Trusted

Một nghệ sĩ NFT bị tịch thu 8.7 triệu Euro do cáo buộc rửa tiền 

2 mins
Cập nhật bởi Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Khoản thu nhập 8.7 triệu Euro của nghệ sĩ NFT Ilya Borisov đã bị chính phủ Latvia tịch thu.
  • Borisov cho biết ông đã nộp hơn 2 triệu Euro tiền thuế cho chính phủ vào năm 2021.
  • Hầu hết các chính phủ lớn vẫn chưa đưa ra khung thuế tiền điện tử rõ ràng cho công dân của họ.
  • promo

Mới đây, chính phủ Latvia đã phong tỏa khoản thu nhập khoảng 8,.7 triệu Euro của nghệ sĩ NFT Ilya Borisov vì các cáo buộc rửa tiền. Không những thế, Borisov sẽ phải đối mặt với án tù 12 năm nếu bị kết tội.

Theo Borisov, các nhà chức trách đã đệ đơn kiện ông vào tháng 2 năm 2022 nhưng ông chỉ được thông báo về việc này vào tháng 5 – tức 3 tháng sau đó.

Borisov nói rằng số tiền 8.7 triệu Euro kiếm được từ việc bán 3,557 bản phát hành NFT trong thời kỳ thị trường NFT nở rộ vào năm 2021.

Chỉ là thu nhập hay thực sự rửa tiền?

Do thiếu các quy định rõ ràng liên quan đến thuế tiền điện tử ở Latvia, nghệ sĩ này đã viết thư cho Sở Thuế vụ Latvia (VID) về các cách mình có thể thanh toán các khoản thuế đến hạn của mình.

Borisov tiết lộ rằng cơ quan đã khuyên anh nên đăng ký với tư cách là “người tự kinh doanh” trong nước và trả thuế cho số tiền rút ra bằng đồng Euro. Dựa trên những hướng dẫn này, Borisov đã trả tới 2.2 triệu Euro tiền thuế chỉ trong năm 2021.

Sau khi được thông báo rằng tài khoản của mình đã bị khóa, Borisov đã đưa vụ việc ra tòa án nơi anh nhận được phán quyết có lợi cho mình rằng việc đóng băng nên được đảo ngược.

Nhưng bất chấp điều này, các nhà chức trách đã từ chối không cho nghệ sĩ này truy cập vào tài khoản của mình.

Borisov nói:

“Chúng tôi đã đệ đơn lên tòa án phản đối quyết định thu giữ tài khoản của tôi vào ngày 3 tháng 7 năm 2022. Kháng nghị kèm theo tất cả các tài liệu có sẵn từ vụ án và các hồ sơ với tất cả các giao dịch và hoạt động của tôi với tư cách là một nghệ sĩ.”

Borisov đã mô tả hành động của chính phủ Latvia là một thách thức đáng kể đối với không gian tiền điện tử và nói thêm rằng “trở thành nghệ sĩ ở Latvia là một tội ác”.

Đánh thuế tiền điện tử và NFT

Hầu hết các chính phủ lớn trên toàn thế giới vẫn chưa phát hành khuôn khổ về cách thu nhập tiền điện tử nên bị đánh thuế, gây ra vấn đề cho các nhà giao dịch tiền điện tử và các nghệ sĩ NFT.

Ở Ấn Độ, các nhà giao dịch tiền điện tử phải đối mặt với mức thuế 30% và khoản thuế 1% được khấu trừ từ nguồn cho mỗi giao dịch tiền điện tử. Điều này đã khiến khối lượng giao dịch của các sàn giao dịch trong nước sụt giảm nghiêm trọng.

Trong khi đó, các nhà chức trách Hàn Quốc gần đây đã trì hoãn việc thực hiện luật thuế tiền điện tử 20% cho đến năm 2025 khi một hệ thống bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn được áp dụng. Trong khi đó, Thái Lan đã buộc phải rút lại quyết định thực thi thuế tiền điện tử 15% sau phản ứng tiêu cực của cộng đồng đối với luật này.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

oluwapelumi-adejumo.png
Oluwapelumi Adejumo
Oluwapelumi tin rằng Bitcoin và công nghệ blockchain có tiềm năng thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Anh ấy là một người ham đọc sách và bắt đầu viết về tiền điện tử vào năm 2020.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ