Xem thêm

FOMO là gì? Làm sao để biết mình có FOMO không?

3 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • FOMO là gì?
  • Hệ quả của việc FOMO là gì?
  • Làm sao để biết mình có đang FOMO hay không?
  • promo

Thị trường tiền ảo là thị trường dễ khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái FOMO nhất. Đây là một cảm xúc đặc biệt của con người, không chỉ trong đầu tư tài chính, mà trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
FOMO có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi. Nhưng không phải sợ vì bị đe dọa, mà là sợ bỏ lỡ một điều gì đó.

FOMO là gì?

FOMO là viết tắt của chữ “Fear Of Missing Out” trong tiếng Anh – dịch ra nghĩa là “sợ bỏ lỡ điều gì đó”. Trong đầu tư tài chính, nó ám chỉ việc nhà giao dịch sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Nói riêng trong thị trường tiền điện tử, sau đây là một vài biểu hiện của một người đang FOMO:
  • Lập tức quyết định mua vì giá đang tăng mạnh, hoặc lập tức bán vì giá sụt bất ngờ.
  • Dễ dàng tin theo những dự đoán và quyết định mua bán từ những dự đoán “hợp ý của mình”
  • Chỉ thích đọc những tin tức có lợi cho dự đoán của mình. Bỏ ngoài tai những phản biện bất kể nó có lý hay không.
  • Thích đầu tư theo kiểu “all in”, được ăn cả ngả về không.

Hệ quả của việc FOMO là gì?

Về cơ bản, trong giao dịch, FOMO chính là quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc mà thiếu lý trí. Nên nó thường dẫn đến những hệ quả như sau:
  • Các traders thường đu đỉnh hoặc bán ngay tại đáy. Vì “chịu hết nỗi” cảm xúc FOMO trong người.
  • Về lâu dài, trader sẽ thất bại và chán nản. Cảm thấy biến động thị trường chẳng qua chỉ là trò may rủi không hơn không kém. Mất niềm tin vào việc đầu tư tài chính.
  • Đôi khi việc FOMO lại khiến trader có lời ngay lập tức. Nhưng đây là một cái bẫy, vì nếu liên tục quyết định mua/bán vì cảm xúc FOMO, rồi sẽ sớm đến lúc khoản lời thành lỗ.
  • Nếu không thoát ra khỏi tình trạng trạng này, nhà giao dịch sẽ bị mất phương hướng và ảnh hưởng tiêu cực tâm lý nặng nề.

Làm sao để biết mình có đang FOMO hay không?

Đối với những traders kỳ cựu. Thì khi thấy đám đông đang FOMO, họ lại thường đứng ngoài và nhìn thấy một cơ hội kiếm lời mở ra. Để đứng ngoài FOMO, bạn cần chân thành với chính mình để biết mình có đang FOMO hay không, bằng những câu hỏi checklist sau:
Câu hỏi kiểm tra FOMO Không FOMO
1 Bạn có kế hoạch giao dịch không? Không
2 Quyết định này có nằm trong kế hoạch đó không? Không
3 Bạn có vừa thay đổi quyết định trước đó không? Không
4 Việc thay đổi quyết định có nằm trong kế hoạch không? Không
5 Kế hoạch này có điểm cắt lỗ/chốt lời không? Không
6 Kế hoạch này có nhất quán với những lần giao dịch khác của bạn không? Không
7 Bạn tự nghĩ mình có đang FOMO không? Không
Bất cứ khi nào xuất hiện câu trả lời nằm bên cột FOMO, hãy chuyển đến câu số 7. Câu số 7 nghe thật kỳ quặc nhưng là câu hỏi mang tính tự vấn, sau khi bạn đã trả lời hết những câu hỏi trên. Khi bạn đã quen, mọi quyết định sẽ hoàn toàn nằm trong hệ thống giao dịch của bạn, và bạn không còn bất ngờ trước những biến động của thị trường nữa.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ