Mới đây, dự luật về trần nợ của Hoa Kỳ đã nhận được sự chấp thuận từ Hạ viện, loại bỏ chủ đề gây tranh cãi về thuế tiền điện tử.
Ban đầu dự luật vấp phải sự phản đối đáng kể từ Tổng thống Joe Biden và nhiều người khác do nhận thấy những lợi thể đối với những người trốn thuế giàu có và các trader tiền điện tử. Tuy nhiên, cuối cùng dự luật đã nhận được đủ sự ủng hộ. Trong bối cảnh nguy cơ vỡ nợ quốc gia đang rình rập, việc thông qua dự luật này đã trở thành một động thái cứu trợ lớn.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Tranh cãi về vấn đề tiền điện tử
Một nút xung đột quan trọng xung quanh dự luật về trần nợ là tác động của nó đối với các trader tiền điện tử. Cụ thể thông qua cơ chế chống thất thu thuế (Tax-loss harvesting).
Được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi như một chiến lược để giảm nghĩa vụ thuế tổng thể của họ, chiến thuật này đã được đưa ra thảo luận. Điều này đã tạo ra sự bất hòa đáng kể giữa các nhà lập pháp.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết:
“Tôi sẽ không đồng ý với một thỏa thuận bảo vệ những người giàu có gian lận thuế và những trader tiền điện tử trong khi đẩy khoản trợ cấp lương thực vào rủi ro đối với gần một trăm – xin lỗi – gần 1 triệu người Mỹ.”
Tuy nhiên, quyết định rút lại vấn đề gây tranh cãi về thuế tiền điện tử khỏi dự luật đã dẫn đến một bước đột phá. Cuối cùng, thỏa thuận lưỡng đảng đã được chấp thuận và thông qua luật tại Hạ viện.
Trần Nợ: Lịch sử và Ý nghĩa
Trần nợ là nền tảng của khuôn khổ chính sách tài khóa Hoa Kỳ kể từ năm 1917. Nó xác định giới hạn trên đối với tổng số tiền mà chính phủ liên bang có thể vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình.
Sự bế tắc về trần nợ đã làm dấy lên lo ngại về khả năng vỡ nợ của Mỹ. Tuy nhiên, với việc thông qua thành công dự luật, cuộc khủng hoảng này đã được ngăn chặn. Nó đảm bảo tính liên tục của các hoạt động của chính phủ và sự ổn định tài chính.
Dự luật về trần nợ này là một bước tiến mang tính bước ngoặt trong kịch bản tài chính của Hoa Kỳ liên quan đến việc phân bổ ngân sách quốc gia. Dự luật bao gồm nhiều vấn đề chính, chẳng hạn như giới hạn chi tiêu và chuyển hướng các quỹ cứu trợ COVID chưa được sử dụng.
Các nhà phê bình đã lên tiếng lo ngại về việc không tăng thuế mới trong thỏa thuận sẽ làm mất đi cơ hội tăng nguồn thu. Trong khi đó, những người ủng hộ lập luận rằng dự luật giúp người dân thoát khỏi gánh nặng tài chính bổ sung.
Dự luật về trần nợ: Bao gồm và loại trừ
Dự luật mới bao gồm việc đình chỉ trần nợ cho đến quý đầu tiên của năm 2025. Dự luật này thay thế giới hạn chi tiêu được Đảng Cộng Hòa đề xuất ở mức năm tài chính 2022.
Tuy nhiên, dự luật hạn chế khôi phục chi tiêu về mức năm 2022, duy trì chi tiêu phi quốc phòng ở mức năm 2023 cho năm 2024, không có giới hạn ngân sách sau năm 2025.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Kevin McCarthy nhấn mạnh:
“Tối nay tất cả chúng ta đã làm nên lịch sử vì đây là lần cắt giảm tiết kiệm lớn nhất mà Quốc hội này từng bỏ phiếu thông qua.”
Ngoài ra, dự luật còn bao gồm những thay đổi toàn diện đối với luật cho phép sử dụng năng lượng của quốc gia. Nó dự định đẩy nhanh quá trình phê duyệt cho các dự án mới, đây là điểm được các thành viên Đảng Dân Chủ ôn hòa ủng hộ.
Cải cách này đánh dấu sự sửa đổi quan trọng đầu tiên đối với Đạo luật Chính sách môi trường quốc gia kể từ năm 1982.
Về giáo dục, dự luật yêu cầu chấm dứt việc đình chỉ thanh toán khoản vay của sinh viên. Nó yêu cầu những người đi vay bắt đầu trả nợ sau tháng 8, sau hơn ba năm bị đình chỉ.
Là một phần của thỏa thuận, các quỹ cứu trợ COVID chưa sử dụng sẽ được thu hồi. Đây là một sáng kiến do Đảng Cộng Hòa đề xuất và được Nhà Trắng chấp nhận.
Dự luật cũng đề cập đến các chương trình phúc lợi công cộng, nâng cao giới hạn độ tuổi nhận SNAP – một chương trình trợ cấp công cộng trước đây gọi là phiếu thực phẩm (Food Stamps) và yêu cầu về số năm làm việc từ 50 lên 54 năm. Đồng thời, dự luật nâng cao các yêu cầu về số năm làm việc này cho các cựu chiến binh và những người vô gia cư, bất kể tuổi tác.
Một bước tiến quan trọng
Trong khi những bất đồng tiếp tục “tô màu” cho bối cảnh chính trị, việc thông qua dự luật về trần nợ của Hoa Kỳ đánh dấu một bước tiến đáng kể hướng tới sự ổn định tài chính và quản trị có trách nhiệm.
Khi quốc gia điều hướng hậu quả kinh tế của đại dịch, dự luật này đóng vai trò là một cơ hội quan trọng, định hướng cho tương lai kinh tế của đất nước.
Tổng thống Biden nhận định:
“Thỏa thuận ngân sách này là một thỏa hiệp lưỡng đảng. Không bên nào có được mọi thứ mình muốn.”
Việc lược bỏ một cách khôn ngoan vấn đề thuế tiền điện tử gây tranh cãi đã cho phép dự luật nhận được sự chấp thuận cần thiết, cung cấp một kế hoạch chi tiết cho sự ổn định tài chính trong tương lai và quản trị mạnh mẽ.
Bất chấp việc thông qua dự luật, một số điểm quan trọng gây tranh cãi vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù thỏa thuận không thay đổi các điều khoản về khí hậu và năng lượng sạch của Đạo luật Giảm lạm phát, nhưng nó cũng không giải quyết được mong muốn của Đảng Cộng Hòa trong việc hủy bỏ các điều khoản quan trọng liên quan đến khí hậu của IRA.
Đồng thời, thỏa thuận cũng không bao gồm khoản tăng thuế mới nào. Đây là một điểm mà Tổng thống Biden đã đề xuất và bị các thành viên Đảng Cộng Hòa kiên quyết bác bỏ. Yêu cầu của Đảng Cộng Hòa về việc hủy bỏ khoản giảm nợ cho sinh viên của Biden cũng không được ủng hộ và thông qua trong dự luật.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden kết luận:
“Thỏa thuận này là tin tốt cho người dân Hoa Kỳ và nền kinh tế Hoa Kỳ. Nó bảo vệ các ưu tiên và thành tựu chính trong hai năm qua, bao gồm cả các khoản đầu tư lịch sử đang tạo ra việc làm trên toàn quốc.”
Theo bạn, Hoa Kỳ còn có nguy cơ vỡ nợ hay không? Chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn trong nhóm Telegram của BeInCrypto nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.