Việt Nam vẫn duy trì là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sự nhiệt thành với Crypto thể hiện qua tỷ lệ dân số tiếp xúc với loại tài sản mới này.
Dù trong năm 2024, nhà đầu tư Crypto ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng một nền “kinh tế ngầm” vẫn đang lớn dần từng năm.
Xem thêm: Chuyên gia kinh tế dự báo làn sóng đầu tư của người Việt nửa cuối 2024
1/4 dân số Việt Nam có tiếp xúc với tài sản số, dòng tiền Crypto vượt trội so với FDI
Theo báo cáo của tổng cục Thống kê, vào cuối 2023, dân số Việt Nam đã vượt mốc 100 triệu người. Trong khi đó, báo cáo của 2023 cho thấy Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về tỷ lệ dân số sở hữu Crypto vớ 25.9% tương đương 25.9 triệu người.
Cũng trong năm 2023, Chainalysis đã xếp Việt Nam ở vị thứ 3 về chỉ số chấp nhận Bitcoin. Báo Đầu Tư dẫn lời ông TS. Phạm Anh Khôi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Fintech, Hiệp hội Blockchain Việt Nam rằng hiện có khoảng 20 triệu người Việt có tài khoản tài sản số. Như vậy, những dữ liệu này cho thấy có khoảng 1/4 đến 1/5 dân số Việt Nam đã có tiếp xúc với tài sản số.
Cũng theo Chainalysis, trong nửa đầu 2023, dòng tiền Crypto chảy vào Việt Nam đã lên tới 120 tỷ USD. Con số này được ông Khôi nhận xét là “khiêm tốn” so với thực tế. Dù vậy, con số này đã vượt trội hơn hẳn so với kiều hối và FDI của Việt Nam trong cùng khoảng thời gian. Cụ thể:
- Theo Tuổi Trẻ News, FDI Việt Nam nửa đầu 2023 đạt 25 tỷ USD. FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, được hiểu là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Tuy nhiên, dòng tiền crypto chảy vào cùng kỳ đã gấp 5 lần dòng vốn FDI.
- Nếu so sánh với kiều hối, theo Tuổi Trẻ, lượng kiều hối cả năm 2023 là 16 tỷ USD, riêng Tp. HCM là khoảng 9.46 tỷ USD. Như vậy, dòng vốn Crypto chảy vào Việt Nam nửa đầu 2023 đã gấp 7.5 lần lượng kiều hối cả năm.
Ông Khôi cũng cho biết, số lượng tài khoản tài sản số ở Việt Nam gấp 4 lần lượng tài khoản chứng khoán. Tất cả những con số trên cho thấy dòng tiền Crypto chảy vào Việt Nam lớn đến thế nào, tuy nhiên cho đến nay chính phủ vẫn chưa hoàn thiện khung pháp lý cho loại tài sản này.
Những nỗ lực của Việt Nam chỉ mới dừng lại ở chống rửa tiền
Trong tháng 7/2024, Công An Việt Nam đã liên tục triệt phá các hội nhóm và đường dây tội phạm có liên quan đến tiền ảo. Việc bắt buộc xác thực sinh trắc cho các giao dịch ngân hàng có giá trị cao cũng khiến hạn chế hoạt động rửa tiền/lừa đảo trên các sàn P2P. Tuy nhiên, những nỗ lực trên chỉ mới dừng lại ở chống tội phạm hoặc rửa tiền.
Cũng theo ông Khôi, do thiếu hành lang pháp lý quản lý tài sản số nên dòng tiền đầu tư vào tài sản số chưa được kiểm soát , gây thất thu thuế và nhiều hệ lụy pháp lý cho nhà đầu tư.
Theo tìm hiểu từ BeInCrypto, vài tháng 2/2024, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản này, và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 5/2025. Có thể, sau khi hoàn thành sẽ cần có thời gian để thảo luận và thông qua.
Như vậy, dự đoán sớm nhất có thể đến hết 2025 Việt Nam mới chính thức đưa ra khung pháp lý cho tài sản mới này.
Xem thêm: Việt Nam có thể đánh thuế giao dịch Crypto và các tài sản kỹ thuật số
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.