Rất nhiều phân tích đem giai đoạn tháng 5-7 năm 2021 làm mô hình mẫu để dự đoán cho sự phục hồi của Bitcoin trong năm 2022. Tuy nhiên, cách phân tích này chỉ đơn thuần dựa trên đường giá mà bỏ qua những khác biệt như sau.
Mối quan tâm về Bitcoin và Crypto nói chung không “nóng” bằng 2021
Bằng cách sử dụng Google Trend để đo lường mối quan tâm của công chúng về chủ đề Bitcoin và Crypto, chúng ta nhận thấy như sau:
- Mối quan tâm tìm kiếm chủ đề về Bitcoin và Crypto thật sự bùng nổ kể từ sau 2018 là khi Bitcoin vượt 20,000 USD và nhanh chóng chạm mốc 40,000 USD lần đầu tiên. Mối quan tâm này tiếp tục kéo dài ngay cả khi Bitcoin suy giảm đến 50%. Có thể chính vì giai đoạn thị trường downtrend 2021 vẫn còn nhận được mối quan tâm lớn như vậy, nên Bitcoin mới đủ lực để tăng thêm một nhịp nữa và lập mốc ATH cao hơn trước một chút ở 69,000 USD.
- Nhưng hãy so sánh với thị trường downtrend hiện tại, mối quan tâm đã giảm mạnh và không có chút phục hồi. Người ta hoặc là đã quá quen với thị trường hoặc là đã quá chán nản với thị trường. Có một nguyên tắc của uptrend là sự đóng góp của những nhà đầu tư nhỏ lẻ mới là nguyên nhân chính khiến những đợt FOMO diễn ta.
Nếu quan sát lượng truy cập trên các sàn giao dịch cũng nhìn thấy sự suy giảm những tháng gần đây. Các traders dường như ít mặn mà với việc giao dịch hơn.
Tổng khối lượng giao dịch ảm đạm hơn downtrend 2021
Việc khối lượng giao dịch giảm cũng đã được nhắc trong bài viết “Những dấu hiệu cho thấy thị trường Crypto đang mất dần động lực tăng trưởng cho năm 2022“.
“Fund Volume” là dữ liệu tổng hợp khối lượng giao dịch các đồng coin trên sàn. Quan sát downtrend 2021 thì khối lượng giao dịch sôi động hơn, các nhà đầu tư hào hứng với việc bắt đáy hơn và đặt nhiều niềm tin hơn vào sự phục hồi.
Đến khi thị trường downtrend năm 2022, thì thời gian mà thị trường lưu lại vùng đáy khá lâu, kéo dài đến 4 tháng, trong khi downtrend 2021 chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Và khối lượng thì càng ngày càng giảm dần. Dường như thị trường chỉ còn lại những “deal” lớn của các cá voi mua bán nhưng không thông qua sàn.
Biểu đồ trên cho thấy mối tương quan giữa biến động khối lượng giao dịch và giá. Khối lượng giao dịch trên sàn sẽ tăng dần trong thị trường uptrend, và sẽ giảm dần trong thị trường downtrend. Đỉnh 69,000 USD cao hơn đỉnh 65,000 USD nhưng khối lượng thấp hơn, vẽ ra một sự phân kỳ dự báo đà suy giảm.
Như vậy, chừng nào chúng ta nhìn thấy một tín hiệu về sự bật tăng trở lại của khối lượng cùng với giá thì mới có cơ sở để lạc quan trở lại.
Thị trường phái sinh 2022 sôi động hơn 2021 là một tín hiệu xấu
Chúng ta sẽ giải thích vì sao các hợp đồng phái sinh (Open Interest) tăng mạnh là một tín hiệu xấu.
Open Interest phản ánh nhu cầu đầu cơ với đòn bẩy để kiếm tiền nhanh chứ không phản ánh nhu cầu đầu tư lâu dài, nhất là của số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
- Thị trường downtrend năm 2021 cũng cùng với sự sụt giảm của lượng Open Interest. Niềm tin của số đông vẫn không mất đi mà họ vẫn mua trên các sàn giao ngay để kỳ vọng phục hồi.
- Nhưng thị trường downtrend 2022 lại chứng kiến sự gia tăng của Open Interest. Tâm lý đầu tư không còn chú trọng và người ta bắt đầu chuyển vào phái sinh để đầu cơ trong ngắn hạn. Điều này rõ ràng không tạo động lực tăng giá.
Hãy quan sát một lần nữa biểu đồ trên, bất kể khi nào Open Interest tăng nóng đa phần dễ kéo theo đợt giảm mới. Nhìn sâu hơn và tình trạng này với tỷ lệ sử dụng đòn bẩy, có thể thấy các nhà đầu cơ đang “ăn thua” với thị trường.
Open Interest tăng mà tỷ lệ đòn bẩy sử dụng cũng tăng cho thấy các nhà đầu cơ đang tự đẩy mình vào tình thế rủi ro cực cao. Và tất cả những tâm lý đó đều ngược lại với kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Tạm kết
Có một khác biệt lớn nữa mà chúng ta chưa đề cập. Đó là downtrend năm 2021 công chúng chưa ý thức được rõ ràng động thái ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của FED đến giá trị của đồng USD, trong mối tương quan mật thiết giữa thị trường Crypto và chứng khoán.
Bạn nghĩ sao về những khác biệt trên? Hãy chia sẻ quan điểm trong nhóm Telegram của chúng tôi.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.