Khi mà các cơ quan quản lý ngày càng muốn can thiệp sâu hơn vào những hoạt động giao dịch tiền mã hóa. Thì người ta càng quan tâm đến các cơ quan chịu trách nhiệm và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Như FinCEN. Vậy, bạn biết FinCEN là gì chưa?
FinCEN là gì?
FinCEN là một văn phòng trực thuộc Bộ Tài Chính Hoa Kỳ, được giao một nhiệm vụ riêng là thu thập và phân tích các giao dịch tài chính nhằm phát hiện nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm tài chính. Chữ “FinCEN” chính là viết tắt của “Financial Crimes Enforcement Network”. Được hiểu là mạng lưới chống tội phạm tài chính.
Cryptocurrency được FinCEN quan tâm đặc biệt vì đây vốn là công cụ rửa tiền, thực hiện các giao dịch ẩn danh trốn thuế và mua bán trái phép. Nếu bạn từng nghe qua vụ “Hồ sơ FinCen” sẽ nhận thấy cơ quan này điều tra rất chuyên nghiệp và nắm giữ nhiều bí mật tài chính động trời. Họ đều đứng đằng sau việc phanh phui các hoạt động ngầm kiểu như “con đường tơ lụa” hay các dòng tiền bẩn trên quy mô toàn cầu.
FinCEN ảnh hưởng đến thị trường tiền mã hóa như thế nào?
Một khi đã hiểu FinCEN là gì bạn cũng hiểu ngay tầm ảnh hưởng của FinCEN thế nào. Đây là những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai với những đạo luật mà FinCEN đề xuất:
- Từ tháng 12 năm ngoái, khi các số liệu của CHAIN ANALYSIS chỉ ra khối lượng giao dịch tiền mã hóa tăng mạnh từ dark net (có thể hiểu là chợ đen trên deep web). Họ đã đưa ra đề xuất các sàn giao dịch cung cấp thông tin tài khoản các ví un-hosted giá trị 10,000 đô trở lên. (ví un-hosted ở đây hiểu như là ví offline khó theo dõi). Và cũng cung cấp thông tin giao dịch của những ví un-hosted nào từ 3,000 đô trở lên. Dĩ nhiên, điều này bị cộng đồng tiền mã hóa phản đối kịch liệt. May mắn thay, khi nước Mỹ thay đổi tổng thống. Thì những đề xuất này đã bị đóng băng.
- Cuối tháng vừa qua, FinCEN đã công bố một văn bản “xem xét tiền ảo” (virtual currency) sẽ là ưu tiên hàng đầu để điều tra rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nghĩa là từ đây, FinCEN sẽ liên tục để mắt để các hoạt động tiền ảo sát sao hơn.
- Một động thái gần đây nhất từ FinCEN, đó là cử bà Michele Korver trở thành cố vấn trưởng về tiền kỹ thuật số. Bà này được nhận xét là có kiến thức chuyên môn về tiền kỹ thuật số.
Có lẽ những tin tức về FinCEN sẽ nhiều hơn trong thời gian tới.
Như vậy, hàng loạt các cơ quan quản lý đang liên tục nhắm đến tiền mã hóa
- SEC (chắc ai cũng đã biết – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ)
- CFTC (Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai)
- FinCEN (mạng lưới chống tội phạm tài chính)
- Và nhiều cơ quan quản lý khác.
Điều này liệu có kiềm hãm sự tăng giá của Bitcoin?
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.