Xem thêm

Đây là sự khác biệt trong chiến lược giao dịch Bitcoin giữa Châu Âu và Châu Á

2 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Châu Âu "tham lam", Châu Á "sợ hãi"
  • Và những người Mỹ "cáo già"...
  • promo

Hành vi giao dịch (xét theo số đông) rõ ràng khác nhau giữa các nhà đầu tư/giao dịch Bitcoin của Châu Âu và Châu Á. Một vài số liệu từ Glassnode sẽ giúp chúng ta thấy rõ sự khác nhau này.

Tìm hiểu chỉ số on-chain: Month-over-month Price Change

Một chỉ số on-chain ít được chú ý đó là Month-over-month Price Change.

  • Price Change (như tên gọi) thể hiện sự thay đổi giá nhưng không phải thay đổi giá theo cung cầu thông thường, mà là sự thay đổi giá được cộng dồn dựa trên múi giờ. Hay nói cách khác, chỉ số này thể hiện tổng tích lũy của những thay đổi giá theo địa lý.
  • Thị trường Bitcoin được giao dịch 24/24 nhưng vẫn có sự phân biệt tương đối rõ nét giữa lượng giao dịch đến từ vị trí địa lý khác nhau. Sự tích lũy này âm chứng tỏ lực bán mạnh, ngược lại sự tích lũy này dương chứng tỏ lực mua mạnh.

Mời bạn quan sát sự thay đổi giá tích lũy của Châu Á và Châu Âu cùng với Mỹ để rút ra những góc nhìn khá thú vị.

Châu Âu “tham lam”, Châu Á “sợ hãi”

Có thể nói, lượng giao dịch từ Châu Âu là động lực thúc đẩy cho quá trình uptrend của Bitcoin vào 2020-2021. Ngược lại, Châu Á lại là động lực chính góp phần vào downtrend của năm 2022.

Chỉ số Bitcoin US, EU Month-over-month Price Change. Nguồn: Glassnode, Việt hóa bởi Beincrypto.
Chỉ số Bitcoin US, EU Month-over-month Price Change. Nguồn: Glassnode, Việt hóa bởi Beincrypto.
Chỉ số Bitcoin Asia Month-over-month Price Change. Nguồn: Glassnode, Việt hóa bởi Beincrypto.
  • Kể từ sau đại dịch bắt đầu bùng nổ hồi T3/2020, Mỹ và Châu Âu đóng góp phần lớn lực mua trong sự phục hồi theo mô hình V-shape của Bitcoin. Còn với người Châu Á, Bitcoin chỉ đang tăng trong sự hoài nghi, Châu Á vẫn sợ hãi và đóng góp phần lớn lực bán. Rõ ràng, người Mỹ và Châu Âu đã có vị thế mua tốt hơn.
  • Khi quá trình Bull-run của Bitcoin thực sự bắt đầu, người Mỹ lại có vị thế mua sớm hơn còn Châu Âu lại chủ yếu mua tại ATH lần 1 (T4/2021). Trong khi Châu Á đóng góp rất dè dặt vào lực mua và gần như là đứng ngoài nhìn.
  • Thời điểm Bitcoin sụt giảm T5-7/2021 có thể xem như sự chốt lời của người Mỹ. Rồi nhanh chóng người Mỹ mua sớm trở lại hồi T8/2021 trong sự bối rối của cả Châu Âu và Á.
  • Tiếp tục đáng buồn cho Châu Á, khi Bitcoin lập ATH lần 2 họ là những người “đu đỉnh” đông đảo nhất trong khi cả Mỹ và Châu đã dè dặt trở lại.

Và đến giai đoạn sideway đầu 2022, cả Mỹ và Châu Âu đóng góp phần lớn vào lực mua trong khi Châu Á vẫn bán trong sợ hãi.

Và những người Mỹ “cáo già”…

Bạn có nhận thấy, xét theo góc nhìn trên, phần lớn lượng giao dịch hưởng lợi nhuận không hề thuộc về Châu Âu hay Á, mà là thuộc về những nhà đầu tư Hoa Kỳ không? Bạn nghĩ sao về điều này?

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ