Meta của Mark Zuckerberg (trước đây là Facebook) lại một lần nữa trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý. Và lần này là vụ ồn ào liên quan đến chiếc logo biểu tượng “vô cực” bị tranh chấp là thuộc sở hữu của tổ chức phi lợi nhuận Dfinity của Web3.
Tổ chức này có trụ sở tại Thụy Sĩ, là công ty đứng đằng sau dự án Internet Computer (ICP). theo đó, Dfinity cho rằng logo mới của Meta, giống với biểu tượng của nó một cách kỳ lạ.
Do đó, Dfinity đã đệ trình một đơn kiện lên tòa án liên bang California vào ngày 29 tháng 4 với cáo buộc rằng logo mới được Meta thông qua sẽ gây nhầm lẫn với logo biểu tượng vô cực của công ty này.
Quỹ Dfinity đã tung ra một số từ ngữ khá gay gắt để mô tả Meta – tiền thân trước đây được gọi là Facebook:
“Dfinity sẽ bị tổn hại nghiêm trọng trong quá trình phát triển Internet Computer và khả năng thu hút người dùng của nó nếu những người dùng đó liên kết Dfinity với lịch sử bảo mật trực tuyến tồi tệ của Meta.”
Luật sư thương hiệu Josh Gerben đã đăng một bản sao của đơn khiếu nại vào ngày 3 tháng 5
Xem thêm: ICP là gì? Giải mã Internet Computer token cho người mới bắt đầu
Chiếc logo vô cực gây tranh cãi
Logo biểu tượng vô cực trong toán học không phải là hiếm. Thực tế, nó đã được sử dụng bởi nhiều thương hiệu khác bao gồm Microsoft Visual Studio, Infinity Speakers, mô hình quả bóng golf Top Flite, EV Connect và Infinity Wealth Management.
Tuy nhiên, có vẻ như phải đến khi xuất hiện sự liên kết của nó với Facebook danh tiếng mới khiến Web3 Foundation chú ý.
Dfinity được thành lập vào năm 2016 và đã đăng ký nhãn hiệu liên bang cho logo biểu tượng vô cực của mình vào năm 2018. Meta được đổi thương hiệu từ Facebook vào cuối năm 2021 và ra mắt cùng với logo Meta trong cùng năm. Gã khổng lồ truyền thông xã hội mô tả logo mới của mình là một vòng lặp liên tục giống với cả chữ ‘M’ và một dấu hiệu vô cực, “tượng trưng cho những chân trời vô tận trong Metaverse.”
Đơn khiếu nại tiếp tục nói rằng Meta và Dfinity đều có cùng mục đích thu hút những người dùng giống nhau, những người đang tìm kiếm trải nghiệm Internet sáng tạo và khác biệt.
“Mặc dù biết về nhãn hiệu của Dfinity, Meta đã chọn tiếp tục đơn đăng ký của mình để đăng ký ở một số khu vực giống hoặc tương tự mà Dfinity đã đăng ký nhãn hiệu của mình.”
Công ty này nói thêm rằng Meta cũng sử dụng các mô tả tương tự như Dfinity trong các định nghĩa về “Hàng hóa và Dịch vụ” cho các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Trong khí đó, Dfinity đã đăng ký nhãn hiệu cho những mảng này. Bao gồm “Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính”, “Lưu trữ các ứng dụng phần mềm của người khác” và “Lưu trữ nội dung kỹ thuật số trên internet”.
Do vậy, Dfinity đã yêu cầu tòa án ngăn không cho Meta sử dụng biểu tượng trên. Đồng thời, công ty này còn yêu cầu Meta một khoản tiền bồi thường do những thiệt hại không xác định mà vụ trùng logo này đã gây ra, vì “tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng” của dự án.
Xem thêm: Meta (Facebook) vẫn lạc quan về Metaverse bất chấp tài chính Quý 1 ảm đạm
Giá ICP sụp đổ
Mã thông báo của Dfinity – ICP đã tăng vọt là lọt vào top 10 đồng tiền điện tử lớn nhất khi nó được ra mắt vào tháng 5 năm 2021. Tuy nhiên, kể từ đó giá ICP đã sụp đổ 98% so với mức cao nhất mọi thời đại gần 700 USD.
Tại thời điểm viết bài, ICP đang được giao dịch ở mức 13.38 USD sau khi mất 17.5% trong tuần qua do dự án vẫn tiếp tục không lấy lại sự chú ý của các nhà đầu tư.
Bạn nghĩ sao về vụ kiện trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.