Trusted

Huy động vốn On-chain là gì và nó hoạt động như thế nào?

5 mins
Bởi Vivian
Cập nhật bởi Hieu Huynh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Làm thế nào để một dự án Web3 có thể tiếp cận với các hình thức tài trợ truyền thống, chẳng hạn như các khoản vay, mà không cần tài khoản ngân hàng?
  • On-chain lending là gì và nó hoạt động như thế nào?
  • Giải thích tầm quan trọng của yếu tố tài chính trong Web3.
  • promo

Huy động vốn on-chain giúp cho các dự án trong lĩnh vực Web3 có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng thay vì các hình thức gọi vốn truyền thống.

Huy động vốn on-chain tối ưu gì so với truyền thống?

Hiếm có một doanh nghiệp nào dồi dào tài chính đến mức có thể không cần tất cả các huy động vốn. Cho dù doanh nghiệp đó chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp hay đã có nền tảng vững chắc. Một lúc nào đó có thể nó sẽ cần tìm kiếm các nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Và huy động vốn on-chain là một lựa chọn rất tiềm năng cho bối cảnh hiện tại.

Trong các mô hình tài chính truyền thống, chúng ta sử dụng điểm tín dụng (credit score) để đo lường. Và để đánh giá xem có nên phát hành khoản vay cho người đi vay hay không và với mức giá nào? Tuy nhiên, điểm tín dụng đang gặp phải nhiều tranh cãi. Chúng thường không chính xác và không tính phản ánh một cách đầy đủ về bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Ví thế mà mô hình này đã loại trừ đi một bộ phận. Là những người không thể tiếp cận được các hình thức tín dụng truyền thống.

Thay vì tiếp cận đến các khoản vay ngân hàng như trước đây. Mô hình huy động vốn on-chain và các công cụ kế toán được xây dựng trên nền Web3 như Bulla Network. Nó cho phép một doanh nghiệp kêu gọi huy động vốn của mình lên trên blockchain. Điều này cho phép họ huy động vốn on-chain từ cộng đồng (crowdfunding). Đây là cách tiếp cận các cá nhân khác một cách trực tiếp.

Thực trạng huy động vốn on-chain thông qua blockchain

Ngày nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Web3, bao gồm cả DeFi, NFT, metaverse hay các trò chơi Play to Earn. Họ đều phải đối mặt với những thách thức khi tìm kiếm nguồn tài chính. Trên thực tế, một số ngân hàng vẫn không thân thiện với tiền điện tử. Họ thậm chí còn xếp các dự án Web3 vào cùng danh mục với cờ bạc và nội dung khiêu dâm.

Không chỉ vậy, trừ một số ngân hàng chấp nhận tiền điện tử ngay từ đầu thì số còn lại thường đóng băng. Hoặc khóa tài khoản khách hàng mà không cần thông báo. Gần đây, một ngân hàng Ấn Độ đã đóng băng hơn 70 BTC của khách hàng. Ở một diễn biến khác thì các nhà chức trách Hàn Quốc cũng đã yêu cầu các sàn giao dịch đóng băng hơn 3,000 BTC liên quan tới Do Kwon.

Nếu một dự án Web3 không thể có tài khoản ngân hàng. Vậy làm thế nào nó có thể tiếp cận các hình thức tài trợ truyền thống, chẳng hạn như các khoản vay? Ngay cả khi một dự án có thể có được tài khoản ngân hàng, rủi ro bị tịch thu cũng rất hiện hữu. Việc thiếu lịch sử giao dịch bằng tiền fiat một cách minh bạch, đã khiến cho việc vay vốn ngay từ đầu đã trở nên khó khăn. Nhưng đây lại có thể là thời cơ cho các hoạt động huy động vốn on-chain phát triển.

Cho vay on-chain là gì?

Cho vay on-chain (on-chain lending) hay còn được gọi là cho vay phi tập trung. Đây là một hình thức cho vay diễn ra trên nền tảng blockchain. Nghĩa là, thay vì thông qua một tổ chức tài chính truyền thống. Các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn on-chain sẽ có thể nhận các khoản vay trực tiếp từ các nhà đầu tư. Và sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp. Họ có thể sử dụng lịch sử giao dịch (như bảng lương, hóa đơn) thay vì điểm tín dụng như mô hình truyền thống.

Web3: Thường được mệnh danh là giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của Internet. Nguồn: BeInCrypto.com.
Web3: Thường được mệnh danh là giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của Internet. Nguồn: BeInCrypto.com.

Hình thức cho vay này mở ra các lựa chọn huy động vốn on-chain cho các dự án Web3. Các lựa chọn này vốn bị loại trừ khỏi hệ thống ngân hàng truyền thống. Nó cũng cung cấp một số lợi thế cho người vay, bao gồm cả việc không cần điểm tín dụng. Với việc vay on-chain, các doanh nghiệp có thể sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp. Bất kể điểm tín dụng của họ là bao nhiêu. Vì vậy, các doanh nghiệp không có lịch sử tín dụng cũng có thể tiếp cận nguồn tài chính này.

Vì các nền tảng cho vay on-chain thường yêu cầu người đi vay thế chấp nhiều tài sản. Giá trị hơn giá trị của khoản vay. Do đó điều này cùng phần nào làm giảm rủi ro vỡ nợ và giúp bảo vệ những người cho vay. Ngoài ra, các nền tảng cho vay on-chain được xây dựng trên blockchain giúp mang lại mức độ minh bạch cao. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể biết chính xác sự dịch chuyển dòng tiền của họ. Và nó đang được sử dụng như thế nào.

Web3 cho phép huy động vốn on-chain

Các nền tảng truyền thống thường không khả dụng được trong thế giới Web3. Đơn giản bởi vì chúng không hỗ trợ với các tài sản và giao dịch tiền điện tử. Kết quả là chúng không thể theo dõi giá trị tài sản thế chấp bằng tiền điện tử. Hoặc ghi lại các giao dịch on-chain một cách chính xác.

Đây là nguyên nhân cho sự xuất hiện nền tảng tài chính trong lĩnh vực Web3. Với những nền tảng này, các doanh nghiệp có thể theo dõi tài sản. Và giao dịch tiền điện tử theo thời gian thực. Đảm bảo rằng họ có thông tin tài chính chính xác để có được sự tin tưởng của các nhà đầu tư tiềm năng. Không chỉ vậy, các nền tảng này cho phép các doanh nghiệp sử dụng mạng lưới của họ. Nó để huy động tiền thông qua mô hình huy động vốn on-chain từ cộng đồng (on-chain crowdfunding).

Nó tương tự như cách nền tảng GoFundMe hoạt động vậy. Các nền tảng như thế này cũng cho phép các doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực Web3. Các nền tảng vay vốn từ mạng lưới của chính họ.

Tài chính truyền thống gây cản trở cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử. Huy động vốn on-chain và cho vay DeFi là có thể giải quyết được vấn đề này. Nguồn: BeInCrypto.com.
Tài chính truyền thống gây cản trở cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử. Cho vay trực tuyến và cho vay DeFi là có thể giải quyết được vấn đề này. Nguồn: BeInCrypto.com.

Kết luận

Nhìn chung, cho vay on-chain là một lựa chọn huy động vốn on-chain. Điển hình cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Web3. Các doanh nghiệp có thể sử dụng tiền điện tử của họ làm tài sản thế chấp. Và lấy lịch sử giao dịch của họ thay vì điểm tín dụng để thực hiện các khoản vay một cách đơn giản.

Bạn nghĩ sao về tương lai của hình thức huy động vốn on-chain này? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ