Trong bài viết hôm nay, BeInCrypto sẽ xem xét mối tương quan giữa Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) với BTC. Dựa vào biến động giá trong quá khứ, DXY và Bitcoin có mối tương quan âm.
Chỉ số Đô la Mỹ trong vài ngày nay đang tăng mạnh và đang tiếp cận mức kháng cự dài hạn quan trọng. DXY có thể bắt đầu một sự đảo chiều giảm giá. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là một tín hiệu rất tích cực đối với Bitcoin để tiếp tục thị trường tăng giá bắt đã bắt đầu kể từ năm 2020.
Chỉ số Đô la (DXY) là gì?
Chỉ số Đô la Mỹ (DXY hoặc “Dixie”) đo lường giá trị của đồng tiền đô la Mỹ. Giá trị của DXY được tính so với một rổ trung bình có trọng số của 6 loại tiền tệ lớn nhất thế giới: đồng euro (EUR), yên Nhật (JPY), bảng Anh (GBP), đô la Canada (CAD), krona Thụy Điển (SEK) và franc Thụy Sĩ (CHF).
Chỉ số Đô la Mỹ được giới thiệu vào năm 1973, bắt đầu ở giá trị 100. Chỉ số này được thành lập ngay sau khi Hiệp định Bretton Woods bị giải thể. Theo thỏa thuận được thực hiện vào năm 1944, các nền kinh tế thế giới đồng ý thanh toán số dư của họ bằng đồng tiền dự trữ là đồng đô la Mỹ. Sau đó, dự trữ đã được chuyển đổi hoàn toàn sang vàng với tỷ giá 35 USD/ounce.
Đây là lý do tại sao sự khởi đầu của chỉ số đô la Mỹ cũng là ngày từ bỏ bản vị vàng. Đồng đô la đã trở thành một loại tiền pháp định, ngoại hối không còn bị kiểm soát bởi các chính phủ, và luật của thị trường tự do bắt đầu điều chỉnh việc trao đổi tiền tệ.
DXY tiếp cận mức kháng cự
Nhìn vào biểu đồ hàng ngày của Chỉ số Đô la Mỹ trong giai đoạn 2020-2021, chúng ta thấy một số mức kháng cự / hỗ trợ quan trọng. Ban đầu, đô la Mỹ mất giá nặng nề và DXY tìm thấy đáy tại vùng hỗ trợ 94.5 (đường màu đỏ). Tuy nhiên, vào giữa tháng 3, nó đã phục hồi và tạo ra ngưỡng kháng cự tại 103 (vòng tròn màu cam).
Từ đỉnh này, DXY bắt đầu một đà giảm kéo dài trong một năm và có mức hỗ trợ tại 89.1 (đường màu xanh lá cây). Vào tháng 7 năm 2020, đã có sự phá vỡ xuống dưới mức 94.5 và tới cuối tháng 9 năm 2020 thì mức này được xác nhận là mức kháng cự (hình vuông màu xanh lam).
Diễn biến của chỉ số DXY trong toàn bộ năm 2021 chủ yếu là hợp nhất trong phạm vi 89.1-94.5. Tuy nhiên, vào đầu tháng 11 vừa qua, đã có một sự bứt phá lên trên đường màu đỏ và bắt đầu xu hướng tăng.
Hiện tại, chỉ số DXY đang tiến đến mức kháng cự quan trọng tại mức 0.618 Fib thoái lui đo lường từ động thái giảm giá trong dài hạn. Mức Fib này thường là nơi điều chỉnh kết thúc và sẽ quay trở lại xu hướng trước đó. Điều thú vị là đường màu đỏ trùng với mức 0.382 Fib thoái lui .
Hơn nữa, chỉ số DXY đã biến động trong một cấu trúc hình nêm tăng với đường trung vị rõ ràng (đường màu xanh lam). Đây thường là một mô hình đảo chiều giảm giá. Có thể DXY đã đạt tới đỉnh của nêm, và sẽ hội tụ với mức 0.618 Fib vào giữa tháng 1 năm 2022.
Nhìn lướt qua biểu đồ DXY dài hạn cho thấy ý nghĩa lịch sử của các mức nói trên. Đường màu xanh lá cây tại 89.1 đã đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình giảm trong năm 2017-2018 và kháng cự cho xu hướng tăng trong năm 2010. Ngoài ra, đường màu đỏ tại 9.5 và đường vàng tại 97.7 đã đóng vai trò là kháng cự / hỗ trợ nhiều lần.
Mối tương quan với Bitcoin
Dựa vào dữ liệu quá khứ thì ta tính ra được mối tương quan nghịch giữa giá BTC và chỉ số DXY. Mối tương quan này không phải lúc nào cũng mạnh mẽ, và cũng có những giai đoạn chúng lại biến động theo cùng chiều. Mặc dù vậy, xét về mặt dài hạn nếu chỉ số DXY giảm, BTC sẽ tăng – và ngược lại.
Mối tương quan này có thể thấy rõ ở mọi chu kỳ. Giá BTC tăng mạnh trong các năm 2010-2011, 2013, 2017 và 2020-2021 và vào những năm này thì chỉ số DXY lại giảm mạnh. Ngược lại, khi chỉ số DXY phục hồi nhanh chóng, thì xu hướng của giá BTC chủ yếu lại là giảm (2014 và 2018).
Tuy nhiên, nhìn vào chỉ báo hệ số tương quan (biểu đồ màu xanh) trong khung thời gian hàng ngày trong 1.5 năm qua, chúng ta thấy một mối quan hệ tinh tế hơn. Mối tương quan âm được kéo dài cho tới đầu năm 2021 (hình chữ nhật màu xanh lam).
Nhưng sau giai đoạn này, mối tương quan giữa BTC và DXY bắt đầu có nhiều chuyển biến. Sự tương quan giảm dần và gần như là không có, có những lúc thì lại là mối tương quan thuận chiều. Trong thời gian này, Bitcoin đã thiết lập đỉnh lịch sử mới vào tháng 4 (vòng tròn màu cam) và bắt đầu điều chỉnh 3 tháng vào tháng 5 đến tháng 7 năm 2021.
Sau khi kết thúc đợt điều chỉnh BTC, cả biểu đồ DXY và BTC đều di chuyển lên trên, nhưng một lần nữa chúng lại biến động thể hiện theo đúng mối tương quan âm. Có một hiện tượng thú vị là các đỉnh của mối tương quan tiêu cực này (đường đứt nét màu đỏ) thường rơi vào mức thấp trong ngắn hạn của giá BTC (đường thẳng đứng màu xanh lam). Mức đáy gần đây nhất đạt được vào ngày 4 tháng 12, khi đó tương quan giữa BTC với DXY là -85%.
Kết luận
Chỉ số Đô la Mỹ đang tiếp cận mức kháng cự dài hạn tại mức 0.618 Fib thoái lui (đường màu vàng). Nếu nó bị từ chối khỏi mức này và bắt đầu giảm, điều này có thể là một tín hiệu tích cực đối với Bitcoin. Bởi vì, từ dữ liệu lịch sử có thể thấy mối quan hệ giữa Bitcoin với DXY là ngược chiều.
Trong khung thời gian hàng ngày, mối tương quan giữa DXY và BTC đang là âm và có giá trị rất cao. Đây là một tín hiệu cho thấy BTC dường như đã chạm tới mức đáy trong ngắn hạn. Nếu đúng như vậy, chúng ta có thể kỳ vọng DXY sẽ củng cố dưới ngưỡng kháng cự 0.618 Fib trong những tuần tới, điều này có thể trùng với sự tăng giá của BTC.
Hãy chia sẻ nhận định của bạn về mối quan hệ giữa chỉ số Đô la Mỹ với Bitcoin trong nhóm Telegram của chúng tôi.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.