Không thể phủ nhận sự tăng trưởng quỹ Grayscale Bitcoin Trust là một trong những động lực chính thúc đẩy sự tăng giá của Bitcoin trong năm 2021. Thị trường bước vào downtrend, cái tên Grayscale ít được nhắc đến hơn cho đến khi chiến thắng pháp lý với SEC được công bố.
Sau đây là tổng hợp của BeInCrypto toàn cảnh sự việc Grayscale thắng kiện SEC và những ảnh hưởng ban đầu của sự việc này.
Hành trình pháp lý của Grayscale
- Grayscale được thành lập từ 2013, giai đoạn rất sớm trong lịch sử phát triển của thị trường Crypto. Grayscale ra đời như một công ty con của quỹ đầu tư Digital Currency Group, với mục tiêu mở ra cơ hội để nhà đầu tư tiếp xúc với các tài sản số như Bitcoin.
- Đến 2015, cổ phiếu GBTC của Grayscale được giao dịch trên OTC Markets Group. Và Grayscale hoạt động như một quỹ đóng (closed-end fund – CEF) không phải như một exchange-traded fund – ETF. Nghĩa là Grayscale huy động vốn từ nhà đầu tư và mua Bitcoin, sau đó chia số BTC đó thành lượng cổ phiếu gọi là GBTC.
- Từ 2017, Grayscale đã nộp đơn đăng ký lên SEC với tham vọng thay đổi mô hình CEF hiện tại thành một quỹ ETF đúng nghĩa. Nghĩa là nhà đầu tư nắm giữ GBTC có thể quy đổi trực tiếp ra Bitcoin thật sự. Nhưng SEC đã từ chối.
- Đến 2021, khi có nhiều Future Bitcoin ETF được thông qua, Grayscale nuôi tham vọng trở lại và lên kế hoạch nộp đơn đăng ký Spot Bitcoin ETF. Nhưng đơn đăng ký bị từ chối.
- Đến 2022, Grayscale đệ đơn kiện SEC do bị từ chối yêu cầu phê duyệt Bitcoin ETF giao ngay. Một trong những lý lẽ của Grayscale là tại sao Future Bitcoin ETF được thông qua nhưng Spot Bitcoin ETF thì lại không.
- Và cho đến nay, T8/2023, Grayscale tuyên bố thắng kiện SEC với sự nhất trí cùng lúc 3 thẩm phán.
Trong suốt quá trình này, Grayscale không ngừng mở rộng các sản phẩm tín thác sang các Altcoin khác ngoài Bitcoin. Và họ không ngừng thu gom BTC, ETH…. với số lượng lớn.
Grayscale lưu trữ nhiều Bitcoin đến mức nào?
Nhiều người nghĩ rằng tổ chức đang nắm giữ nhiều Bitcoin là MicroStrategy, nhưng thực chất câu trả lời chính xác là Grayscale.
Quan sát minh họa thống kê số BTC được nắm giữ bởi tổ chức sẽ nhận thấy vấn đề của Grayscale quan trọng đối với thị trường Crypto ra sao.
Grayscale đang nắm giữ hơn 635,000 BTC, tức gần 3.5% nguồn cung BTC đang lưu thông. Và con số này gấp 4.5 lần so với MicroStrategy. Nếu thực sự một Bitcoin ETF giao ngay được thông qua, Grayscale sẽ là kẻ thống trị trong thị trường quỹ dạng này.
Từ 2013 đến 2021, Grayscale liên tục thu gom BTC rất tích cực. Năm 2021 là năm họ thu gom tích cực nhất thì lại là năm mà BTC tạo đỉnh. Và từ nửa sau năm 2021 đến suốt quá trình downtrend thì Grayscale không còn gia tăng dự trữ nhưng giảm dần theo từng tháng và không đáng kể.
GBTC Discount đang thu hẹp là điều quan trọng với Grayscale
Việc Grayscale thắng kiện SEC có thể xem là một trong những chiến thắng pháp lý quan trọng mở đường cho khả năng một Spot Bitcoin ETF được thông qua. Nhất là khi cuộc chơi hiện tại không chỉ của riêng Grayscale mà còn có sự tham gia của Blackrock, Fidelity và hàng loạt hồ sơ đăng ký từ các quỹ khác.
Thị trường đã cho phản ứng tích cực ngay lập tức và mạnh mẽ đến mức dù có nhiều tin xấu ra cùng lúc cũng không ảnh hưởng gì. Với riêng Grayscale, thì ảnh hưởng đầu tiên phải kể đến là GBTC Discount đang thu hẹp đáng kể.
Khi đầu tư vào Grayscale, nhà đầu tư thay vì mua BTC sẽ mua một lượng cổ phiếu GBTC tương ứng. Mỗi GBTC sẽ tương đương với 0.000940076 BTC. Và với cách đầu tư này, nhà đầu tư sẽ phải chịu cùng lúc 2 biến động. Thứ nhất là giá cổ phiếu GBTC, và thứ hai là giá BTC.
- Khi giá 1 cổ phiếu GBTC được giao dịch cao hơn 0.000940076 BTC sẽ được gọi là premium price, ngược lại là là discounted price. Biểu đồ trên cho thấy từ 2021 đến nay, GBTC discount liên tục lớn dần và thấp hơn NAV (giá trị tài sản ròng mà Grayscale đang nắm giữ), có thời điểm âm hơn 40% so với NAV.
- Nếu Grayscale là một ETF chứ không phải là một CEF (như nói ở trên), thì có lẽ họ đã không phải chịu hệ quả GBTC discount kéo dài và giảm sâu đến như vậy. Cấu trúc của một ETF sẽ giúp nhà đầu tư bán cổ phiếu khi premium price và mua lại khi discounted price để kiếm lời từ chênh lệch với giá tài sản. Điều này giúp giá trị tài sản và giá trị cổ phiếu sẽ có xu hướng neo về mức ngang bằng.
Khi GBTC bị chiết khấu quá nhiều và quá lâu, người ta cũng lo ngại rằng Grayscale sẽ thanh lý số BTC đang nắm giữ tạo lực xả lớn cho thị trường. Nhưng đến tháng 8 này, cùng với sự kiện Grayscale thắng kiện SEC, GBTC Discount thu hẹp trở lại đáng kể, -14% so với NAV. Có lẽ đây là sự ghi nhận cho những nổ lực của Grayscale.
Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram chat | Telegram channel | Facebook fanpage.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.