Có nhiều tiêu chuẩn để trả lời câu hỏi downtrend của Bitcoin bắt đầu từ khi nào và bao lâu thì kết thúc? Cách mà các câu trả lời đưa ra giúp cho nhà đầu tư đánh giá tầm nhìn của bản thân về một chu trình suy thoái. Sau đây là một vài quan điểm để trả lời câu hỏi trên.
Quan điểm 1: Downtrend đã đi được nửa chặng đường
Quan điểm này dựa trên cách tính đơn thuần trong quá khứ về trường độ của một đợt suy giảm kể từ đỉnh. Đây là dự đoán của chúng tôi từ vài tháng trước và hiện đường giá Bitcoin vẫn chưa ra khỏi dự đoán này.

- Kể từ đỉnh cao nhất của chu kỳ tăng cho đến cùng đáy thấp nhất của chu kỳ giảm sẽ kéo dài khoảng 55 tuần. Có thể sai lệch một vài tuần vì khung thời gian khá lớn. Ranh giới cho downtrend sẽ nằm quanh WMA200. Cho đến quý 4/2022 giá Bitcoin kỳ vọng sẽ vẫn giữ vững trên đường WMA200 này.
- Nếu đo theo cách trên, thì tính đến thời điểm bài viết, downtrend của Bitcoin đã đi được 1/2 chặng đường. Và giá cũng vừa chạm WMA200.
Cái nhìn xa hơn, giá Bitcoin cần khoảng 160 tuần để trở lại đỉnh cũ. Nghĩa là cần chờ cho đến ít nhất cuối năm 2024 chúng ta mới có thể nhìn thấy Bitcoin trở lại ATH năm 2021. Dự đoán trên chỉ đơn thuần mong muốn lịch sử lặp lại, hoàn toàn loại bỏ những yếu tố vĩ mô.
Quan điểm 2: Downtrend đã sắp kết thúc
Quan điểm này hoàn toàn không dựa trên phân tích kỹ thuật giá Bitcoin mà dựa trên tỷ lệ giữa giá Bitcoin và nguồn cung M1. Vì sao quan sát này rất đáng xem xét? Vì động thái in tiền của FED trong giai đoạn COVID chính là động lực đằng sau cho sự tăng giá Bitcoin. Thế nên cần dựa trên chính động lực này để đo lường mức độ giảm giá.

Nhìn vào biểu đồ trên bạn sẽ không nhận thấy một ATH nào của 2021 cả. Đây là biểu đồ biến động tỷ lệ giữa giá Bitcoin và nguồn cung tiền tệ M1. Số tiền lưu thông (M1) được trích ra một phần chảy vào Bitcoin với tỷ trọng biến động tương đương như những năm trước mà thôi.
- Cú sốc lớn xảy ra vào đầu năm 2020, khi tiền được in ra ồ ạt nhưng chưa kịp phân phối đến Bitcoin. Cùng với đó là đà bán tháo vì nỗi sợ hãi dịch bệnh đã kéo theo cú sụt giảm lớn của tỷ lệ như biểu đồ trên.
- Nhưng khi lượng tiền được phân phối ra thì Bitcoin hưởng lợi (hiệu ứng cantillon). Khía cạnh đầu tư thì rõ ràng BTC đem lại lợi nhuận. Nhưng ở góc độ quản lý vĩ mô thì sự việc này hoàn toàn nằm trong biên độ quá khứ.
Từ đó, cơ sở để dự đoán downtrend là khi tỷ lệ trên trở về vùng thấp lịch sử cuả nó. Và hiện điều đó đang xảy ra. Thế nên, chúng ta có cơ sở để dự đoán downtrend đã sắp kết thúc (dù có thể chưa kết thúc).
Quan điểm 3: Downtrend chỉ mới bắt đầu
Quan điểm này không dựa trên phân tích kỹ thuật như quan điểm 1, hay dựa trên yếu tố vĩ mô như quan điểm 2, mà dựa trên dữ liệu on-chain. Đó là so sánh biến động của giá hiện thực (realized price) và giá thị trường của Bitcoin.

Realized price (giá hiện thực) là giá được xem có ý nghĩa như chi phí cơ bản của Bitcoin. Khi giá thị trường biến động dưới giá hiện thực thì Bitcoin đang bị định giá thấp. Và quá trình bị định giá thấp này được xem là downtrend, chứ không phải tính từ đỉnh ATH như thường thấy.
- Từ đó, nhìn lại quá khứ, Bitcoin giảm về dưới giá hiện thực tối đa bao nhiêu ngày sẽ có ý nghĩa đo lường cho hiện tại. Năm 2018, Bitcoin giảm về dưới giá hiện tực 133 ngày. Năm 2014, Bitcoin giảm về dưới giá hiện thực gần 270 ngày và có một số ngày vượt lên nhưng thất bại.
- Hiện tại, giá Bitcoin “chỉ” giảm về dưới giá hiện thực 35 ngày và đã vượt lên nhưng yếu ớt và đang test lại đường giá hiện thực này. Nếu downtrend của Bitcoin kết thúc ở đây thì nó quá “ngắn ngủi” với cách đo trên. Có khả năng nó cũng chỉ là những thời điểm vượt lên thất bại như năm 2014.
Quan sát trên gợi ý quá trình bị số đông đánh giá thấp cần phải đạt đến 130 hoặc đến 270 ngày thì mới kỳ vọng sự tăng trưởng trở lại. Với cách đo này, downtrend chỉ mới bắt đầu mà thôi.
Tạm kết
Nếu chỉ nhìn tiêu đề của 3 quan điểm trên, tưởng rằng chúng trái ngược nhau và mâu thuẫn nhau. Nhưng không, hãy để ý về khoảng thời gian. Dù cả 3 đều đưa ra những phát biểu khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng khoảng thời gian downtrend của Bitcoin không còn lâu nữa. Tối đa chỉ là đến hết năm 2022 mà thôi.
Chỉ sợ rằng một sự kiện thiên nga đen mới khiến cho dữ liệu quá khứ không còn nhiều ý nghĩa dự đoán tương lai. Bạn nghĩ sao về quan điểm trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong nhóm chat của chúng tôi.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.