Satoshi Nakamoto nổi tiếng đã trích dẫn the Time trong khối Bitcoin nguyên thủy. Thông điệp cho thấy chính phủ Mỹ đang trên bờ vực của một đợt cứu trợ lần thứ 2 vào tháng 1/2009.
Những phân tích của Nakamoto đã cho thấy, can thiệp của ngân hàng trung ương sẽ để lại cho toàn bộ đất nước không có một đồng tiền nào đáng tin cậy. Các gói cứu trợ mở rộng mà đang làm tăng nhanh số dư của liên bang, theo tiêu chuẩn của Nakamoto thì không bền vững.
2008 và sự trỗi dậy của QE
Thay đổi trong chính sách được cảm thấy rõ rất sau cuộc khủng hoảng tài chính làm rung chuyển thế giới năm 2008. Nguyên nhân là do tự tin thái quá vào sự ổn định của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp, các ngân hàng thấy bản thân đã chi tiêu quá mức vào những tài sản mà đột nhiên trở nên vô giá trị. Chỉ trong một vài ngày, các ngân hàng từng là những mẫu mực về ổn định tài chính đã bị đóng cửa. Những ngân hàng khác chứng kiến sự sụp đổ của cán cân. Chính phủ các quốc gia còn gây thêm nỗi sợ hãi cho các ngân hàng. Theo sau cuộc khủng hoảng, tổng thống George W. Bush đã ký Đạo luật ổn định kinh tế khẩn cấp (EESA), với sự chấp thuận hoàn toàn của Bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson. Mục tiêu cơ bản của gói cứu trợ 700 tỷ USD là đưa những tài sản xấu ra khỏi cán cân của các ngân hàng. Động thái này đã bảo vệ nền tảng cốt yếu của họ nhưng đã chuyển gánh nặng dịch vụ nợ đến cục dự trữ liên bang. Việc thu mua các tài sản để mở rộng các nguồn quỹ sẵn có được biết như là nới lỏng định lượng (QE). Chính sách này cung cấp một phương tiện cho Fed để tích cực tăng nguồn cung tiền cho nền kinh tế. Trước khi chính sách này ra đời, chủ yếu các hoạt động của Fed đều mang tính thụ động, tập trung chủ yếu vào thay đổi tỷ lệ lãi suất. EESA đã bắt đầu mở rộng số dư mà vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho Fed gia tăng thu mua tài sản, từ 870 tỷ USD lên 4,5 nghìn tỷ USD. Chương trình bình thường hóa cán cân của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) từ giữa tháng 11/2017 đến tháng 8/2019 đã tạm thời cắt giảm các tài sản xuống dưới 3,8 nghìn tỷ USD.Trạng thái bình thường mới
Sự thực hiện QE này đã tiếp tục từ 2008 cho đến hiện nay. Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế tiếp tục mở rộng với tốc độ chưa từng có. Trước khủng hoảng Covid-19, phần lớn các chỉ số đã đạt mức cao mọi thời gian. Một số nhà kinh tế đã cho rằng, tăng trưởng kinh tế không liên quan đến việc mở rộng kinh tế cơ bản, ví nó là nguồn cung tiền cực kỳ rẻ. Những nhà phân tích này thấy sự tăng trưởng kinh tế này như một hiệu quả trống rỗng, do sự gia tăng nợ chính phủ. Ngay cả trong thập kỷ tăng trưởng theo sau khủng, cán cân của Fed vẫn mở rộng từ 2,2 nghìn tỷ USD lên 4,5 nghìn tỷ USD. Trong khi, sự gia tăng này được khen ngợi như là điều cần thiết để tăng trưởng tiếp tục, chuyển động của nền kinh tế nói chung hiện giờ dường như được thúc đẩy bởi tiêu chuẩn QE mới này.Khủng hoảng, sụp đổ và thế chấp
Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào các thị trường vào đầu năm 2020. Khi tin tức về virus lan truyền đi và các chính thảo luận về cách thức phản ứng tốt nhất, thị trường chứng khoán đã chao đảo trong sự chờ đợi. Sau một vài đánh giá nóng vội về tính nghiêm trọng của virus được gác lại, chính phủ Mỹ đã quyết định theo sau các đối tác toàn cầu của mình. Mọi thứ, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu đã bị đóng cửa, và nền kinh tế đi vào đình trệ. Gần như ngay lập tức, thất nghiệp bùng nổ, khi mà các doanh nghiệp giờ đây không thể hoạt động, buộc phải cắt giảm bớt lao động. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) đi từ gần 30.000 vào cuối tháng 2 đến 18.000 vào ngày 23/3, một sự sụt giảm gần 50%. Sự sụp đổ này đã kích hoạt những gì được hầu hết mọi người nhìn nhận như là một suy thoái không thể tránh được. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn, chính quyền Trump đã theo gương của cuộc khủng hoảng trước và đã đề xuất một sự gia tăng thanh khoản lớn. Nhu cầu về cơ bản theo thực tế là Fed ước tính gần 40% người Mỹ không thể đủ khả năng trang trại cho một cuộc khủng hoảng chỉ với 400 USD trước đây. Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin, Chủ tịch Fed Jerome Powell, và cả 2 viện quốc hội đã thúc đẩy và thông qua một gói kích cầu 2 nghìn tỷ USD. Đạo luật này đã đẩy tiền vào gần như mọi ngóc ngách của nền kinh tế, từ các cá nhân đến các doanh nghiệp nhỏ, và các ngân hàng. Đạo luật này cũng đưa cán cân Fed đi vào quỹ đạo, với nguồn quỹ dịch chuyển từ hơn 4 nghìn tỷ USD lên hơn 7 nghìn tỷ USD chỉ trong một vài ngày. Nhiều người thấy hành động này là việc làm cần thiết để bảo vệ sự thịnh vượng của nước Mỹ. Những người khác thấy việc chi tiền trợ cấp này như một hành động thế chấp chính trị trong 1 năm bầu cử.Nguồn cung bùng nổ và lạm phát
Tuy nhiên, nỗi lo lắng lớn nhất về cán cân của Fed không thực sự liên quan đến nợ. Fed có thể nắm giữ trách nhiệm pháp lý và nhìn bề ngoài thì có thể bắt đầu giảm nó xuống. Tuy nhiên, các nguồn quỹ hiển diện như khoản nợ trên sổ cái của Fed thực sự là thanh khoản trên thị trường. Hơn 7 nghìn tỷ USD đã gia nhập nền kinh tế Mỹ trong 10 năm qua, trong khi GDP Mỹ chỉ tăng lên tới 20 nghìn tỷ USD. Hơn 1/3 GDP đã được Fed sử dụng làm đòn bẩy hiệu quả. Sự nguy hiểm của chính sách này là việc tăng thanh khoản khổng lồ này gây nghiện. Ngay cả Bộ trưởng tài chính Mnuchin cũng cho rằng thị trường giờ đây bị phụ thuộc vào các gói kích thích kinh tế. Giá chứng khoán tăng trong khoảng thời gian đỉnh điểm của khủng hoảng đã cho thấy thị trường đang không chuyển động dựa trên các nền tảng cơ bản, mà là dựa trên nguồn tiền tự do. Khi các nhà đầu tư đón nhận nguồn tiền từ các gói kích cầu, khái niệm giá trị trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Tuy nhiên, các tài sản bất động sản có giá trị thực và do đó có nguy cơ chịu áp lực lạm phát thực sự nghiêm trọng.Không có thay đổi nào sẽ đến
Tuy nhiên, bất chấp những nguy hiểm thực sự, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tiếp tục thúc giục hạ viện duy trì quá trình này. Phát biểu của ông trong tuần này bao gồm 1 lời kêu gọi tiếp tục ủng hộ đối với chính sách tài khóa.“Tôi cho sẽ là phù hợp để suy nghĩ về việc tiếp tục hỗ trợ người dân, những người vừa mới rời khỏi thị trường lao động, và các doanh nghiệp nhỏ hơn đang gặp khó khăn. Nền kinh tế hiện giờ đang bắt đầu hồi phục. Đó là một giai đoạn quan trọng và tôi nghĩ việc hỗ hoàn toàn phù hợp vào lúc này.”Trong khi hiệu quả lâu dài của các gói kích thích này vẫn chưa được biết rõ, thì các chính sách cho thấy hiểu biết của Satoshi Nakamoto về cuộc khủng hoảng năm 2009 là hoàn toàn chính xác. Chương trình cứu trợ của liên bang không cho thấy dấu hiệu sẽ sớm dừng lại.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.
Jon Buck
Với nền tảng kiến thức vững chắc về khoa học và viết lách, những ngày tháng đam mê tiền mã hóa của Jon bắt đầu vào năm 2011 khi anh lần đầu tiên nghe nói về Bitcoin. Kể từ đó, Jon đã học hỏi, đầu tư và viết về tiền điện tử cũng như công nghệ blockchain cho một số tạp chí và dự án ICO lớn nhất trong ngành. Sau một thời gian ngắn ở Ấn Độ, Jon và gia đình hiện đang sống ở miền nam California.
Với nền tảng kiến thức vững chắc về khoa học và viết lách, những ngày tháng đam mê tiền mã hóa của Jon bắt đầu vào năm 2011 khi anh lần đầu tiên nghe nói về Bitcoin. Kể từ đó, Jon đã học hỏi, đầu tư và viết về tiền điện tử cũng như công nghệ blockchain cho một số tạp chí và dự án ICO lớn nhất trong ngành. Sau một thời gian ngắn ở Ấn Độ, Jon và gia đình hiện đang sống ở miền nam California.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ