Trusted

Đánh giá DeFi Sushiswap: Liệu hậu duệ Uniswap có vượt mặt đàn anh?

11 mins
Cập nhật bởi Subin Van
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

SushiSwap từng nổi lên ngay thời hoàng kim của sàn giao dịch Uniswap. Khoảng nửa năm sau, dự án trở thành một trong 10 giao thức DeFi hàng đầu. Sau đó là sàn giao dịch phi tập trung tốt thứ hai trong toàn bộ mạng Ethereum. Lúc bấy giờ, SushiSwap và Uniswap được đánh giá 49 gặp 50.

Đôi nét về SushiSwap là gì?

SushiSwap là một nền tảng tích hợp các tính năng nổi bật của DeFi. Ý tưởng ban đầu của  SushiSwap chỉ là một sàn giao dịch phi tập trung tự động AMM. Tại đây, thay vì sử dụng sổ đặt hàng cổ điển. Sushiswap được sinh ra như một nhánh của Uniswap.

Sushiswap có mã thông báo quản trị là SUSHI. Nhóm xác thực sử dụng SUSHI để quản trị sự phát triển của nền tảng chính. 

Ngoài ra, chủ sở hữu SUSHI có thể gửi mã thông báo của họ để staking (đặt cọc). Thông qua tính năng này, họ được thưởng lợi nhuận thu được từ hoa hồng từ mỗi giao dịch. Hoặc họ sẽ trở thành nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) để nhận phần thưởng.

Đổi món sushi

Để tham chiếu tỷ lệ giá. SushiSwap sử dụng một số phép tính phi tập trung bao gồm: SushiSwap TWAP – công cụ giá mở của Compound Oracle và các phép tắc do Chainlink tạo.

Lời thoại về “Kế hoạch Ma cà rồng”

SushiSwap xuất hiện vào giữa 2020 và được biết đến là từ một nhánh của Uniswap. Lúc bấy giờ, Uniswap là sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất trong hệ sinh thái DeFi. Đồng nghĩa, đây cũng là sàn phi tập trung phổ biến nhất. 

SushiSwap được bắt đầu bởi một người sáng lập dưới bút danh Chef Nomi. Một cộng tác viên ẩn danh khác, tự xưng là 0xMaki cũng sớm hợp tác cùng người này.

Ban đầu, SushiSwap chỉ được xây dựng để hỗ trợ vấn đề tính thanh khoản. Kế hoạch này đã được đưa ra khá khéo léo và sáng tạo, nhưng không tránh bị tranh cãi. Bởi vì nhiều người cho rằng đây là một “kế hoạch Ma cà rồng”. (ngụ ý đây chỉ là nơi khai thác tiền của người dùng)

Chiến lược này được gọi như vậy bởi thanh khoản ban đầu không được hoạt động một cách tự nhiên. Mà được trích xuất từ ​​một nền tảng để chuyển nó sang một nền tảng khác.

Sushi hấp thụ thanh khoản từ Uniswap

Ưu điểm của SushiSwap

SushiSwap tích cực khuyến khích các nhà cung cấp thanh khoản của Uniswap. Để họ đặt mã thông báo LP của họ để đối lấy phần thưởng bổ sung là SUSHI. Mã thông báo LP là mã thông báo đại diện cho số tiền được gửi trong Pool – một loại trao đổi phi tập trung AMM để cung cấp tính thanh khoản.

Từ đó, nhiều nhà cung cấp thanh khoản của Uniswap đã dùng LP stake vào SushiSwap. Với hy vọng kiếm được số lượng lớn phần thưởng mà nền tảng này cung cấp. Trong hai tuần đầu, các nhà cung cấp đã kiếm được 1,000 mã thông báo SUSHI cho mỗi khối. Đến khi khoảng một tỷ đô la mã thông báo LP đã được đặt cọc. Nhóm SushiSwap bắt đầu cuộc tấn công “ma cà rồng” của họ.

Xem thêm: Những chia sẻ thú vị để hiểu AMM là gì và vì sao AMM quan trọng trong DeFi

Vào ngày 09/09/2020, nhờ phần lớn các LP Uniswap được ký gửi vào Sushiswap. Nhóm đã chuyển tổng cộng 840 triệu đô la thanh khoản từ Uniswap sang Sushiswap .

Sushiswap: Khi dàn Opera bị “vỡ giọng”

sushiswap

Chỉ hai tuần sau, giao thức DeFi này vấp phải sự thất bại nặng nề đầu tiên. Vài ngày trước đợt dịch chuyển cuối cùng. Khi mã thông báo SUSHI đang phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại (ATH). Nhà sáng lập Chef Nom bất ngờ bán tất cả SUSHI của mình trị giá khoảng 14 triệu USD. Điều này dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về giá trị SUSHI, điều chỉnh đến 50%.

Quả thật, Sushi đã khiến nhà đầu tư  “trào càng cao, té càng đau”!

10% số SUSHI đúc được đã được phân bổ cho một quỹ phát triển. Vào thời điểm đó, Chef Nomi là người duy nhất có quyền kiểm soát các quỹ kiểu vậy. Dĩ nhiên, các token là của anh ấy một cách hợp pháp. Vì vậy, anh ấy có quyền bán tất cả chúng cùng một lúc. Hậu quả từ sự ích kỷ của Chef Nomi: Không chỉ làm giá giảm mà còn gây ra sự phẫn nộ của cả cộng đồng.

Họ gạt bỏ nỗ lực ban đầu để biện minh cho hành động của Nomi là tốt cho dự án. Cộng đồng Sushi đã mất niềm tin vào Chef Nomi. Điều này khiến anh ấy buộc phải rời khỏi dự án. Trước khi rời đi, Chef Nomi đã chuyển giao quyền kiểm soát dự án cho Sam Bankman-Fried. Người đang là Giám đốc điều hành của sàn FTX và quỹ Nghiên cứu Alameda.

Đánh giá DeFi Sushiswap
Nguồn: Twitter

Sau khi hoàn thành việc di chuyển toàn bộ thanh khoản. Bankman-Fried đã chuyển quyền kiểm soát khóa quản trị viên sang ví đa ký được quản lý bởi chín người được cộng đồng chọn. Nhưng thật bất ngờ, Chef Nomi đã quay trở lại sau vài ngày khi đợt dịch chuyển trên thành công. Anh ta mua lại số lượng SUSHI mà anh ta đã bán. Đồng thời trả lại cho quỹ phát triển nền tảng và xin lỗi cộng đồng.

Tuy nhiên, không ai muốn chạm vào giao thức trong nhiều tháng. Chỉ sau khi các nhà phát triển mới bắt đầu làm việc trên SushiSwap. Thì nền tảng này mới có thể lấy lại niềm tin của cộng đồng.

không ai muốn chạm vào giao thức trong nhiều tháng
Nguồn: Twitter

Mã thông báo SUSHI là gì?

Sushiswap được giới thiệu giải quyết các vấn đề mà Uniswap còn thiếu vào thời điểm đó. Đầu tiên và quan trọng nhất là mã thông báo quản trị SUSHI. Nhưng không muốn thua kém, chỉ vài ngày sau khi chuyển đổi thanh khoản từ Uniswap sang Sushiswap. Uniswap đã tung ra mã thông báo UNI của riêng mình .

Mã thông báo Uniswap là thứ mà nhiều người đã đòi hỏi trong một thời gian dài. Cộng thêm tính cạnh tranh từ Sushiswap nên mới đẩy nhanh tốc độ. Bởi nếu Uniswap không thực hiện kịp thời, nền tảng này sẽ dễ bị đào thải.

sushi

Mã thông báo SushiSwap, ngoài việc đại diện cho giá trị của nền tảng. Nó còn cung cấp cho chủ sở hữu khả năng tham gia vào việc quản lý dự án. Bằng cách này, nền tảng đã trở thành một dự án được phát triển và định hướng bởi cộng đồng. 

Nhưng điều tương tự không thể xảy ra đối với Uniswap vào thời điểm đó. Vì sàn giao dịch phi tập trung thiếu mã thông báo. Nên cộng đồng Uniswap không thể tham gia vào quản trị trước khi UNI ra mắt.

Ngoài ra, SushiSwap cho phép người dùng mua bán các cặp coin khác nhau. Nền tảng tính phí hoa hồng 0.3% cho mỗi lệnh giao dịch. Trong đó, 0.25% được chuyển đến các nhà cung cấp thanh khoản. Chỉ có 0.05% được chuyển đổi thành SUSHI và được phân phối cho những người sở hữu SUSHI.

Lợi nhuận hấp dẫn trong Sushi Bar

Có thể thấy, SushiSwap hoạt động như một cơ chế để phân phối lợi nhuận của giao thức. Đây cũng là phần thưởng cho những người đã tin vào sự thành công của nền tảng. 

Người sở hữu SUSHI nếu muốn nhận hoa hồng được tạo ra từ các giao dịch trong nền tảng. Họ chỉ phải gửi mã thông báo của họ vào “Sushi Bar”. Phần thưởng sẽ tỷ lệ thuận với số lượng mã thông báo SUSHI được gửi vào staking.

SushiSwap phải mua SUSHI để trả những phần thưởng này. Nền tảng thực hiện điều này với 0.05% phí giao dịch. Điều này tạo ra một áp lực mua trên thị trường có thể chống lại lạm phát. Đồng thời duy trì giá SushiSwap nếu khối lượng giao dịch đủ cao. 

Trong lần kiềm tra gần đây, SUSHI đã phát hành tối đa 250 triệu mã thông báo. Dự kiến ​​đến tháng 11 năm 2023, tổng nguồn cung của SUSHI sẽ được khai thác.

SushiSwap liên tục phát triển tính năng mới

Ngoài một số tính năng mới, SushiSwap hoạt động gần giống như Uniswap. Tuy nhiên, đội ngũ SushiSwap luôn chứng minh được sự phát triển và đổi mới liên tục.

SushiSwap ban đầu chỉ là một sàn giao dịch phi tập trung tự động AMM. Thậm chí ngày nay nền tảng này đã tích hợp các mảnh ghép khác nhau vào bức tranh tổng thể. Chúng bao gồm giao thức tiền gửi và cho vay; bệ phóng cho các dự án mới và một loạt các trang trại năng suất.

Giao thức Onsen

DeFi

Onsen là một giao thức thưởng cho người dùng. Khi họ cung cấp tính thanh khoản bằng các mã thông báo LP token. Các mã thông báo đó phải tích hơp trong “menu” của Onsen. Khi hoàn tất, bạn được nhận trực tiếp SUSHI tương ứng mỗi khối mỗi khối thay vì LP token.

Lợi ích khi tham gia menu Onsen là chính các dự án không cần khuyến khích cộng đồng của họ cung cấp tính thanh khoản. Bởi vì SushiSwap đã làm điều đó thay họ.

Để nhận được phần thưởng SUSHI. Người dùng phải gửi các token để cung cấp tính thanh khoản trong các cặp coin nhất định. Những phần thưởng từ Onsen giúp tăng tính thanh khoản bằng các loại tiền tệ mới. Đồng thời giảm trượt giá và thu hút nhiều người dùng tìm kiếm giá tốt nhất.

Điều này cũng làm tăng khối lượng hoạt động trên SushiSwap. Khối lượng hoạt động lần lượt làm tăng hoa hồng cho mỗi giao dịch. Do đó lợi nhuận nhận được từ những người sở hữu Sushi đã gửi token của họ vào Sushi Bar. Toàn bộ hệ thống này thúc đẩy mối quan hệ tương trợ giữa các dự án khác trong DeFi . Tuy nhiên, Onsen có giới hạn đối với các dự án dựa trên vốn hóa thị trường của chúng.

BentoBox là gì?

BentoBox là một quỹ thanh khoản tiền điện tử có mối tương quan với nhà cung cấp thanh khoản. Không giống như Onsen, thanh khoản này không được sử dụng để giao dịch giữa các cặp token. Bentobox sử dụng tính thanh khoản này để thực hiện các khoản vay. Sau đó sử dụng nó trong các chiến lược tạo lợi nhuận khác nhau do hội đồng xác thực phê duyệt trước đó.

Người dùng gửi mã thông báo vào BentoBox để nhận được lợi nhuận hàng năm (APY). BentoBox được thiết kế để mở rộng quy mô mà không cần nỗ lực nhiều. Xét trên hình thức, nó không giống như các giao thức khác.

BentoBox tạo ra một nguồn thanh khoản mà bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy cập với sự chấp thuận tối thiểu. Mức sử dụng gas tối thiểu nhưng hiệu quả sử dụng vốn tối đa. Thiết kế dễ mở rộng này cho phép BentoBox đóng vai trò là cơ sở hạ tầng cho các giao thức DeFi sắp tới trong SushiSwap. Điển hình đầu tiên là Kashi.

Kashi là gì?

DeFi

Kashi là một nền tảng giao dịch và cho vay giao dịch ký quỹ. Như đã đề cập, Kashi được xây dựng trên nền tảng BentoBox. Giao thức này cho phép bất kỳ nhà tạo lập thị trường được cá nhân hóa; tiết kiệm gas để cho vay; vay nhiều loại token DeFi; stablecoin và tài sản tổng hợp.

Không giống như các thị trường tiền DeFi truyền thống, chẳng hạn như Aave – nơi các tài sản rủi ro cao có thể dẫn đến rủi ro trong suốt giao thức. Tại Kashi, mỗi thị trường hoàn toàn tách biệt với phần còn lại. Điều này có nghĩa là rủi ro của tài sản trong một thị trường cho vay không ảnh hưởng đến các thị trường khác.

Các nền tảng cho vay thường cho phép người dùng thêm thanh khoản vào hệ thống dựa trên nhóm. Trong các hệ thống này, nếu một trong những tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp. Khoản vay giảm giá nhanh đến mức người sử dụng khoản vay không kịp phản ứng.

Điểm cần lưu ý khi dùng Kashi

Do đó, tất cả người dùng cùng tài sản của họ sẽ bị ảnh hưởng (tệ nhất là cháy tài khoản). Theo nghĩa này, tổng rủi ro của các nền tảng gộp phần lớn được xác định bởi tài sản rủi ro nhất mà bạn sử dụng trên nền tảng.

Rủi ro này tăng lên với mỗi tài sản bổ sung được thêm vào. Dẫn đến sự lựa chọn tài sản rất hạn chế trên hầu hết các nền tảng. Tính năng độc đáo của Kashi cho phép bạn được phép mượn sàn khoản mới. Khả năng quản trị rủi ro trong các thị trường cho vay riêng lẻ có nghĩa là: Kashi có thể cho phép người dùng thêm bất kỳ mã thông báo nào.

Hợp đồng thông minh Miso

MISO là một bộ hợp đồng thông minh mã nguồn mở được tạo ra. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khởi chạy một dự án mới trên SushiSwap. Mục tiêu của Miso là mang lại nguồn vốn mới. Đồng thời chạy hoạt động kinh doanh mới cho nền tảng bằng cách tăng sức hấp dẫn cho SushiSwap. Hiểu đơn giản, đây là nơi để người tạo mã thông báo và cộng đồng khởi chạy mã thông báo mới cho các dự án mới.

Mục tiêu của MISO là tạo bệ phóng cho những người sáng lập các dự án mới. MISO cho phép cộng đồng và dự án truy cập vào tất cả các tùy chọn họ cần để khởi chạy mã thông báo của họ. Điều này bao gồm các công cụ để phân phối mã thông báo, tạo quỹ ký gửi, cơ chế canh tác,…

Sushiswap hay Uniswap? Cuộc tỉ thí 49 gặp 50

SushiSwap và Uniswap khi so sánh về mục đích cục bộ thì cả hai rất giống nhau. Nhìn nhận lai, Sushiswap vẫn là hậu bối của Uniswap. Nếu có điểm vượt trội hơn Uniswap đó là nhóm Sushiswap linh hoạt hơn và tập trung hơn vào sự đổi mới. Bởi vì sushiswap hoạt động như một “ Tổ chức mở ” – Có nghĩa là bất kỳ nhà phát triển nào từ mọi nơi trên thế giới đều có thể tham gia nhóm.

uniswap

Uniswap có khoản đầu tư ban đầu bởi các quỹ danh tiếng như Andreessen Horowitz hoặc Paradigm Venture Capital. Điều này mang lại cho Uniswap một không khí “truyền thống” hơn nhiều. Còn với Sushiswap cho đến hiện tại, sự phát triển của nền tảng này đang thăng tiến và nhanh hơn so với Uniswap. 

Cho đến ngày nay, điều duy nhất mà Uniswap cung cấp cho người dùng là trao đổi mã thông báo. Hoặc khả năng cung cấp thanh khoản cho các sàn giao dịch này.

Mặt khác, Sushiswap có cả một hệ sinh thái ngoài việc trao đổi mã thông báo như: Kashi, nền tảng tiền gửi và cho vay. Chính các giao thúc trên đã giúp Sushiswap đã trở thành một sàn giao dịch đa chuỗi phi tập trung. Điều này có nghĩa là Sushiswap có thể kết hợp với các blockchain khác không thuộc Ethereum. 

Ví dụ: hiện tại người dùng Binance Smart ChainPolygon hoặc Fantom có ​​thể sử dụng SushiSwap. Ngoài ra, SushiSwap đã thông báo về việc triển khai giải pháp Lớp 2 (L2) mới với các bản sao lưu optimistic của Arbitrum.

Kết luận

Kết lại, SushiSwap có thể được coi là đứa em của Uniswap. Vì nó mang tính thử nghiệm hơn, cởi mở hơn và linh hoạt hơn. Trong khi Uniswap vẫn ở trong một hồ sơ nền tảng truyền thống, nghiêm túc hơn và với hệ thống có cấu trúc hơn.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

0c40e58cd907ed63ed008289360dbd5b.jpg
Albert Dansa
Albert Dansa là một người đam mê công nghệ và mọi thứ đột phá, anh ấy là nhà đầu tư vào hệ sinh thái blockchain từ năm 2017, đồng thời liên tục nghiên cứu và giám sát lĩnh vực tài chính phi tập trung. Anh ấy học triết học và âm nhạc ở Barcelona, ​​một người yêu thích kiến ​​thức và mọi thứ có thể khiến con người tiến hóa.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ