Trusted

Celestia (TIA) là gì? Có nên đầu tư vào tiền điện tử TIA ở hiện tại?

19 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Sự xuất hiện của Celestia với thiết kế mô-đun đã tạo ra một sự thay đổi mang tính kiến tạo trong cách cấu trúc và vận hành các blockchain và các bản rollup.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Celestia là dự án mới đây nhất được niêm yết trên sàn giao dịch Binance. Tuy nhiên, ngay tại ngày đầu niêm yết, giá Celestia đã bị bán mạnh nhưng lại chứng kiến một sự bứt phá ấn tượng ngay sau đó. Theo ghi nhận của BeInCrypto, giá TIA đã tăng hơn 247% tính từ ngày đầu tiên niêm yết đến nay. Vậy điều gì đã tạo nên sự hấp dẫn cho dự án này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Biến động giá TIA token. Nguồn: TradingView
Biến động giá TIA token. Nguồn: TradingView

1. Tổng quan về dự án Celestia

Binance mới đây đã công bố niêm yết Celestia (TIA) và gắn Seed tag. Ngay sau đó sàn giao dịch này cũng đã mở một số cặp giao dịch spot cho đồng tiền điện tử này. Chính điều này được cho là nguyên nhân khiến giá TIA tăng phi mã như hiện tại.

Celestia được hỗ trợ bởi một số tên tuổi lớn nhất trong không gian, bao gồm Bain Capital Crypto và Polychain Capital. Đây là những công ty đã dẫn đầu đợt huy động vốn kết hợp Series A và B của họ vào tháng 10/2022, huy động được 55 triệu USD cho dự án với mức định giá 1 tỷ USD. Các nhà đầu tư đáng chú ý khác trong vòng này bao gồm Coinbase Ventures, Delphi Digital, Placeholder, Jump Crypto và Galaxy….

Binance Seed Tag là gì?

Binance Seed Tag, thay thế Binance Innovation Zone, là thẻ được sử dụng để phân loại các dự án tiền điện tử thường đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và có thể chưa có sản phẩm hoạt động.

Vậy cụ thể Celestia là gì?

Theo Celestia whitepaper thì Celestia là một mạng blockchain theo hình thức mô-đun (modular blockchain). Nó được giới thiệu là mạng cung cấp dữ liệu có quy mô an toàn theo số lượng người dùng, giúp mọi người dễ dàng khởi chạy chuỗi khối của riêng mình. Nghe có vẻ hơi phức tạp và trừu tượng nhưng về cơ bản bạn có thể hiểu như thế này.

  • Celestia là một nền tảng hỗ trợ cho việc xây dựng các blockchain với khả năng tùy chỉnh. Nhờ có Celestia, các nhà phát triển có thể tạo hoặc chuyển mạng một cách dễ dàng.
  • Celestia sử dụng thiết kế mô-đun, tách biệt hoàn toàn lớp thực thi với đồng thuận và tính khả dụng của dữ liệu. Nó được xây dựng bằng Cosmos SDK.
  • Nhờ đó mà trong trường hợp các nền tảng có công cụ thực thi đang dạng có thể dễ dàng tích hợp vào Celestia và sử dụng cơ chế đồng thuận cũng như các tính năng bảo mật của nó trong khi vẫn giữ được các đặc tính riêng trên công cụ của mình.

Trên thực tế, Celestia không phải là dự án đầu tiên sử dụng thiết kế mô-đun mà BeInCrypto đã từng giới thiệu tới độc giả. Trước đó, dự án Mantle Network (trước đó là BitDAO) cũng sử dụng thiết kế tương tự. Vậy thiết kế này có gì đặc biệt?

Modular blockchain là gì?

Dựa theo định nghĩa Celestia là gì ở trên thì có lẽ chúng ta phần nào đoán được modular blockchain là gì rồi. Về cơ bản thì có thể hiểu modular blockchain là một loại blockchain mà các nhà phát triển có thể: 

  • Chia nhỏ các thành phần của hệ thống thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Điều này cho phép họ dễ dàng tùy chỉnh và điều chỉnh bất kỳ khía cạnh nào của blockchain mà không cần phải đại tu toàn bộ mạng. 
  • Bằng cách mô-đun hóa blockchain, các nhà phát triển có quyền kiểm soát tốt hơn cách thức hoạt động của hệ thống, cho phép họ nhanh chóng điều chỉnh nó phù hợp với các tình huống và điều kiện khác nhau.

Phần lớn các dự án blockchain khác hiện nay đang sử dụng một loại thiết kế khá phổ biến khác là monolithic (hay còn gọi là blockchain nguyên khối). Sự khác biệt giữa hai hình thức này như sau:

Tiêu chíMonolithic blockchainModular blockchain
Cơ chế xử lýCó mọi thứ được xây dựng trên một chuỗi duy nhấtTách biệt trách nhiệm xử lý giữa các lớp khác nhau, từ đó tùy chỉnh các chức năng riêng biệt
Kết quả– Tất cả các giao dịch phải trải qua một cơ chế đồng thuận và kích thước dữ liệu trên đó phải nằm trong giới hạn nhất định để nó hoạt động bình thường
– Khả năng mở rộng bị hạn chế
– Cho phép họ tạo các mạng chuyên biệt được thiết kế riêng cho các ứng dụng và trường hợp sử dụng cụ thể, trong khi vẫn giữ nguyên chức năng cốt lõi của chuỗi khối. Điều này làm cho nó có thể dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu của người dùng.
– Các chuỗi khối mô-đun đề xuất khả năng mở rộng quy mô hiệu quả hơn

Thiết kế mô-đun đã đạt chứng minh được hiệu quả của mình đặc biệt là với các bản rollup được sử dụng trên các giải pháp như Optimism hoặc Arbitrum. Nhờ có nó mà chức năng thực thi được tách thành một lớp riêng biệt, trong khi giao lại cho Ethereum xử lý phần còn lại. Trong trường hợp của Celestia, nó tự đặt mình vào vị trí xử lý các chức năng đồng thuận và tính khả dụng của dữ liệu, cho phép các dự án và chuỗi khác xây dựng dựa trên công nghệ của nó.

Celestia hoạt động như thế nào?

Trước tiên chúng ta hãy hiểu tính khả dụng của dữ liệu (data availability) là gì. Tính khả dụng của dữ liệu đề cập đến sự tin cậy rằng bất kỳ người tham gia mạng nào cũng có thể tải xuống dữ liệu giao dịch bất kỳ lúc nào để xác minh một khối. Đó là một biện pháp bảo mật cho phép mọi người kiểm tra sổ cái blockchain và xác minh các giao dịch trên đó.

Nút thắt chính ở đây là các nút được yêu cầu tải xuống dữ liệu giao dịch hoàn chỉnh để xác minh các khối một cách độc lập. Đây là một vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng vì việc tải xuống tất cả dữ liệu giao dịch của một blockchain đang phát triển trở nên khó khăn đối với các node thông thường (chỉ các node đầy đủ mới có khả năng tải xuống toàn bộ dữ liệu chuỗi khối).

Celestia giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng công nghệ gọi là Data Availability Sampling – DAS. Sử dụng công nghệ DAS, các node không thể tải xuống toàn bộ dữ liệu blockchain nữa (được gọi là node nhẹ hoặc lược giản – light node). Thay vào đó nó chỉ cần lấy mẫu một phần nhỏ dữ liệu khối để xác minh xem khối đã được xuất bản hay chưa.

Các node nhẹ này sẽ tiến hành nhiều vòng lấy mẫu ngẫu nhiên. Khi nhiều vòng lựa chọn được hoàn thành, độ tin cậy về dữ liệu sẵn có sẽ tăng lên. Khi đạt đến mức độ tin cậy được xác định trước (ví dụ 99%), node nhẹ này sẽ xem xét dữ liệu khối có sẵn.

Với sự trợ giúp của công nghệ DAS, các giải pháp sẵn có về dữ liệu như Celestia được kỳ vọng sẽ giúp các chuỗi khối như Ethereum mở rộng quy mô mà không làm suy yếu tính bảo mật của nó. Các bản rollup L2 sẽ đưa bằng chứng về các giao dịch lên L1 để giải quyết. Nếu các giao dịch không có sẵn để xác minh (tức là tính khả dụng của dữ liệu), nhà điều hành tổng hợp có thể hành động không trung thực.

Các điểm nổi bật cũng như tính năng chính của Celestia là gì?

  • DAS: Nhờ DAS, các nút nhẹ của Celestia chỉ cần một tập hợp con nhỏ của dữ liệu giao dịch tổng thể để xác minh tính hợp lệ tổng thể của các khối được đăng lên mạng. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng chạy light node trên Celestia miễn là họ có kết nối Internet đang hoạt động vì cần rất ít sức mạnh tính toán để xác minh dữ liệu. Điều này thúc đẩy việc mở rộng quy mô lớp một cách hiệu quả, vì khi số lượng light node tăng lên, nhiều dữ liệu hơn có thể được tải xuống để xác minh.
  • Namespaced Merkle Trees (NMT): Merkle tree có thể được coi là chỉ mục cho dữ liệu blockchain được sử dụng để đảm bảo tính hợp lệ của dữ liệu. NMT của Celestia dành một phân vùng riêng cho từng ứng dụng riêng lẻ trên nền tảng. Nhờ mô hình NMT, mỗi ứng dụng trên Celestia chỉ cần tải xuống dữ liệu của chính nó và có thể bỏ qua dữ liệu của các ứng dụng khác. Điều này càng cải thiện hiệu quả kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu trên Celestia.
  • Sovereign rollup: Thiết kế mô-đun của Celestia cho phép các giao thức rollup hoạt động độc lập với lớp dữ liệu và đồng thuận, đồng thời cho phép tự chủ hoàn toàn ở cấp độ thực thi. Các bản rollup hoạt động tự chủ như vậy được gọi là Sovereign rollup. Trên Celestia, Sovereign rollup có thể đăng khối của họ trực tiếp lên blockchain dưới dạng dữ liệu thô, thay vì dựa vào hợp đồng thông minh. Thay vì các khối được tính toán trên các lớp đồng thuận và dữ liệu khả dụng của Celestia, các Sovereign rollup thực hiện tính toán của riêng chúng. Về bản chất, mỗi Sovereign rollup của Celestia tương tự như một mạng L1.

Mặc dù Celestia không phải là môi trường dành riêng cho các bản rollup, nhưng kiến trúc của nó chủ yếu hướng đến việc hỗ trợ các nền tảng này. Dự kiến rằng các loại rollup khác nhau sẽ là loại mạng chính trên Celestia.

2. Tổng quan về TIA token (Celestia tokenomics)

Celestia đã phát hành tiền điện tử gốc có tên TIA cùng với lần ra mắt mạng chính vào ngày 31/10/2023. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về tiền điện tử TIA.

Thông tin chung

TIA token có nguồn cung 1 tỷ. Cơ chế mã thông báo được thiết kế để lạm phát ở mức 8% trong năm đầu tiên, tỷ lệ này sẽ giảm 10% mỗi năm (7.2% trong năm thứ hai; 6.48% trong năm thứ ba…) cho đến khi đạt mức sàn 1.5% hàng năm. Tại thời điểm BeInCrypto thực hiện bài viết này, theo dữ liệu từ CoinGecko, nguồn cung đang lưu hành ngoài thị trường của TIA vào khoảng 146 triệu token.

Với tổng nguồn cung ban đầu 1 tỷ token đã được phân bổ như sau:

  • 20% cho công chúng, bao gồm 6% cho Genesis Drop được công bố rộng rãi của dự án.
  • 26.8% dành cho R&D và phát triển hệ sinh thái.
  • 19.7% cho những người ủng hộ sớm Series A và B.
  • 15.9% dành cho những người ủng hộ sớm.
  • 17.6% cho nhóm đóng góp cốt lõi ban đầu.
Nguồn cung đang lưu hành của TIA token
Nguồn cung đang lưu hành của TIA token. Nguồn: CoinGecko

Vào ngày 26/9, dự án đã công bố dành 60 triệu TIA token (6% tổng nguồn cung) để phân phối trong quá trình hình thành (genesis airdrop) cho các nhà phát triển, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư hoạt động tích cực… Đợt airdrop TIA token này dành cho hơn 7,579 nhà phát triển và 576,653 địa chỉ trên chuỗi đủ điều kiện. Đợt airdrop TIA token này chắc chắn đã khuếch đại sự phấn khích về việc Celestia trở thành nhân tố quan trọng tiếp theo trong lĩnh vực tiền điện tử.

TIA token được sử dụng để làm gì?

Trường hợp sử dụng chính của mã thông báo TIA là thanh toán cho blobspcae. Để sử dụng mạng Celestia cho Data Availability, các nhà phát triển tổng hợp phải gửi các giao dịch payforblobs (PFB) tới mạng với một khoản phí, được tính bằng TIA. Nói một cách đơn giản hơn, nó được sử dụng để:

  • Thanh toán cho các dịch vụ liên quan đến DA.
  • Để quản trị và thiết lập sự đồng thuận trong chuỗi khối bằng chứng cổ phần của dự án.
  • Các bản rollup dựa trên Celestia sẽ sử dụng TIA làm mã thông báo gas và tiền tệ.
  • Là một chuỗi bằng chứng cổ phần, Celestia sẽ sử dụng TIA để staking.

Sàn giao dịch, ví lưu trữ tiền điện tử TIA

  • Sàn giao dịch: Đương nhiên, Binance là sàn giao dịch đầu tiên trong danh sách các sàn hỗ trợ TIA token mà chúng ta đã nói đến ở trên. Ngoài ra, một số nền tảng khác cũng cho phép giao dịch loại tiền điện tử này như BingX, OKX, Kraken hay Bybit… 
Các sàn giao dịch TIA token. Nguồn: CoinGecko
Các sàn giao dịch TIA token. Nguồn: CoinGecko

OKX

Sàn giao dịch tốt nhất cho giao dịch tương lai và ký quỹ
www.okx.com
www.okx.com
Phí giao dịch spot
0.04% – 0.1%
Cơ quan giám sát
HK SFC
Hỗ trợ tiền fiat
Đa dạng tiền fiat
KYC/AML
Cho mọi level

Binance

Nền tảng tiền điện tử tốt nhất để giao dịch Altcoin
www.binance.com
www.binance.com
Nạp tối thiểu
1 USD
Rút tiền
Giới hạn rút tiền hàng ngày lớn
Hỗ trợ tiền fiat
Đa dạng các loại tiền fiat
KYC/AML

Kraken

Sàn giao dịch Ethereum lâu đời nhất
www.kraken.com
www.kraken.com
Phí giao dịch
Bắt đầu từ 0.26%, được chiết khấu khi giao dịch khối lượng lớn
Cơ quan giám sát
FinCEN, FINTRAC, FCA, AUSTRAC, FSA
Đòn bẩy
1:4 khi mua Ethereum ký quỹ
Nạp tối thiểu
Không
  • Ví lưu trữ: Trước hết, ví nóng của các sàn CEX kể trên là lựa chọn lưu trữ đơn giản và tối ưu nhất cho những người mới tham gia thị trường này. Ngoài ra, một số ví hỗ trợ lưu trữ TIA token như MetaMask, Trust Wallet hoặc các ví lạnh như Ledger hay Trezor…

3. Hướng dẫn mua/bán TIA token

Biến động giá tiền điện tử TIA

TIA token của Celestia ra mắt trên thị trường mở với giá khoảng 2 USD. Trong ngày đầu tiên, giá cặp TIA/USDT đạt 2.5 USD. Tại thời điểm BeInCrypto thực hiện bài viết này, TIA đang được giao dịch ở mức 6.04 USD với vốn hóa 888 triệu USD và khối lượng giao dịch 24 giờ gần nhất vào khoảng 95 triệu USD.

Mức giá cao nhất mà TIA token đã từng đạt được tính đến thời điểm BeInCrypto thực hiện bài viết này là 7.33 USD được ghi nhận vào ngày 19/11/2023 vừa qua. Như vậy với mức giá hiện tại vào khoảng 6.41 USD đã cho thấy mức giảm hơn 12% khi so với mức đỉnh này.

Biến động giá TIA. Nguồn: CoinGecko
Biến động giá TIA. Nguồn: CoinGecko

Có nên mua TIA ở thời điểm hiện tại?

Mặc dù mới chỉ chính thức ra mắt thị trường không lâu nhưng dường như TIA đã và đang được kỳ vọng sẽ là một trong những nhân tố mới, là một khoản đầu tư đáng chú ý cho mùa bull run tiếp theo. Có hai điều lý giải cho quan điểm này như sau:

  • Thứ nhất, sức ảnh hưởng từ Binance tới TIA: Mặc dù Binance thời gian gần đây có nhiều biến cố như việc CZ từ chức CEO hay Cristiano Ronaldo bị kiện vì liên quan đến việc quảng bá NFT cho Binance… nhưng chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Binance trong lĩnh vực này. Tất cả các dự án được mở bán trên sàn giao dịch này đều ghi nhận một hiệu suất ấn tượng với mức tăng trưởng thậm chí lên đến 3 con số.
  • Thứ hai, thiết kế mô-đun đổi mới của Celestia: Nó có thể dẫn đến một luồng giao thức mới vào nền tảng, đặc biệt là dành cho các bản rollup. Để giúp công việc của các nhà phát triển rollup trở nên dễ dàng hơn, Celestia thậm chí còn cung cấp một khung phát triển có tên là Rollkit.

Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta cũng nên chú ý nếu có ý định đầu tư vào TIA token thời điểm hiện tại. Theo đó, TIA ra mắt với giá trị pha loãng hoàn toàn là 2.4 tỷ USD với chỉ 14% mã thông báo được phát hành ra thị trường. Hơn 50% số token được dành cho các nhà đầu tư và người đóng góp sớm.

Theo Messari, để biện minh cho việc định giá trên, Celestia sẽ cần nắm bắt gấp đôi mức độ áp dụng tổng hợp của Ethereum. Đây là tham vọng trong ngắn hạn vì Celestia vẫn chưa nắm bắt được các dự án đáng chú ý sử dụng dịch vụ của mình. Do đó, chúng tôi dự đoán giá thị trường TIA sẽ điều chỉnh mạnh trước khi nó có thể phục hồi đáng kể trong hai năm tới.

Dự đoán giá TIA trong tương lai

Thời gian gần đây chúng ta thấy giá TIA đang có dấu hiệu tăng nóng. Nó đã tăng hơn 200% giá trị chỉ sau 30 ngày ra mắt. Đây được xem như hệ quả của sự FOMO và đôi khi nó khiến cho giá cả không ngang bằng với giá trị. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng TIA là một khoản đầu tư tiềm năng nhưng trên hành trình tăng giá của nó, sẽ có sự điều chỉnh mạnh trước khi có thể phục hồi.

Chung quan điểm này, một số nền tảng cũng đưa ra dự đoán giá TIA trong tương lai đầy tích cực. Theo ghi nhận của BeInCrypto:

  • DigitalCoinPrice dự báo giá TIA token vô cùng lạc quan khi được giao dịch ở mức 19,18 USD vào năm 2025 và 56,38 USD vào năm 2030. 
  • So với DigitalCoinPrice thì CoinCodex thận trọng hơn một chút. Nó đưa ra dự đoán giá TIA sẽ tăng cao tới 11,59 USD vào năm 2025 và 13,01 USD vào năm 2030.

Lưu ý: Những dự đoán giá TIA ở trên đều dựa trên các biến động giá trong quá khứ và điều kiện thị trường hiện tại. Nó có thể có sự sai lệch trong tương lai. Do đó nó sẽ không được xem như là lời khuyên đầu tư và bạn đọc chỉ nên xem đây như một nguồn thông tin tham khảo cho các quyết định đầu tư của mình.

Hướng dẫn mua/bán TIA token

Trong phần này của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước chi tiết để có thể tự mình mua/bán TIA token trên sàn CEX. Chúng ta có thể gói gọn lại trong 5 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1, mở tài khoản: Trước tiên bạn cần chọn cho mình một sàn giao dịch phù hợp với một số cái tên trong danh sách mà chúng tôi đưa ra ở trên hoặc bất kỳ nền tảng nào bạn muốn. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm và lựa chọn các nền tảng lớn, uy tín. Sau đó bạn có thể dễ dàng mở một tài khoản với địa chỉ email, số điện thoại, Telegram hoặc Apple ID.
  • Bước 2, bảo mật tài khoản: Bước này để đảm bảo an toàn cho chính tiền của bạn. Tùy vào từng nền tảng sẽ hỗ trợ các hình thức bảo mật khác nhau như mật khẩu, 2FA… Cách tốt nhất là nên bật tất cả lên để gia tăng sự bảo mật cho tài khoản.
  • Bước 3, xác minh tài khoản: Các sàn CEX sẽ yêu cầu người dùng phải thực hiện KYC để hạn chế việc rửa tiền. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin về CCCD cũng như ảnh chụp khuôn mặt để tiến hành xác minh tài khoản.
  • Bước 4, thêm phương thức thanh toán: Một số sàn giao dịch sẽ cho phép người dùng mua/bán trực tiếp TIA token từ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trong khi một số lại yêu cầu bạn phải mua thông qua một đồng coin trung gian, ví dụ USDT hoặc USDC… Do đó, bạn cần thêm các phương thức thanh toán phù hợp để chuẩn bị cho việc mua TIA.
  • Bước 4, mua/bán TIA: Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, lúc này bạn đã có thể tiến hành mua TIA. Sau khi việc mua hoàn tất, token sẽ được lưu giữ trong ví nóng của sàn. Lúc này bạn đã có thể thực hiện bán hoặc chuyển chúng sang các sàn giao dịch khác hoặc ví khác tùy thích. Để bán TIA, bạn chọn cặp tiền hỗ trợ và tiền hành bán chúng.

4. Lời kết

Celestia và các bản rollup sử dụng thiết kế mô-đun cuộn tiếp tục cải thiện hiệu suất của Ethereum và đạt được sự mở rộng hiệu quả. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các chuỗi công khai L1 trong tương lai. Hiện tại, các chuỗi công khai L1 như BNB Chain và Celo đã chọn trở thành L2 Rollup của Ethereum do tính thanh khoản và chi phí cung cấp dịch vụ cao hơn.

Nhìn chung, Celestia nổi bật như một giải pháp có thể mở rộng và dễ sử dụng. Thiết kế mô-đun, tính sẵn có của dữ liệu… khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà phát triển. Tất nhiên, có những rủi ro đối với dự án khi mà giá token TIA của nó dường như đã tăng cao ở hiện tại và nhiều dự án tiềm năng khác vẫn cần được triển khai để biến hệ sinh thái trở nên hoàn thiện hơn.

5. Câu hỏi thường gặp

Dự án Celestia có token không?

Đánh giá tiền điện tử Celestia?

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ