ghi nợ Visa mà sẽ tặng phần thưởng lên tới 10% bằng BTC cho mọi mua sắm. Giám đốc điều hành của Fold, Will Reeves nói với Forbes như sau:
“Nếu mọi người vẫn chưa hiểu Bitcoin như một loại tiền tệ thì chắc chắn họ sẽ hiểu nó như là một phần thưởng tốt hơn.”
Một hệ thống dựa trên phần thưởng giải quyết được 2 vấn đề lớn. Đầu tiên, nó không bị đánh thuế do tiền điện tử đang không được chi tiêu. Thứ hai, nó bỏ qua một bên các vấn đề về phí giao dịch và thời gian xác nhận chậm của Bitcoin bằng cách tích lũy tiền điện tử dẫn đầu này như một phần thưởng. Trong thực tế, nó có tiềm năng để mang một nhóm người người tiêu dùng hoàn toàn mới đến với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Các startup khác giờ đây đang lên kế hoạch phát hành các loại thẻ tương tự dựa trên phần thưởng mà sẽ tích hợp tiền điện tử với các thanh toán hàng ngày. Mặc dù là phương pháp thanh toán đầy hứa hẹn cho không gian tiền điện tử, nhưng chúng không phải là lực lượng thúc đẩy sự chấp nhận ở hiện tại. Thay vào đó, lĩnh vực khác của thế giới tiền điện tử đang nổi lên, đó là tài chính phi tập trung.

Ethereum và DeFi

Có rất nhiều đồn đoán về thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) trên Ethereum gần đây. Với tốc độ tăng chóng mặt về vốn hóa thị trường lên hơn 500 triệu USD chỉ trong vòng vài tuần của Compound (COMP) đã khiến mọi người phải nhìn nhận DeFi một cách nghiêm túc. Mặc dù lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với những vấn đề về tự định giá của mình thì cũng không thể phủ nhận nó đã thổi sức sống mới vào thị trường tiền điện tử. DeFi có mọi thứ để củng cố nền tảng chấp nhận của mình. Về cơ bản, nó cắt giảm trung gian tài chính truyền thống và cũng phi tập trung hóa toàn bộ thế giới tài chính. Mặc dù, đó là một một cách tân đòi hỏi phải có thời gian để theo kịp thì tiềm năng của nó là rất rõ ràng. Bởi vậy, cụ thể thì DeFi sẽ giúp cho tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi như thế nào? Có nhiều cách hơn bạn nghĩ. Mục tiêu cuối cùng của DeFi là thay thế hệ thống tài chính truyền thống mà hiện nay đang được thống trị bởi một vài thực thể dẫn đầu. Nó cũng cung cấp một môi trường không cần tin cậy để tiến hành các giao dịch tài chính. Thay vì tin tưởng vào con người và các doanh nghiệp tập trung, các cá nhân chỉ cần tin vào mật mã và các phép toán đằng sau đó. Điều này tiết kiệm cho người sử dụng cả tiền bạc và thời gian, cộng thêm là các cá nhân có thể kiểm soát toàn bộ các tài sản tài chính của mình. Do đó, sự chấp trong không gian DeFe có thể đến theo nhiều hình thức. Do lĩnh vực này quá rộng lớn, nó có thể làm mới lại toàn bộ định nghĩa tài chính như chúng ta vẫn biết hiện nay.

Cho vay

Các ngân hàng thường được cho là những người gác cổng các khoản tín dụng duy nhất. Họ cho các cá nhân và doanh  nghiệp vay tiền, đôi khi với một tỷ lệ lãi suất quá đáng. Trong một số trường hợp, nó đang rất thiếu cạnh tranh một cách trầm trọng. Tài chính phi tập trung hứa hẹn dân chủ hóa tiến trình này bằng cách loại bỏ toàn bộ các ngân hàng, như vậy sẽ làm giảm phí cho người vay. Compound (COMP) và nền tảng khác đang dẫn đầu làn sóng cung cấp nền tảng cho vay phi tập trung, nơi mà người sử dụng có thể kiếm được lợi suất khi ký gửi và vay mượn tài sản. Maker DAO (MKR) chẳng hạn là một nền tảng tín dụng phi tập trung khác, nơi mà người sử dụng có thể rút lấy token DAI (một stablecoin neo giá trị theo USD). Thông thường, Bitcoin được bao bọc trên Ethereum (wBTC) được sử dụng như một tài sản thế chấp cho những khoản vay này. Cho đến nay, các dự án cho vay phi tập trung chiếm một phần lớn trong không gian DeFi. Chỉ riêng COMP đã chiếm khoảng 36% hoặc tương tự trong toàn bộ thị trường. Có một nhu cầu đang tăng lên rõ ràng, và sự chấp nhận đã thực sự cất vào trong tháng 5 và tháng 6 của năm 2020.

Quản lý danh mục đầu tư và giao dịch

Một trong những thành phần chính của tài chính không nghi ngờ gì nữa đó là giao dịch và quản lý doanh nghiệp mục đầu tư. Ngày nay, có cả một ngành công nghiệp tồn tại chỉ để quản lý các doanh mục đầu tư cho các cá nhân. Dĩ nhiên là những trung gian này sẽ lấy mất đi một phần doanh thu và lãnh đạo thị trường thông qua các quyết định của mình. Thỉnh thoảng, tiến trình này có thể ít minh bạch hơn. Tuy nhiên, tài chính phi tập trung mang đến những giải pháp thay thế. Balancer chẳng hạn, là một nhà quản lý danh mục đầu tư không lưu ký mà thực hiện tự động quá trình này thông qua cảm biến giá và cung cấp thanh khoản. Các dự án khác, như Melon (MELON) cho phép người sử dụng tạo ra nguồn quỹ đầu tư của riêng mình mà những người sử dụng khác có thể bỏ tiền của họ vào. Điều này làm cho dân chủ hóa cộng đồng đầu tư theo một cách thức triệt để. Mặc dù, cả 2 dự án này đã trong quá trình phát triển hàng năm trời cho đến hiện tại thì nền tảng người sử dụng của nó mới chỉ bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng vào năm nay.

Những sản phẩm sáng tạo khác

Năm 2020 đã làm sáng tỏ các trường hợp sử dụng mới của không gian DeFi mà vẫn đang được phát triển. Cho ví dụ, bảo hiểm là một lĩnh vực vẫn đang trong thời kỳ khởi sự của mình, nhưng đang được nhiều dự án tiến hành thực hiện. Điều này sẽ cho phép người sử dụng đổ tiền vào cùng với nhau để cung cấp bảo hiểm cho các cá nhân thông qua các hợp đồng thông minh. Các thị trường dự báo là một nhóm nhỏ khác của DeFi mà đang có được sức đẩy, với những dự án như Augur đang dẫn đầu trong năm 2020. Các trường hợp sử dụng khác như các tài sản tổng hợp, giao dịch đòn bẩy phi tập trung, và phái sinh đều đã tăng tốc phát triển trong năm 2020. Hiện giờ, các nguyên tắc cơ bản của DeFi đang được chấp nhận bởi những người sử dụng với các danh mục đầu tư và cho vay. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng ta có thể kỳ vọng DeFi tiếp tục đổi mới khi ngày càng có nhiều startup xuất hiện trong lĩnh vực này.

Chúng ta đo lường sự chấp nhận đối với DeFi như thế nào?

Sự chấp nhận trong thị trường DeFi có thể gần như được đo lường một cách chính xác bằng cách nhìn vào tổng giá trị các tài sản được khóa trong các nền tảng liên quan đến DeFi. Tính đến tháng 12/7/2020, có khoảng 2,29 tỷ USD của các tài sản được khóa trong không gian DeFi – mức cao mọi thời gian của thị trường này. Cách khác để đo đường DeFi là nhìn vào sự tăng trưởng của một số nền tảng nhất định. Ví dụ như hiện tại, Synthetix đã ghi nhận mức tăng trưởng 9,97% về giá trị tài sản được khóa trong. Nền tảng chuyên về phái sinh trên Ethereum này đang có mức tăng cao hàng đầu về các tài sản được khóa trong DeFi, tính đến 1/7. Tuy nhiên, cũng có cách khác đơn giản hơn để định lượng được không gian DeFo đang tăng trưởng ở mức độ nào. Do hầu hết toàn bộ DeFi hiện nay đều nằm trên Ethereum, nên người ta có thể đánh giá mức tăng trưởng này bằng cách nhìn vào các dữ liệu trên chuỗi của Ethereum, chẳng hạn như: tăng trưởng địa chỉ ví, phí gas, và số lượng các giao dịch hàng ngày. Trên phương diện này, Ethereum trông có vẻ khá mạnh mẽ một cách khác thường. Gần đây, Ethereum đã phá vỡ mọi kỷ lục về địa chỉ tích cực hàng ngày, với hơn 466.000 địa chỉ ví tích cực hàng ngày vào 29/6. Mặc dù, chỉ số lượng giao dịch hàng ngày vẫn không phá vỡ mức cao mọi thời gian thì sự tăng trưởng này cũng sinh động hơn nhiều so với những gì chúng ta nhìn thấy  vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Nhìn chung, tăng trưởng nền tảng người sử dụng của Ethereum, sự gia tăng các tài sản được khóa trong DeFi và nhiều dự án hiện nay đang được xây dựng là một chỉ dấu rõ ràng. Đó là chúng ta đang ở giữa một làn sóng chấp nhận mới. Tài chính truyền thống sẽ sớm phải cạnh tranh với đối thủ phi tập trung này.

Trò chơi game

Như nhiều người đã nhận thấy, thế giới game sẽ có khả năng đóng vai trò như một cửa ngõ cho sự chấp nhận đối với tiền điện tử. Không chỉ là những trò chơi dựa trên blockchain đang ngày càng trở nên phổ biến, mà các NFT cũng có thể dễ dàng thay thế các mặt hàng trong game và cung cấp các phương pháp giao dịch an toàn. Blockchain mang đến nhiều đặc tính mới cho thế giới game, đó cũng là lý do tại sao lĩnh vực này lại trở nên thú vị như vậy.
  • Quyền sở hữu số thực sự của các hàng hóa ảo: Người sử dụng có thể sở hữu các mặt hàng trong game mà không cần đến một bên thứ ba. Điều này được thực hiện bằng cách phát hành các token không thể thay thế (NFT).
  • An toàn: Người sử dụng có thể yên tâm khi biết dữ liệu và thông tin tài khoản của mình an toàn. Được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu phi tập trung, nó là một giải pháp thay thế an toàn hơn cho các nền tảng game hiện tại.
  • Bản ghi tài khoản: Trong các trò chơi dựa trên công nghệ blockchain, hầu hết các hành động của người chơi được ghi lại trên chuỗi. Điều này có nghĩa là dữ liệu có thể được tìm kiếm và tiếp cận mà không có chỗ cho sai sót nào.
  • Khả năng tương tác: Do chúng nằm ở trên blockchain, tiềm năng giao tiếp giữa các trò chơi trở nên dễ dàng. Các nền kinh tế ảo có thể được thiết lập với bao gồm nhiều game khác nhau, tất cả cùng ở trên một nền tảng dựa trên công nghệ chuỗi khối.
  • Tạo ra một nền kinh tế được thúc đẩy bởi người chơi: Bằng cách cho phép người chơi sở hữu các mặt hàng trong game, nó trở nên dễ dàng hơn trong việc tạo ra các thị trường do người chơi làm chủ. Những người sử dụng có thể giao dịch các mặt hàng của mình tại các sàn giao dịch tài sản phi tập trung để đổi lấy các loại tiền trong game.

Các trò chơi game dựa trên blockchain

Những trò chơi gây nghiện sẽ mang đến cho không gian blockchain một nguồn của những người sử dụng tâm huyết ổn định. Đó là lý do tại sao một số nhà phát triển, đặc biệt trên Ethereum đang tập trung vào game như một cách thức để thúc đẩy sự chấp nhận. Năm nay được khởi đầu với việc Ubisoft hợp tác với Ultra (UOS), một nền tảng game được mô tả như ‘Hơi nước trên blockchain’. Ubisoft là nhà phát hành của những thương hiệu game nổi tiếng như: Assassin’s Creed (Tín điều của kẻ ám sát), Far Cry (Quá xa) và nhiều game khác. Năm nay, nhiều game dựa trên công nghệ chuỗi khối dự định sẽ được công bố. Một game rất được mong chờ là ‘Sandbox’. Trò chơi đa vũ trụ blockchain theo phong cách Minecraft này được thúc đẩy bởi người sử dụng và sẽ được công bố vào cuối năm 2020. Cho đến nay, dự án này đã tổ chức 2 đợt bán trước các mảnh đất. Trong đợt bán trước gần nhất vào ngày 16/2 của nó đã bán được khoảng 6.192 miếng, thu về khoảng 206.000 USD. Có tin đồn là dự án này có thể tổ chức một đợt bán trước khác xuất phát từ thành công của nó. Sandbox vẫn còn là game blockchain hứa hẹn nhất, do nó đã có một nền tảng người sử dụng tương đối lớn, với gần 40 triệu lượt tải kể từ khi game lần đầu được công bố trong năm 2012. Năm 2020, nó đã được chuyển đến một hệ thống dựa trên blockchain, sau khi được mua lại bởi Animoca Brands. Năm nay cũng đang cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn về game nhảy vào không gian blockchain. Gã khổng lồ về game, Atari cũng đang cố tạo dựng lại thương hiệu của mình bằng cách mở rộng sang không gian chuỗi khối. Theo một thông báo vào ngày 12/6/2020, Atari sẽ phát hành một token được đặc biệt dành riêng cho hệ thống game của mình. Công ty game lâu đời này được thành lập vào năm 1972 sẽ phát hành token riêng của mình theo sau đó. Doanh nghiệp game mang tính biểu tượng này đang làm việc gần gũi với Sandbox để tạo ra các phiên bản 3D voxel của những game nổi tiếng của Atari như: Pong (Mùi hôi) và RollerCoaster Tycoon (Trùm tàu lượn siêu tốc). Các trò chơi khác dựa trên blockchain được kỳ vọng sẽ ra mắt trong năm 2020 bao gồm: Age of Rust, CryptoWars, Hash Rush, Neon District, và các game khác.

Stablecoin và các CBDC

Gần đây, các chính phủ cũng tham gia vào cuộc đua phát hành stablecoin của riêng mình. Được gọi là tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), những người phát hành đầu tiên loại tiền mới nhiều thú vị này không còn gì nữa sẽ có được lợi thế trên vũ đài thế giới. Các CBDC hứa hẹn sẽ dễ sử dụng, chi phí cực kỳ thấp, và là một giải pháp thay thế đối với nền kinh tế thế giới đang được thống trị bởi USD. Bởi vậy, sẽ không có nghì ngạc nhiên khi những quốc gia như Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực để phát hành ‘nhân dân tệ kỹ thuật số’ riêng của mình. Nó được kỳ vọng sẽ phát hành trong năm nay. Tuy nhiên, không chỉ là các CBDC mà tất cả các stablecoin cũng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng cao trong năm 2020. Đó là bởi vì, các stablecoin cuối cùng sẽ trở thành cầu nối giữa thế giới blockchain, phi tập trung và nền kinh tế truyền thống. Cây cầu này chính là token hóa tiền pháp định và sẽ có khả năng là chất xúc tác chính trong việc thúc đẩy sự chấp nhận rộng lớn trong những năm 2020. 2020 cũng là một năm bùng nổ đặc biệt của Tether (USDT), đồng stablecoin hàng đầu. Kể từ mùa hè năm 2019, Tether đã có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất trong toàn bộ thị trường tiền điện tử, thậm chí vượt trội hơn cả chính Bitcoin (BTC). Hiện nay, Tether lớn hơn nhiều so với chính nó khi đó. Hiện tại, tổng số tài sản được token hóa bằng USDT đạt gần 9,8 tỷ USD, theo báo cáo minh bạch của Tether. Chỉ một vài tháng về trước, Tether đã vượt qua cột mốc 6 tỷ USD về vốn hóa thị trường. Stablecoin do Coinbase ủng hộ USD Coin (USDC) cũng đang tiến gần đến 1 tỷ USD về vốn hóa thị trường. Tóm lại thì các stablecoin đang tăng trưởng, nhưng với những ai theo dõi sự phát triển của lĩnh vực này thì sẽ không ngạc nhiên. Thậm chí trong tháng 1/2020 đã có những thông báo về khoảng 6 tỷ USD đang nằm bên ngoài sẵn sàng gia để gia nhập thị trường tiền điện tử. Bằng cách tính toán nhanh, dường như số tiền này (thậm chí là nhiều hơn) thực tế đã gia nhập thị trường tiền điện tử. Tăng trưởng bùng nổ của các stablecoin trong năm 2020 là một chỉ dấu khác cho thấy chúng ta đang ở giữa một lần sóng đón nhận mới vẫn còn trong giai đoạn đầu của nó. USDC, USDT, BUSD, và nhiều stablecoin khác đã chứng kiến vốn hóa thị trường của mình tăng trưởng trong năm nay. Điều này cho thấy có một nhu cầu to lớn của các tổ chức. Gần đây, CEO của Paxos đã chứng thực tại phiên điều trần của Ủy ban ngân hàng thượng viện Mỹ về ‘Kỹ thuật số hóa tiền tệ và thanh toán’. Công ty này chịu trách nhiệm phát hành Binance USD (BUSD) đã tham gia thảo luận về tiền kỹ thuật số. Những lo lắng tương đối lớn, khi các quan chức chính phủ bày những lo ngại USD có thể bị bỏ lại phía sau, nếu Trung Quốc và các quốc gia khác chuyển đổi nhanh chóng đến số hóa tiền tệ của riêng mình. Hiện nay, các chính phủ trên khắp thế giới đang nghĩ về cùng 1 điều: cuộc đua stablecoin đã bắt đầu và sẽ có khả năng định hình thập kỷ tới đây. Nói một cách khác, sự chấp nhận rộng lớn đối với các stablecoin không còn là một câu hỏi ‘liệu có không’ trong năm nay. Mà chính xác hơn thì đó là câu hỏi ‘khi nào’. Trung Quốc sẽ có khả năng là chính phủ đầu tiên phát hành CBDC riêng của mình. Nhưng chính phủ Mỹ có thể thấy đó là điều hữu ích để khuyến khích các stablecoin riêng dựa vào USD đẩy mạnh hơn nữa vị thế của USD trong ngành công nghiệp blockchain. Các stablecoin không còn nghi ngờ gì nữa sẽ đóng một vai trò trong việc thúc đẩy sự chấp nhận riêng của DeFi. Nói cách khác, đó là sự phối hợp cùng với nhau. Năm 2020 đang diễn ra và chúng ta đang chứng kiến sự chấp nhận chưa từng có tiền lệ các tài sản số do tiền pháp định ủng hộ, cả ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.

ETF và các quỹ đầu tư

Đầu tháng 6, Fidelity Digital Assets công bố một báo cáo triển vọng sau khi khảo sát nhiều tổ chức tài chính hàng đầu. Khảo sát cho thấy, 80% các nhà đầu tư tổ chức nhận thức tiền điện tử như một loại tài sản ‘hấp dẫn’. 91% nói rằng họ kỳ vọng ít nhất 0,5% danh mục đầu tư của mình là tiền điện tử trong 5 năm tới. Trong khi đó, chỉ 9% những người trả lời ở Mỹ năm 2019 cho biết họ đã đầu tư vào tài sản số. Con số đó đã tăng lên tới 22%. Bước nhảy vọt về sự quan tâm thực sự ấn tượng, và có lẽ cho thấy thế giới tài chính đang ngày càng trở nên quen thuộc hơn với tiền điện tử. Theo hầu hết các ước tính, dường như tăng trưởng giá của Bitcoin trong năm 2019 là một chất xúc tác chính. Báo cáo quỹ phòng hộ tiền điện tử năm 2020 của dịch vụ quản lý tài sản Elwood cho thấy, 63% quỹ phòng hộ liên quan đến tiền điện tử được công bố trong năm 2018 hoặc 2019.
“Chúng tôi ước tính tổng số AUM của các quỹ phòng hộ tiền điện tử trên phạm vi toàn cầu đã tăng lên trong năm 2019, tăng lên hơn 2 tỷ USD từ 1 tỷ USD của năm trước…. AUM trung bình tăng từ 21,9 triệu USD lên 44 triệu USD.”
Một trong những câu chuyện thành công lớn nhất của năm nay là quỹ đầu tư Grayscale Investments. Kể từ halving gần đây vào giữa tháng 5, tổ chức này đã mua gần một nửa tỷ USD của BTC. Đó là một con số cao gấp 3 lần số coin các thợ đào khai thác được kể từ khi đó. Tính cho đến 25/6, công ty đầu tư này đã có 4,1 tỷ USD các tài sản dưới quyền quản lý, tăng từ 2,1 tỷ USD của tháng 5 năm ngoái. Cũng cần nhớ là các quỹ phòng hộ toàn cầu đang nắm giữ gần 3 nghìn tỷ USD tài sản. Là một lãnh đạo tiền điện tử toàn cầu của PriceWatersCoopers, Henri Arslanian gần đây đã chia sẻ với Bloomberg:
“Tôi kỳ vọng ngành công nghiệp quỹ phòng hộ tiền điện tử tăng đáng kể trong những năm sắp tới. Khi đầu tư vào quỹ tiền điện tử có thể là điểm gia nhập quen thuộc nhất và dễ dàng nhất của nhiều nhà đầu tư tổ chức muốn tham gia vào không gian này.”
Mặc dù thường được nói về nhiều, một quỹ hoán đổi danh mục (DTF) hợp pháp dường như vẫn còn xa vời. Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC) liên tục từ chối những yêu cầu về một ETF ủng hộ Bitcoin, do những lo ngại về thao túng thị trường. Lần từ chối gần đây nhất là vào cuối tháng 2/2020, khi một đơn đăng ký ETF của Wilshire Phoenix có trụ sở ở New York bị từ chối. Tuy nhiên, ủy viên SEC Heather Pierce đã đưa ra thông báo phản đối về quyết định này, cho rằng SEC không công bằng khi áp dụng ‘tiêu chuẩn cao’ đối với các ETF Bitcoin mà ở những nơi khác không được áp dụng. Mặt khác, để có được một ETF Bitcoin phù hợp, thị trường không chỉ phải trưởng thành mà còn phải mở rộng về quy mô. Nhiều người ủng hộ một ETF Bitcoin chỉ tới ETF của vàng như một bằng chứng về tiềm năng to lớn. Các ETF cũng sẽ cho phép những cá nhân được tín nhiệm đầu tư vào Bitcoin mà không cần phải trải qua những rắc rối như sở hữu thực sự tài sản tiền điện tử. Ý tưởng ở đây là nó sẽ làm cho nguồn tiền của các tổ chức dễ dàng gia nhập thị trường hơn. Tính cho đến hiện tại, khả năng của một ETF Bitcoin trong tương lai gần vẫn còn khá mỏng manh. Như đồng sáng lập DataTrek Research, Nick Colas đã nói với CNBC trong tháng 3, “bạn sẽ thấy một tiền điện tử của ngân hàng trung ương trước khi bạn thấy một ETF Bitcoin.” Trong thế giới của các quỹ phòng hộ, tiền điện tử đang cho thấy nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn đặc biệt nhỏ. Dẫu vậy, sự nhiệt tình của các nhà đầu tư tổ chức là một dấu hiệu tích cực. Nó cho thấy, thế giới tiền điện tử dù đang bước đi chậm chạp nhưng chắc chắn trở thành một thành phần chính của thế giới tài chính.

Nhìn ra xa hơn

Đây chỉ là một vài khía cạnh mà sự chấp nhận đang có được động lực, trong khi không gian công nghệ blockchain đang dịch chuyển nhanh chóng. Những năm 2020 sẽ có khả năng chứng tỏ là thập kỷ quan trọng nhất đối với các ứng dụng phi tập trung. Đây là những gì chúng ta có thể kỳ vọng:
  • Mức độ sử dụng các ứng dụng web3 tăng lên, một khi các vấn đề mở rộng được giải quyết
  • Các dịch vụ dữ liệu sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ blockchain để ghi lại và truyền đạt thông tin riêng tư.
  • Giao thông công cộng sẽ được kết nối đến các nền tảng phi tập trung để chia sẻ vị trí. Sony đang thử nghiệm điều này thông qua Cơ sở dữ liệu chung của blockchain )BCDB), công bố vào tháng 4/2020.
  • Các nguồn cung ứng toàn cầu sẽ thấy việc chứng thực các sản phẩm của mình, cũng như theo dõi dấu vết của chúng cũng hiệu quả hơn về mặt chi phí nhờ vào công nghệ blockchain.
  • Tạo ra các không gian đô thị mới và các thành phố thông minh với sự hỗ trợ tích cực từ các mạng lưới phi tập trung, như những nỗ lực trở thành thành phố blockchain đầu tiên trên thế giới của Dubai.
Các trường hợp sử dụng đối với các mạnh lưới phi tập trung đang phát triển ngày nay cũng vô cùng phong phú như Internet. Bất cứ thứ gì phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng internet, như là chia sẻ dữ liệu, tài chính, chuỗi cung ứng hoặc các ứng dụng thì sẽ không khỏi cảm thấy sức hút của công nghệ blockchain. Bản chất của vấn đề ở đây là tiềm năng. Bởi vậy, nghĩ về ‘sự chấp nhận’ có thể là một tư tưởng quá hạn hẹp. Sự thật thì mọi thứ đã sẵn sàng cho những thay đổi mạnh mẽ, nếu công nghệ blockchain được chứng minh có khả năng mở rộng và tăng cường năng lực cho cuộc cách mạng nghiệp tiếp theo. Những năm 2020 sẽ là thập kỷ của những thay đổi chấn động này, và năm 2020 đã cho thấy những hứa hẹn đáng kể về những gì sắp tới.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

c9c47c3a6f83b80095e6a48c0b0d252b?s=120&d=mm&r=g
Anton Lucian
Lớn lên ở Hoa Kỳ, Lucian tốt nghiệp cử nhân Khoa Lịch sử Kinh tế. Là một nhà báo tự do có nhiều thành tích, Anton chuyên viết về không gian tiền điện tử và 'cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4' mà thế giới đang trải qua.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ