Khi thị trường tiền điện tử tiếp tục phát triển và trưởng thành, một trong những công ty lớn của ngành, Digital Currency Group (DCG), đang phải đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng.
Theo các nguồn tin tiết lộ, nền tảng môi giới tiền điện tử Genesis, công ty con của DCG, đang có khoản nợ hơn 3 tỷ USD. Điều này khiến Genesis phải cân nhắc bán bớt tài sản trong danh mục đầu tư mạo hiểm của mình để trả nợ.
- Xem thêm: Sau FTX, liệu DCG, Grayscale hay Genesis sẽ là vụ sụp đổ trong lĩnh vực tiền điện tử tiếp theo?
Công ty con của DCG, Genesis nợ hàng tỷ USD
DCG, tập đoàn đứng sau trang truyền thông tiền điện tử CoinDesk và quỹ đầu tư Grayscale, đang tìm cách đảm bảo nguồn tiền mặt mới sau khi công ty con Genesis lâm vào khủng hoảng do sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX vào tháng 11/2022. Công ty hiện đang cân nhắc việc bán bớt tài sản trong danh mục đầu tư mạo hiểm của mình để trả nợ bao gồm hơn 200 dự án liên quan đến tiền điện tử như sàn giao dịch, ngân hàng và nền tảng lưu trữ ở ít nhất 35 quốc gia và được định giá khoảng 500 triệu USD. Như vậy, giả thuyết DCG xả token mà BeInCrypto nhắc đến trước đó rất có thể sẽ sớm xảy ra.
Mức độ nợ của Genesis đối với các chủ nợ cho thấy DCG đang có một nhiệm vụ khó khăn phía trước. Vì việc tìm kiếm nguồn vốn cứu trợ bên ngoài của Genesis cho đến nay vẫn chưa thành công. Tình hình còn phức tạp hơn khi các tranh chấp bùng phát giữa DCG và cặp song sinh Winklevoss. Theo đó, sàn giao dịch tiền điện tử Gemini, đứng đầu bởi hai anh em nhà Winklevoss, đã sử dụng Genesis trong chương trình cho vay của mình và Genesis đã nợ sàn giao dịch này 900 triệu USD.
Gần đây, Cameron Winklevoss, đồng sáng lập của Gemini, đã kêu gọi cách chức CEO của DCG, Barry Silbert. Anh cho rằng Silbert là “không phù hợp” để lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, Silbert đã phản bác lại và cho thấy nỗ lực phục hồi công ty trước những thách thức của ngành công nghiệp tiền điện tử.
DCG đối mặt với khủng hoảng
Genesis, một công ty con thuộc sở hữu của DCG, là một trong những nền tảng cho vay lớn nhất trên thị trường tiền điện tử, cho phép khách hàng cho vay tiền của họ để đổi lấy lợi suất cao. Tuy nhiên, Genesis đã tạm dừng việc rút tiền của khách hàng vào tháng 11 sau sự sụp đổ của FTX, với lý do “tình trạng hỗn loạn chưa từng có trên thị trường”.
Trong một nỗ lực giải quyết tình hình, Genesis đã thuê ngân hàng đầu tư Moelis để tư vấn các phương án trả nợ. Trong khi đó, việc tìm kiếm cứu trợ từ các nguồn vốn ngoài vẫn chưa thành công. Barry Silbert gần đây đã thông báo với các cổ đông rằng công ty đã cắt giảm 30% nhân viên tại Genesis và đóng cửa hoạt động kinh doanh quản lý tài sản để giảm chi phí.
Tình hình này đã ảnh hưởng đến các khách hàng cá nhân, những người đang bị mắc kẹt ở giữa và đặt ra câu hỏi về tính ổn định cũng như bền vững của thị trường cho vay tiền điện tử. Trong bối cảnh DCG tiếp tục cân nhắc về các giải pháp và tìm kiếm nguồn cứu trợ, tương lai của danh mục đầu tư mạo hiểm và khả năng trả nợ của nó vẫn chưa chắc chắn.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.