Một trong những tín hiệu nổi tiếng và hiệu quả nhất trong việc xác định thời điểm mua Bitcoin (BTC) là Hash Ribbons. Tín hiệu này vừa chuyển sang màu xanh. Tín hiệu này đem lại mức hiệu quả gần 100%, lợi nhuận trung bình là 4157% và rủi ro giảm giá trung bình là -11%.
Chúng ta sẽ xem các khái niệm cơ bản về chỉ báo Hash Ribbons. Tầm quan trọng của tín hiệu và các hiệu suất trong quá khú của nó. Ngoài ra, việc chuyển sang tín hiệu mua xanh có nghĩa là mức 30.000 đô la là mặt bằng giá mới với Bitcoin. Với tín hiệu từ Hash Ribbons, thì khả năng cao là giá Bitcoin sẽ không bao giờ giảm xuống dưới mức này nữa.
Tỷ lệ băm là gì?
Chỉ báo Hash Ribbons dựa trên tỷ lệ băm. Đây là một trong những chỉ báo quan trọng nhất về sức khỏe của mạng Bitcoin. Hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ băm là sức mạnh tính toán mà các thiết bị khai thác BTC tại từng thời điểm.
Thông thường, sự gia tăng tỷ lệ băm và khả năng đào của các thợ đào có mối tương quan dương với sự tăng giá. Ngoài ra, giảm chi phí khai thác cũng giúp làm tăng tỷ lệ băm.
Nếu chỉ báo này giảm, thì giá BTC sẽ giảm hoặc đi ngang. Hoạt động của các thợ đào giảm vì việc khai thác tiền điện tử không thuận lợi tại thời điểm đó.
Biểu đồ dưới đây cho thấy 3 tình huống (màu đỏ) tỷ lệ băm giảm đáng kể trong năm năm qua. Trong đó có mối tương quan với những điều chỉnh sâu trong biểu đồ giá Bitcoin.
Hash Ribbons là gì?
Hash Ribbons là một tín hiệu dài hạn được sử dụng để xác định mức mặt bằng giá chung (là mức giá mà giá Bitcoin sẽ không bao giờ giảm xuống dưới mức này trong tương lai) trên biểu đồ giá Bitcoin. Phân tích hiệu quả lịch sử của tín hiệu này cho thấy đây là một chỉ số quan trọng để xác định cơ hội mua.
Charles Edwards là người đã nghĩ ra chỉ báo này mô tả cách nó hoạt động trong một bài báo vào tháng 10 năm 2019. Anh ấy cho rằng đây có thể là “tín hiệu mua Bitcoin mạnh mẽ nhất từ trước đến nay”.
Hash Ribbons là chỉ báo dựa trên tỷ lệ giữa hai đường trung bình động đơn giản (SMA) của tỷ lệ băm:
- SMA 30 ngày
- SMA 60 ngày
Ngoài các đường trung bình động này của tỷ lệ băm, một số biến thể khác còn thêm các SMA 10 ngày và 20 ngày của giá Bitcoin. Theo Edwards, điều này giúp tăng độ chính xác của chỉ số. Nó cũng làm giảm khả năng giảm giá xuống không quá -15% sau khi tín hiệu nhấp nháy.
Tín hiệu mua từ chỉ báo Hash Ribbons được tạo ra theo ba giai đoạn:
- Thợ đào đầu hàng: SMA 30 ngày giảm xuống dưới SMA 60 ngày, biểu đồ chuyển sang màu đỏ.
- Kết thúc sự đầu hàng: SMA 30 ngày tăng trên SMA 60 ngày, chấm màu xanh lục bật lên, biểu đồ chuyển sang màu xanh lục.
- Sự phục hồi của đà tăng giá BTC: Đường SMA 10 ngày của giá Bitcoin tăng trên đường SMA 20 ngày, dấu chấm “mua” chuyển sang màu xanh lam.
Trên biểu đồ dài hạn của chỉ báo Hash Ribbons, chúng ta có thể thấy rằng tín hiệu “mua” màu xanh lam đã xuất hiện hàng chục lần trong lịch sử của BTC. Điều này luôn xảy ra sau khi kết thúc chu khi “Thợ đào đầu hàng” (màu đỏ).
Ý nghĩa của tín hiệu “mua” màu xanh
Để hiểu ý nghĩa của chỉ báo Hash Ribbons, chúng ta sẽ so sánh các thời điểm khi tín hiệu “mua” nhấp nháy với hành động giá dài hạn của Bitcoin.
Cách giải thích đơn giản là chấm màu xanh lam báo hiệu rằng mức đáy cao nhất trước nó trên biểu đồ hàng ngày của giá BTC là mặt bằng giá mới của BTC.
Điều này có nghĩa là trước khi xuất hiệu tín hiệu “mua” thì mức đáy trong biểu đồ hàng ngày sẽ là mức giá mà BTC không bao giờ quay trở lại trong tương lai.
Phân tích các tín hiệu lịch sử gần như xác nhận hoàn hảo cách giải thích này của hàng chục tín hiệu màu xanh từ Hash Ribbons. Vẫn có một trường hợp ngoại lệ là giá BTC giảm xuống dưới mặt bằng giá chung này.
Đường thẳng đứng màu xanh lam đánh dấu điểm hành động giá trên BTC. Đó là các tín hiệu dấu chấm trên Hash Ribbons chuyển sang màu xanh lam. Các mức thấp hơn trên biểu đồ được đánh dấu bằng các vòng tròn màu đỏ. Biểu đồ logarit được sử dụng để minh họa rõ hơn sự khác biệt tương đối về giá của BTC.
Tám trong chín trường hợp trong lịch sử của chỉ báo Hash Ribbons trong sáu năm qua, giá Bitcoin chưa bao giờ giảm xuống dưới mức thấp trước khi chấm màu xanh lam lóe lên. Tình huống như vậy chỉ xảy ra duy nhất sau tín hiệu ngày 27 tháng 12 năm 2019 (chấm màu cam).
Ngay sau tín hiệu này, Bitcoin thực sự đã tăng 64%. Tuy nhiên, yếu tố bất ngờ bên ngoài do đại dịch COVID-19 đã lần đầu tiên đưa giá BTC xuống thấp hơn giá trị mà Hash Ribbons đặt ra.
Chiến thuật giao dịch có mức tăng trung bình là 4157%
Nếu bây giờ chúng ta nhìn vào sự gia tăng giá BTC sau khi dấu chấm màu xanh lam được tạo ra, sau mỗi lần, BTC đều có mức tăng rất ấn tượng. Với số liệu lịch sử, có thể thấy tín hiệu chấm màu xanh chỉ ra những cơ hội tuyệt vời để mua vào.
Bảng dưới đây tổng hợp dữ liệu từ tất cả 13 tín hiệu Hash Ribbons đã xuất hiện kể từ tháng 12 năm 2011. Nó bao gồm dữ liệu về cả mức giảm tối đa sau khi xuất hiện chấm màu xanh lam (bao gồm -45% từ cuộc khủng hoảng COVID-19) và mức tăng tối đa đo tới mức đỉnh của toàn bộ xu hướng.
Như vậy, mức tăng trung bình đo được từ cách giao dịch theo Hash Ribbons là 4157% và mức lỗ tối đa trung bình chỉ là -11%.
30.000 USD có phải là mặt bằng giá mới của BTC?
Mặc dù đã từng có tín hiệu sai từ Hash Ribbons, nhưng nhiều nhà phân tích thị trường tiền điện tử vẫn đánh ra cao sự đáng tin cậy của tín hiệu này.
Ví dụ: nhà giao dịch và người dùng YouTube Eric Crown tuyên bố rằng một chỉ báo mạnh về mặt bằng giá mới của BTC là sự hợp nhất của 3 chỉ báo. Đây là sự biến động thấp của bitcoin, sự khởi đầu của xu hướng tăng trên biểu đồ hàng ngày của BTC và tín hiệu “mua” xanh từ Hash Ribbons.
Trong một bài báo gần đây, BeInCrypto đã chỉ ra mức độ biến động trên thị trường BTC đạt mức thấp nhất trong một năm vào cuối tháng Bảy.
Đó là khi chỉ báo BBWP tạo ra tín hiệu biến động tối thiểu màu xanh lam. Kết hợp với sự bắt đầu của một xu hướng tăng – mức cao hơn và mức thấp cao hơn – trên biểu đồ giá BTC và chấm màu xanh từ Hash Ribbons, các tín hiệu mà Crown đề cập hiện đang hợp nhất.
Điều này liệu có ám chỉ có việc Bitcoin sẽ có một cú sút thẳng lên mức 100k đô la? Chắc là không. Liệu mức đáy trong khu vực 30.000 đô la, được coi là hỗ trợ từ tháng 5 đến tháng 7, là mức giá dưới BTC sẽ không bao giờ giảm nữa? Dữ liệu lịch sử cho thấy có thể đúng như vậy.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.