Trong giai đoạn Việt Nam đang bắt đầu xây dựng các quy định có liên quan đến tiền điện tử, nhiều định nghĩa chính thức được ban hành để làm cơ sở xây dựng luật sau này. Trong đó, định nghĩa về tiền điện tử trong nghị định 52 chính thức có hiệu lực từ tháng 7 này.
Sau đây là những ghi nhận từ BeInCrypto xoay quanh vấn đề này.
Xem thêm: Xác thực sinh trắc học ảnh hưởng ra sao đến các giao dịch Crypto ở Việt Nam?
Tiền điện tử là gì?
Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, đã đưa ra định nghĩa chính thức về tiền điện tử như sau:
“Tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.“
Theo định nghĩa này, thì thanh toán không tiền mặt đang được quy định cho các ứng dụng ví điện tử và thẻ trả trước tại Việt Nam. Đó là các ví điện tử phổ biến như Momo, ZaloPay… hoặc các ứng dụng ví chính chủ của ngân hàng. Việc đưa khái niệm rõ ràng về tiền điện tử trong nghị định 52 sẽ loại trừ các loại tài sản khác như tiền mã hóa, tiền ảo, tiền số… đưa vào thanh toán. Từ đó, làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm.
Như vậy, cùng với nghị định này, Crypto nói chung không được xem là tiền điện tử tại Việt Nam, điều này có ý nghĩa pháp lý quan trọng kể từ tháng 7/2024. Nhưng trên thực tế, việc thống nhất từ ngữ vẫn rất nhập nhằng.
Hệ quả của việc không thống nhất từ ngữ về tiền điện từ, tiền mã hóa, tiền ảo, tiền số…
Theo quan sát từ BeInCrypto, các trang báo lớn tại Việt Nam vẫn sử dụng từ “tiền điện tử” để chỉ về tiền mã hóa như Bitcoin, Altcoin khi đặt tiêu đề liên quan để thị trường Crypto.
Trong tháng 7, chuyên mục pháp luật của báo Tuổi Trẻ vẫn sử dụng từ “tiền điện tử” để chỉ về tiền mã hóa trong vụ việc công an Bắc Ninh khởi tố bị can lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn Binance. Trong bài báo này, Tuổi Trẻ nói hành vi mua tiền Crypto trên sàn Binance của nhóm tội phạm là “mua tiền điện tử”. Trên Vnexpress, nhiều bài báo sử dụng lẫn lộn “tiền điện tử” vừa chỉ về tiền trong ví điện tử ở Việt Nam, vừa chỉ về Crypto.
Hệ quả của điều này khiến cho nhiều người dân thiếu cập nhật thông tin lầm tưởng Crypto (hay tiền mã hóa) cũng là tiền điện tử. Và nhiều dự án lừa đảo sử dụng quy chụp khái niệm này để khẳng định Việt Nam chấp nhận Crypto như tài sản.
Ngay cả trong cộng đồng đầu tư Crypto tại Việt Nam, việc thống nhất từ ngữ giữa các trang truyền thông vẫn chưa được rõ ràng. Đôi khi các trang này vẫn sử dụng khái niệm tiền điện tử để chỉ về tiền mã hóa.
Xem thêm: Kinh tế Việt Nam phục hồi, hiệu suất đầu tư Bitcoin vượt tiền tiết kiệm 20 lần
Chia sẻ với chúng tôi góc nhìn của bạn về vấn đề này trong nhóm Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.