CEO Binance, Changpeng ‘CZ’ Zhao mới đây đã lên tiếng phủ nhận thông tin về việc Binance đang xem xét hủy niêm yết một số token có trụ sở tại Mỹ như stablecoin USDC.
- [Góc khảo sát] Tham gia khảo sát trải nghiệm bạn đọc trên trang BeInCrypto và nhận được những phần quà hấp dẫn tại đây.
Trước đó, một nguồn tin đã tiết lộ với Bloomberg rằng Binance đang xem xét lại các mối quan hệ đầu tư và ngân hàng ở Mỹ và có thể hủy niêm yết các dự án tiền điện tử có trụ sở tại quốc gia này. Một ngày trước đó, như thông tin BeInCrypto đã cập nhật, Reuters cũng đăng bài nói về khoản tiền “đi đêm” trị giá 400 triệu USD với ngân hàng Silvergate tại Mỹ. Có vẻ như FUD đang trở lại với Binance.
Mối liên kết của Binance với Signature bank và Aptos Labs
Mặc dù phủ nhận báo cáo, nhưng trước đó CZ đã tweet rằng Binance đang xem xét các mối quan hệ căng thẳng trong các khu vực pháp lý với sự không chắc chắn về quy định.
Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các mối quan hệ kinh doanh của Binance ở Mỹ đang trở nên căng thẳng là thỏa thuận sửa đổi giữa Binance và Signature bank ở New York nhằm hạn chế chuyển khoản SWIFT USD ở mức 100,000 USD trở lên. Theo Binance, quyết định này sẽ chỉ ảnh hưởng đến 0.01% khách hàng của sàn. Binance sau đó đã thông báo tạm dừng chuyển khoản ngân hàng bằng USD, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến 0.01% khách hàng của họ. Sự giống nhau về quy mô cơ sở khách hàng dẫn đến suy đoán rằng việc đình chỉ có thể liên quan đến Signature bank.
Không lâu sau đó, công ty thương mại Statistica Capital đã chính thức kiện Signature bank, cáo buộc ngân hàng này đã biết về hành vi gian lận của cựu CEO FTX, Sam Bankman-Fried.
FTX phá sản vào tháng 11/2022 sau khi một dòng tweet của Zhao khiến khách hàng của FTX ồ ạt rút tiền khỏi nền tảng. Sau khi sàn giao dịch nộp đơn xin phá sản, có tin đồn rằng cựu Giám đốc điều hành, Sam Bankman-Fried đã trộn tiền của khách hàng với Alameda Research, nhà tạo lập thị trường của FTX. Cả Signature và một ngân hàng thân thiện với tiền điện tử khác là Silvergate Capital đang phải đối mặt với các vụ kiện vì bị cáo buộc đã tham gia vào vụ gian lận này.
Áp lực pháp lý bắt đầu gia tăng vào ngày 13/2/2023, khi Sở Dịch vụ Tài chính New York ngừng phát hành stablecoin BUSD mang thương hiệu Binance.
“Giống như mọi công ty blockchain khác, chúng tôi đang tiến hành phân tích lợi ích chi phí cẩn thận và sẽ xoay chuyển hoạt động kinh doanh của chúng tôi khi cần thiết để bảo vệ cơ sở người dùng toàn cầu của sàn,” một phát ngôn viên của Binance nói với Bloomberg.
Binance cũng có thể cắt đứt quan hệ với công ty kiểm toán CertiK có trụ sở tại New York và Aptos Labs có trụ sở tại California như một phần trong quá trình thẩm định trên của mình. Cả hai công ty Mỹ đều nhận được tài trợ từ quỹ đầu tư mạo hiểm của Binance, Binance Labs.
Các quy định là nguyên nhân dẫn đến tin đồn Binance hủy niêm yết
Mặc dù CZ đã bác bỏ các tin đồn Binance hủy niêm yết, nhưng trong quá khứ, Binance cũng như các nền tảng khác đã từng phải xoá một số token do áp lực quy định từ các nhà chức trách .
Theo trang web đào tạo trực tuyến của Binance, một trong những lý do khiến sàn hủy niêm yết một token là nếu “sàn giao dịch cho rằng việc tiếp tục hợp tác với dự án là không thể chấp nhận hoặc có rủi ro.” Trước khi xóa các cặp giao dịch, Binance thường thông báo cho khách hàng để họ có thời gian rút tiền điện tử của mình khỏi sàn. Mặc dù Binance không cho biết điều gì sẽ xảy ra với tài sản của khách hàng bị hủy niêm yết, nhưng theo diễn đàn Reddit, các khoản tiền này sẽ không thể truy cập được.
Binance đã xóa các cặp giao dịch token SRM (Serum) của FTX sau khi sàn giao dịch này sụp đổ vào năm ngoái. Chi nhánh tại Hoa Kỳ của Binance đã hủy niêm yết token AMP sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ SEC coi đây là chứng khoán vào tháng 8/2022.
Năm ngoái, SEC đã kiện thành công nền tảng nội dung phi tập trung LBRY vì đã cung cấp token LBC của mình dưới dạng chứng khoán chưa đăng ký. Sàn giao dịch tiền điện tử Poloniex sau đó đã hủy niêm yết LBC. Coinbase cũng đã hủy niêm yết XRP sau khi SEC kiện Ripple Labs và hai giám đốc điều hành của nó với cáo buộc công ty đã bán chứng khoán chưa đăng ký.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.