Trusted

Hướng dẫn Ichimoku #06: Lý thuyết sóng của hệ thống Ichimoku – Đơn giản đến bất ngờ!

2 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • 5 mô hình trong lý thuyết sóng của Ichimoku
  • Ứng dụng quan sát 5 mô hình trong lý thuyết sóng Ichimoku
  • Mọi thứ phải đơn giản như triết lý của Ichimoku
  • promo

Bức tranh về hệ thống Ichimoku của chúng ta sẽ bắt đầu rõ ràng hơn theo từng bài học. Hãy kiên nhẫn theo dõi từng bài học nhỏ của chúng tôi. Sẽ đến lúc bạn hiểu được trọn vẹn hệ thống đặc biệt này.
Nếu theo trường phái trading phương Tây, bạn sẽ cần phải làm quen với mô hình giá. Và dường như có rất nhiều mô hình giá khác nhau để nhận biết và học thuộc. Nhưng bạn sẽ bất ngờ với độ đơn giản của hệ thống Ichimoku. Vì hệ thống này chia mọi biến động giá thành 5 loại biến động khác nhau mà thôi.

5 mô hình trong lý thuyết sóng của Ichimoku

5 mẫu hình trong lý thuyết sóng này là:
  • Sóng I
  • Sóng V
  • Sóng N
  • Sóng Y
  • Sóng P
Triết lý của hệ thống này là sự đơn giản. Dĩ nhiên tạo nên nó thì không hề đơn giản tý nào. Nhưng người sử dụng nó thì chỉ cần nhìn vào là nhận biết được ngay. Cái tên đầy đủ của hệ thống là “Ichimoku Kinko Hyo” – nghĩa là “cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng”. Nó cũng muốn nói rằng, nhìn vào là nhận biết được ngay. Không cần phải phân tích gì ghê gớm. Trong đó “Ichimoku” có nghĩa là hình ảnh của một người nheo một con mắt lại để đánh giá một điều gì đó.

Ứng dụng quan sát 5 mô hình trong lý thuyết sóng Ichimoku

  • Thực chất mà nói, chỉ có sóng I và V là cốt lõi, người ta gọi đó là sóng cơ bản. Nó thể hiện hai động thái quan trọng của giá là “lên” và “xuống”. Những cái còn lại chỉ là sự kết hợp của I và V.
  • Trong đó sóng Y là sóng mở rộng, còn sóng P là sóng thu hẹp. Sóng Y và P thì được gọi chung là sóng trung gian.
Bây giờ, mời bạn quan sát áp dụng 5 mô hình này trong thực tế nhé. Đừng để những râu nến làm nhiễu quan sát của bạn, hãy thử bật đồ thị dạng đường kẻ (line), bạn sẽ thấy tất cả biến động chỉ là sự kết hợp của 5 dạng sóng này mà thôi.

Sóng I, sóng V, sóng N thường thể hiện một xu hướng lớn

Sóng Y và sóng P gọi là sóng trung gian, vì nó xuất hiện để đánh dấu sự chuyển tiếp sang một xu hướng khác

Tạm kết

  • Bạn có thấy khi quan sát đồ thị giá với lý thuyết sóng Ichimoku, mọi biến động đơn giản hẳn ra.
  • Hãy quan sát lại một lần đặc điểm của các sóng này. Nhất là sóng Y và sóng P. Nó gần giống mô hình tam giác hội tụ và tam giác mở rộng trong trading phương Tây.
  • Dĩ nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều bài học phía trước. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi nhé.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ