Trusted

Tổng quan về biểu đồ nến Nhật

6 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Biến động giá trong thị trường chứng khoán hay crypto là liên tục. Chính vì tính liên tục đó mà dữ liệu giá được sinh ra không ngừng. Vấn đề đặt ra là làm sao người giao dịch có thể đọc và hiểu được toàn bộ dữ liệu đó? Từ đây, những phương pháp minh hoạ đường giá ra đời. Biểu đồ nến Nhật là một trong những phương pháp minh họa biến động giá được sử dụng rộng rãi nhất trong lịch sử thị trường tài chính.

Biểu đồ nến Nhật là gì?

Biểu đồ nến Nhật hay còn gọi là biểu đồ hình nến là phương pháp thể hiện biến động giá của tài sản bất kỳ do người Nhật phát minh. Phương pháp này có đặc điểm là chia các khoảng thời gian bằng nhau của biến động giá thành chu kỳ và nêu bật bốn thông tin quan trọng trong một chu kỳ đó. Bốn thông tin đó bao gồm: Giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa, giá đóng cửa.

Sự khác biệt giữa biểu đồ nến Nhật và biểu đồ dạng đường kẻ.
Sự khác biệt giữa biểu đồ nến Nhật và biểu đồ dạng đường kẻ.

Bên cạnh biểu đồ nến Nhật, chúng ta còn có những cách diễn đạt đường giá như là: dạng đường kẻ (line), dạng thanh (bar), dạng vùng (area), hay những dạng hiếm người sử dụng hơn như renko, heikin ashi…

Như ví dụ trên hình, có thể thấy biểu đồ nến Nhật về trực quan cho biết nhiều thông tin quan trọng trong biến động giá hơn biểu đồ đường kẻ truyền thống phương Tây.

Lịch sử của biểu đồ nến Nhật

Một số nghiên cứu cho rằng phương pháp trình bày đường giá này được phát triển lần đầu vào những năm 1800 vào thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản bởi một thương nhân chuyên ghi chép giá gạo tên là Homma. Tuy nhiên, Homma qua đời vào 1803 nên sự ra đời nguyên sơ của biểu đồ hình nến này chắc chắn phải có trước đó.

Dù ra đời rất sớm, còn sớm hơn cả sự ra đời của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng đến tận những năm 2000 thì kiến thức về mô hình nến Nhật mới được thịnh hành ở Mỹ. Điều này đạt được có thể là nhờ công lao truyền bá của Steve Nison. Ngày nay, biểu đồ nến Nhật đã trở thành kiến thức giáo khoa cơ bản cho bất kỳ nhà giao dịch nào.

Ngoài ra, các traders Nhật Bản rất ưa chuộng sử dụng biểu đồ nến Nhật kết hợp với hệ thống giao dịch Ichimoku cũng do chính người Nhật phát triển.

Cấu tạo cơ bản của biểu đồ nến Nhật là gì?

Chi tiết hơn trong cấu tạo cơ bản của biểu đồ nến Nhật sẽ bao gồm những phần như sau:

Cấu tạo cơ bản của biểu đồ nến. Nguồn: Wikipedia.
Cấu tạo cơ bản của biểu đồ nến. Nguồn: Wikipedia.
  • Gọi là biểu đồ nến vì hình dạng của nó giống với một cây nến. Trong đó, phần giữa dày hơn có hình chữ nhật được gọi là thân nến và phần đường thẳng đứng ở hai đầu được gọi là bấc nến hay râu nến. Không phải nến nào cũng phân bố đều như hình vẽ trên mà tùy vào biến động giá đôi khi thân nến rất bé và râu nến rất dài.
  • Điều quan trọng cần hiểu, một cây nến như vậy là gồm tóm thông tin giá trong một chu kỳ nhất định (ví dụ: 1 ngày, 4h, 1h hoặc đôi khi 1 tuần đến 1 tháng). Thông tin đó là giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa, giá đóng cửa.
  • Thân nến chính là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá mở cửa trong chu kỳ đó. Giá mở cửa là giá tại thời điểm khởi đầu cho một chu kỳ, ngược lại giá đóng cửa là giá tại thời điểm kết thúc chu kỳ. Thân nến xanh cho thấy sự tăng giá trong chu kỳ vì giá bắt đầu cao hơn giá kết thúc. Tương tự, thân nến đỏ cho thấy sự suy giảm vì giá bắt đầu thấp hơn giá kết thúc (màu sắc này là tương đối có thể tùy biến được theo sở thích).
  • Râu nến ở đỉnh đánh dấu mức giá cao nhất của chu kỳ. Ngược lại, râu nến ở đáy đánh dấu giá thấp nhất của chu kỳ.

Có thể nhận xét, cách trình bày giá như thế này bao gồm được nhiều thông tin quan trọng và mà từ đó người phân tích nhìn vào là nhận thấy sự sức mạnh tăng giảm của thị trường.

Ví dụ: râu nến trên càng dài cách xa thân nến chứng tỏ sức mạnh của phe bán, râu nến dưới càng dài chứng tỏ sức mạnh của phe mua trong chu kỳ. Hoặc thân nến ngắn nhưng râu nến dài chứng tỏ sự tranh chấp quyết liệt giữa mua bán trong chu kỳ khiến cho giá cuối chu kỳ giữ vững như lúc đầu chu kỳ….

Tương tự như thế, người phân tích có thể “kể” được nhiều câu chuyện khác nhau giữa mua và bán bằng cách quan sát mô hình nến. Người phân tích càng kể xác với thực tế thị trường thì có khả năng đưa dự đoán càng chính xác.

Biểu đồ nến Nhật được quan sát như thế nào trong phân tích kỹ thuật?

Chính vì tính cô đọng và không bỏ mất thông tin quan trọng của biểu đồ hình nến mà nó được sử dụng rộng rãi từ Á sang Âu trong nhiều thập kỷ qua. Có rất nhiều websites và giáo trình để bạn hiểu sâu hơn về nó, nhưng trong giới hạn bài viết này chúng ta sẽ phân loại cách quan sát biểu đồ nến Nhật trong phân tích kỹ thuật ra thành những dạng chung như sau. Hy vọng đây có thể sẽ là điểm bắt đầu tốt để bạn đào sâu nghiên cứu:

  • Quan sát một nến đơn lẻ: Đây là cách quan sát cơ bản nhất. Cách quan sát này dựa trên hình dáng tỷ lệ giữa các thân thành phần như thân nến và râu nến mà bạn có thể gọi tên được cây nến đó và ý nghĩa xác suất của chúng. Ví dụ: nến Doji, Hammer, Spinning….
  • Quan sát một cụm nến như một mô hình: Theo thời gian, người ta nhận ra một số dạng nến đơn lẻ (như đã nói) đứng cạnh nhau tạo thành những mô hình có tính chất dự báo tốt. Từ đó, người ta đặt tên chúng thành những mô hình giá riêng biệt để đưa vào giáo khoa phân tích kỹ thuật, tạo cơ sở cho việc dự đoán tương lai. Ví dụ: mô hình nến Evening Star, Dark Cloud Cover, Three White Soldiers…
  • Quan sát sự xuất hiện của nến hoặc mô hình nến trong một xu hướng: Quan sát này bổ sung thêm vị trí của nến hoặc mô hình nến xuất hiện sau một xu hướng như thế nào. Từ đó, kết hợp giữa ý nghĩa của xu hướng với ý nghĩa của nến hoặc mô hình nến đó để đưa ra dự đoán. Ví dụ: Một nến Doji xuất hiện sau một loạt nến giảm tạo thành mô hình Harami Cross…

Các nhà phân tích kỹ thuật đôi khi vẫn chưa dừng lại với những tìm tòi trên, mà còn kết hợp giữa mô hình nến với khối lượng hoặc với các chỉ báo khác trong nổ lực đạt tỷ lệ R/R tốt nhất. Ví dụ: Kết hợp quan sát mô hình nến Nhật với RSI…

Tạm kết

Trên đây là tổng quan về mô hình nến Nhật hay biểu đồ hình nến để bạn hiểu được mô hình nến là gì và có được những hướng dẫn cần thiết để đào sâu hơn. Trong giao dịch, việc học lý thuyết kết hợp với thực hành như trade demo có thể giúp bạn thêm nhiều trải nghiệm quý giá với các mô hình nến trên.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ