Xem thêm

GameFi 2021: Các giao dịch liên quan đến GameFi đã tăng 2,934%

5 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Toàn cảnh về thị trường GameFi toàn cầu năm 2021

Mới đây, theo một báo cáo từ Newzoo, tổng số lượng game thủ trên toàn cầu ước tính đã lên đến hơn 3 tỷ người, chiếm khoảng gần 38% so với tổng dân số toàn thế giới (khoảng 7,837 tỷ người theo World population data sheet 2021, PRB). Đây là một số lượng lớn khách hàng tiềm năng mà ngành game đã và đang hướng đến.

Tương ứng với tổng số lượng người dùng như vậy, thị trường cũng đã chứng kiến một sự tăng trưởng về doanh thu trong lĩnh vực game so với năm liền kề. Theo thống kê của Newzoo, tổng doanh thu trong lĩnh vực game năm 2021 đạt con số 180.3 tỷ USD. Trong đó, 93.2 tỷ USD đến từ các game trên thiết bị di động, 36.7 tỷ USD đến từ các game trên PC, phần còn lại cho các game được dành cho phân khúc game cho các dòng máy điện tử (console game).

Tổng quan thị trường game toàn cầu. Nguồn: Newzoo
Tổng quan thị trường game toàn cầu. Nguồn: Newzoo

Trong trào lưu chung của thị trường game toàn cầu đó, năm 2021 chúng ta chứng kiến một trào lưu mới khi các yếu tố game truyền thống kết hợp với công nghệ blockchain hiện đại để tạo ra một mô hình mới với tên gọi là GameFi. Ngoài công nghệ blockchain ra, mô hình này là sự kết hợp giữa hai yếu tố chủ đạo là các game truyền thống (game) và mô hình tài chính phi tập trung được lồng ghép khéo léo (DeFi). 

Mặc dù không phải là đầu tiên nhưng game Axie Infinity được xem như là người mở màn cho xu hướng GameFi mới này trong đầu năm 2021. Nó là sự kết hợp giữa chơi game, tài chính phi tập trung và token không thể thay thế (NFT). Nó là hiện thân của mô hình Play to Earn, cho phép người dùng ngoài chơi game còn có thể kiếm được tiền nhờ việc bán các vật phẩm hoặc nhân vật trong game dưới hình thức tài sản sưu tầm (NFT).

Tổng số giao thức trong lĩnh vực GameFi hàng tháng. Nguồn: Foot Analytics
Tổng số giao thức trong lĩnh vực GameFi hàng tháng. Nguồn: Foot Analytics

Khi người chơi vẫn chưa hoàn toàn làm quen được với khái niệm GameFi mới này thì nửa cuối năm 2021, xu hướng về Metaverse đã tràn sang và khiến cho GameFi trở thành nóng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với động thái đổi tên của Facebook thành Meta và thông báo về việc gã khổng lồ mạng xã hội tham gia thế giới Metaverse đã khiến cho thuật ngữ này được nhiều người biết đến hơn. 

Kéo theo đó, GameFi trở thành lĩnh vực tăng trưởng nóng nhất trên thị trường tiền mã hóa, vượt qua cả DeFi. Các giao dịch liên quan đến GameFi đã tăng 2,934% trong năm nay. Trên thực tế, GameFi bắt đầu giai đoạn tăng trưởng bùng nổ vào tháng 3, kéo dài đến tháng 8/2021. Xuyên suốt quãng thời gian đó, các giao dịch trong lĩnh vực GameFi cũng trải qua hai đỉnh tăng trưởng trong giai đoạn này, vào ngày 9/4 và ngày 27/12.

Tổng số giao dịch GameFi trong năm 2021
Tổng số giao dịch GameFi trong năm 2021

Đóng góp vào sự thành công chính của GameFi trong năm 2021, ngoài hai nền tảng chính là Binance Smart Chain (giờ là BNB Chain) và Ethereum ra, chúng ta còn chứng kiến sự góp mặt của 2 tên tuổi mới là Hive và WAX. Trong đó, Hive là một hệ sinh thái blockchain phi tập trung. Nhờ việc thêm chế độ PvP và cho phép khởi chạy token quản trị của game SplinterShards (SPS) vào tháng 8/2021 nó đã làm tăng khối lượng giao dịch của GameFi lên hơn 44 tỷ USD. Còn đối với WAX, nhờ khả năng mở rộng và phí gas rẻ hơn so với Ethereum mà nó có thể thu hút được nhiều người dùng so với các nền tảng khác.

Số lượng người dùng GameFi hàng ngày trên các blockchain
Số lượng người dùng GameFi hàng ngày trên các blockchain

Một minh chứng khác cho sự thành công của GameFi trong năm 2021 là số lượng các vòng gọi vốn tập trung vào lĩnh vực này. Theo số liệu ghi nhận từ Footprint Analytics, chỉ riêng Q4/2021 đã cho thấy mộ sự tăng trưởng đột biến về lượng tiền đổ vào lĩnh vực này của các nhà đầu tư tổ chức. 

Số lượng tiền đổ vào lĩnh vực GameFi 2021
Số lượng tiền đổ vào lĩnh vực GameFi 2021

Trong 3 tháng cuối năm ghi nhận lần lượt là 33, 36 và 39 thương vụ gọi vốn thành công trong lĩnh vực này. Trong đó, tháng 11 ghi nhận tổng cộng gần 1.3 tỷ USD dòng tiền từ các nhà đầu tư tổ chức. Mức này cao hơn rất nhiều so với các tháng đầu năm và thời điểm này cùng trùng với sự xuất hiện của xu hướng Metaverse mà chúng ta đã nhắc đến ở phần trên. Khi thị trường tiền điện tử cho GameFi phát triển nhanh chóng, các tổ chức đầu tư lớn tiếp tục tham gia vào thế giới blockchain. Theo Footprint Analytics, Q4/2021 đã chứng kiến một lượng lớn tiền đầu tư đổ vào lĩnh vực này.

Năm 2022 sẽ là năm của GameFi?

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, ngoài NFT và DeFi, thế giới đã bắt đầu biết đến khái niệm về GameFi. Mặc dù qua các con số thống kê cho chúng ta thấy sự bùng nổ trong lĩnh vực này nhưng mọi thứ vẫn mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, giống vời thời kỳ cao trào của DeFi vậy. 

GameFi đang thay đổi các quy tắc chơi game nhưng không phải là không có những thách thức của nó. Một số lo ngại về quy định đang chờ đợi ngành công nghiệp này. Một số dự án GameFi hiện tại lại đang tập trung quá nhiều vào yếu tố kiếm tiền mà lu mờ đi nhất bản chất cốt lõi của nó là chơi game. Do đó, để mang lại một sự phát triển bền vững, GameFi trong năm 2022 sẽ cần phải điều tiết và thay đổi cách thức tiếp cận với người dùng nhiều hơn. Nó cần phải xây dựng một mô hình kinh tế trong game hợp lý, dung hòa được giữa cả hai yếu tố chơi game và kiếm tiền. Các game cần mang lại sự thú vị để có thể giữ chân người dùng được lâu hơn thay vì chỉ là một xu hướng nhất thời.

Ngoài ra, với xu hướng phi tập trung hóa và phân quyền như hiện tại, GameFi trong năm 2022 cũng có thể sẽ tích hợp các thuộc tính của DAO vào quá trình vận hành. Hoặc một số game sẽ dần chuyển đổi vai trò quản trị sang cho cộng đồng. Lúc này, người chơi sẽ có tiếng nói nhiều hơn trong việc đóng góp và duy trì sự phát triển cho chính những game đó.

Bạn đánh giá như thế nào về tiềm năng của GameFi trong năm 2022? Hãy tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto Việt Nam và cùng chúng tôi thảo luận về vấn đề này nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ