Xem thêm

Hiệu ứng Halloween và tiền điện tử: “Sell in May and Go Away” liệu có đúng?

4 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Hiệu ứng Halloween cho thấy những thời điểm đầu tư tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 4 trong thị trường tài chính.
  • Quá trình theo dõi cũng cho thấy mô hình này đúng với thị trường Crypto.
  • Nếu tuân theo mô hình này, thời điểm tháng 11 đến tháng 4 là thời điểm tốt để đầu tư tiền điện tử.
  • promo

Các dữ liệu lịch sử cho thấy hiệu ứng Halloween và tiền điện tử cũng giúp tạo ra một chiến dịch đầu tư mới để các nhà đầu tư có thể tham khảo.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Halloween là một chỉ báo tài chính hiệu quả?

Nghe thật nực cười! Một thời điểm lễ hội trong năm nhưng lại được cân nhắc như một chỉ báo trong đầu tư tài chính? Điều này đến từ việc có một số góc nhìn cho thấy rằng cứ sau mỗi dịp Halloween (vào ngày 31/10 hàng năm) thì thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng có xu hướng hoạt động tốt nhất cho đến thời điểm tháng 5 năm sau.

Đây cũng là nguồn cơn cho câu nói “Sell in May and Go Away”. Nó cũng có nghĩa là khuyến khích các nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào cổ phiếu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau. Trước khi đi sâu hơn vào phân tích hiệu ứng Halloween và tiền điện tử, chúng ta hãy cùng xem liệu chiến lược này có thực sự đúng trong thị trường chứng khoán không nhé.

Hiệu ứng Halloween và S&P 500. Nguồn: Hackernoon
Hiệu ứng Halloween và S&P 500. Nguồn: Hackernoon

Dữ liệu lịch sử cho thấy chiến lược Halloween đã khá thành công trong nửa thế kỷ qua. Trên thực tế, trong khoảng thời gian 5 năm, chiến lược “Sell in May” đã thành công và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư đến hơn 80%. Và trong hơn 10 năm, tỷ lệ này là hơn 90%. Các con số dường như chỉ ra rằng việc mua chứng khoán trong các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 thường mang lại mức hiệu suất cao hơn so với các tháng còn lại trong năm.

Hiệu ứng Halloween và tiền điện tử liệu còn đúng?

Từ việc so sánh thời điểm diễn ra Halloween với hiệu năng của thị trường chứng khoán, người ta cũng đã tìm điểm tương đồng với thị trường tiền điện tử. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu rằng việc “Sell in May and Go Away” có còn đúng với Crypto hay không?

Mặc dù không có khoảng thời gian đủ dài để quan sát như thị trường chứng khoán nhưng bằng cách kiểm tra tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử từ khi ra mắt cũng cho thấy những góc nhìn thú vị. Cụ thể:

  • Từ Halloween năm 2015 đến tháng 5/2016, toàn thị trường đã tăng trên 55%. 
  • Trong cùng kỳ năm 2016 và 2017, vốn hóa thị trường tăng hơn 177%.
  • Từ Halloween 2017 đến tháng 5/2018, thị trường lại tăng hơn 127%.
  • Từ năm 2018 (một năm giảm giá) đến năm 2019, thị trường giảm 13% và từ năm 2019 đến năm 2020 cũng giảm 1.5% trong cùng kỳ
  • Từ năm 2020 đến năm 2021, thị trường tăng hơn 457%. 
  • Thị trường lại giảm 34% trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022.
  • Từ tháng 11/2022 đến tháng 4/2023, chúng ta đã chứng kiến mức tăng khiêm tốn 20% cho toàn thị trường.
Chu kỳ Halloween 2022 - 2023. Nguồn: Hackernoon
Chu kỳ Halloween 2022 – 2023. Nguồn: Hackernoon

Vậy kết luận ở đây là gì? Mặc dù chúng ta không thể nói rằng tất cả các đồng tiền đều tăng giá trong giai đoạn này nhưng có vẻ như mô hình “Sell in May and Go Away” nhờ hiệu ứng Halloween với tiền điện tử vẫn đang tuân theo như các thị trường tài chính khác. Điều đó có nghĩa là ở thời điểm hiện tại có thể được coi là thời điểm tốt để đầu tư. 

Đương nhiên, sẽ luôn có sự sai số diễn ra. Cách an toàn nhất là bạn nên xem đây như là một nguồn thông tin tham khảo và chủ động tìm hiểu cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về các dự án mà bạn định tham gia nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ