Thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia cho biết sẽ cấm sử dụng tiền điện tử trong hoạt động thanh toán. Đây là một động thái cưỡng chế khác của các quốc gia đối với thị trường tiền điện tử.
Cấm sử dụng tiền điện tử ở Indonesia
Theo Thống đốc Perry Warjiyo, NHTƯ Indonesia sẽ cấm sử dụng tiền điện tử trong hoạt động thanh toán. Thông báo này được ông đưa ra trong một cuộc hội thảo trực tuyến vào ngày 15 tháng 6. Ông tuyên bố rằng không được sử dụng tiền điện tử không được phép sử dụng trong “các công cụ dịch vụ tài chính”. Tuy nhiên ông không nói rõ những công cụ khác này là gì.
Thống đốc Warjiyo nói rằng tài sản kỹ thuật số không được hiến pháp cũng như các đạo luật NHTƯ công nhận là phương tiện thanh toán. Vì vậy, mong muốn các tổ chức tài chính tuân theo chính sách này. Để thực thi, NHTƯ sẽ thành lập các đội nhóm chuyên trách để đảm bảo rằng các tổ chức tuân thủ lệnh đã ban hành.
Quốc gia này cũng đã có một góc nhìn riêng dành cho thị trường tiền điện tử. Chính phủ quốc gia này cho rằng thị trường tiền điện tử là cơ sở cho sự phát triển của các nền tảng bất hợp pháp. Gần đây, đã có 26 doanh nghiệp đầu tư / nền tảng cho vay ngang hàng ở Indonesia phải ngừng hoạt động vì họ không được cấp phép. Trong đó có ba nền tảng tiền điện tử.
Người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm trong cuộc rà soát đó là Tongam Lumban Tobing. Ông nói rằng Binance là bất hợp pháp trên đất nước Indonesia vì nền tảng này không có giấy phép. Những diễn biến này đã có nhiều tác động tích cực tới thị trường tiền điện tử ở Indonesia. Tiền điện tử có khả năng phải trải qua các hành động rà soát, quản lý nghiêm ngặt hơn nữa từ các cơ quan quản lý.
Tiền điện tử được phép giao dịch như hàng hoá tại Indonesia
Tuy nhiên, Indonesia không hoàn toàn cấm đoán tiền điện tử. Trước đó, cũng có các thông tin đưa rằng quốc gia này sẽ đánh thuế giao dịch tiền điện tử. Họ coi tiền điện tử là tài sản được phép giao dịch dưới dạng hàng hóa.
Chính phủ Indonesia cảnh báo tiền điện tử là một loại tài sản có tính biến động cao. Không có tài sản vật chất nào đảm bảo giá trị. Chính phủ cũng quan tâm đến việc bảo vệ nhà đầu tư bởi những lý do này.
Quy định về tiền điện tử hiện đang được áp dụng đầy đủ
Một số quốc gia khác cũng đang cấm sử dụng tiền điện tử trong hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, tiền điện tử vẫn được coi như một lại tài sản để nắm giữ. Các hoạt động cấm sử dụng tiền điện tử gia tăng khi các quốc gia có ý định phát triển CBDC. Các chính phủ và NHTƯ muốn có quyền quản lý liên quan đến lĩnh vực tiền tệ.
El Salvador là một trong những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý gần đây. Tổng thống Nayib Bukele đã gửi dự luật tới quốc hội của đất nước để công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ chính thức. Dự luật đã được thông qua. Thông tin này có nhiều tác động tích cực tới thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại cảnh báo rằng nó sẽ làm gia tăng các vấn đề về mặt pháp lý và kinh tế.
Indonesia cũng đang chuẩn bị nghiên cứu phát triển CBDC của quốc gia. Với trọng tâm là tăng tốc hoạt động thanh toán kỹ thuật số. Indonesia hiện tham gia cùng Canada, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản và một số quốc gia khác nhằm hiện đại hóa hệ thống tài chính.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng đã cảnh báo về tiền điện tử, ngược lại ủng hộ CBDC. Họ đã kêu gọi sự hợp tác toàn cầu sử dụng CBDC. CDBC là một ý tưởng mới và sẽ cần thời gian để thực hiện đầy đủ.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.