Trong một thông báo, Google xóa 8 app khai thác tiền điện tử lừa đảo hoặc ứng dụng Android giả. Hơn thế, công ty an ninh mạng Trend Micro phát hiện hơn 120 app khai thác tiền điện tử lừa đảo.
Xóa app khai thác tiền điện tử để bảo vệ không gian mạng
Theo báo cáo từ Trend Micro, hành vi lừa đảo được phát hiện khi các app lợi dụng nạn nhân xem quảng cáo. Cụ thể, ứng dụng độc hại thu hút nạn nhân xem quảng cáo trên các trang mạng. Sau đó, khách hàng trả tiền cho các dịch vụ đăng ký có mức phí trung bình hàng tháng là 15 USD. Nạn nhân trả tiền để tăng khả năng khai thác nhưng không nhận lại được như cam kết. Trích trong báo cáo, Trend Micro đã viết:
Gần đây, chúng tôi đã phát hiện ra tám ứng dụng di động lừa đảo giả dạng ứng dụng khai thác tiền điện tử trên đám mây… nơi người dùng có thể kiếm tiền điện tử bằng cách đầu tư tiền vào hoạt động khai thác trên đám mây.
Do đó, Trend Micro đã báo cáo lên Google và trang tìm kiếm lớn này đã làm một cuộc thanh trừng. Cho đến hiện tại, có khoảng 8 app từng xuất hiện trên CH Play đã bị gỡ xuống. Danh sách này bao gồm: BitFunds; Bitcoin Miner; Bitcoin (BTC); Crypto Holic; Daily Bitcoin Rewards; Bitcoin 2021; MineBit Pro; Ethereum (ETH).
Đây được xem là động thái răn đe các ứng dụng lừa đảo. Nhưng đáng lo ngại hơn khi Trend Micro cho rằng vẫn còn 120 ứng dụng lừa đảo khác đang hoạt động. Một số ứng dụng này thậm chí đã được tải xuống hơn 100,000 lần.
Google vẫn gián tiếp ủng hộ tiền điện tử
Mặc dù, Google đã hành động cứng rắn với những đơn vị lừa đảo. Nhưng trên thực tế, Google vẫn khuyến khích những công ty tiền điện tử uy tín. Các đây vài tuần, Google cho các sàn và ví điện tử được đăng ký quảng cáo. Tuy nhiên, các ứng dụng này phải tuân theo tiêu chuẩn chống tội phạm mạng của FinCEN.
Bên cạnh đó, Coinbase cũng được tích hợp vào Apple Pay và Google Pay. Tại Việt Nam, nhiều ứng dụng như ví VNDT, ví KardiaChain cũng xuất hiện và minh bạch trên CH Play. Những điều này thể hiện Google vẫn ủng hộ Blockchain và tiền điện tử.
Mặc khác, nhiều tội phạm mạng đã lợi dụng lòng tham và sự thiếu kiến thức của người dân. Đa phần, chúng quảng cáo về các khoản thu nhập khủng bằng thao tác dễ dàng. Từ đó, nạn nhân tin theo và nạp tiền vào các app nhưng không hoàn lại được.
Xem thêm: Nên chọn Authy hay Google Authenticator? Đâu là ứng dụng bảo mật hai lớp tốt nhất?
Không khi là các app khai thác tiền điện tử thường lợi dụng hình ảnh Bitcoin để lừa đảo. Mà nhiều hình thức lừa đảo khác cũng lấy Bitcoin để kích thích lòng tham từ nạn nhân. Nạn nhân thường không biết rằng Bitcoin không dễ khai thác và mang tính khan hiếm vì nguồn cung giới hạn. Do đó, Google cần hành động quyết liệt để bảo vệ cộng đồng cũng như không gian mạng.
Thông tin có bổ ích với bạn? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.