Trusted

Chỉ số CPI (CPI Index) là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Crypto?

9 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Chỉ số CPI là thước đo sự thay đổi của giá cả thị trường tiêu dùng hàng tháng. Chúng thường có những mối quan hệ nhất định với Crypto nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Hàng tháng, chúng ta thường nghe nói đến các tin tức về CPI tại Mỹ. Trước và sau mỗi tin tức này, biến động giá của các loại tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin được các nhà đầu tư quan tâm và theo dõi. Vậy chỉ số CPI là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Crypto nói riêng? Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Tổng quan về CPI

CPI là viết tắt của cụm từ Consumer Price Index hay còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng. Mỗi quốc gia sẽ có một chỉ số cũng như cách tính CPI khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, nhắc đến CPI thì có nghĩa là BeInCrypto đang đề cập đến chỉ số CPI tại Mỹ. Vì về cơ bản, Mỹ vẫn là đầu tàu kinh tế của toàn thế giới và những biến động trong nền kinh tế Mỹ sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số CPI Hoa Kỳ ghi nhận sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng tại Hoa Kỳ phải trả. Theo Cục Thống kê Lao động (BLS) tính toán CPI dưới dạng giá bình quân gia quyền của một rổ hàng hóa và dịch vụ đại diện cho tổng chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Nghe hàn lâm nhưng chúng ta có thể hiểu một vài ý quan trọng thế này: 

  • Chỉ số CPI thông thường sẽ bao gồm 80 chỉ số phụ từ 8 danh mục, từ thực phẩm và quần áo đến nhà ở và giao thông. Tuy nhiên, vì giá năng lượng và lương thực thường có xu hướng biến động mạnh nên chúng thường được tách riêng ra thành một biến thể khác của CPI là Core CPI hay CPI cốt lõi. Sự khác nhau giữa 2 loại này sẽ được BeInCrypto chia sẻ ở phần sau.
  • Chỉ số CPI cao nghĩa là người dùng đang phải trả nhiều tiền hơn cho việc sở hữu hàng hoá và ngược lại.
  • Điều đó cũng đồng nghĩa với việc CPI là thước đo lạm phát và giảm phát phổ biến nhất mà các cơ quan chức năng hay dùng. Phần sau của bài viết này, BeInCrypto sẽ chia sẻ thêm về mối liên hệ giữa CPI và lạm phát, hãy cùng đón xem nhé.
  • Chỉ số CPI đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá mà người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả. Đó là lý do tại sao mỗi tháng chúng ta đều có một ngày công bố chỉ số CPI.

BLS xuất bản hai chỉ số mỗi tháng. Một là CPI-U, đại diện cho 93% dân số Hoa Kỳ không sống ở các vùng nông thôn xa xôi, không bao gồm chi tiêu của những người sống trong các hộ gia đình nông trại, tổ chức hoặc trong các căn cứ quân sự. Hai là CPI-W bao gồm 29% dân số Hoa Kỳ sống trong các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ công việc văn phòng hoặc công việc với mức lương theo giờ.

CPI Index. Nguồn: BLS
CPI Index. Nguồn: BLS

Cách tính toán dữ liệu CPI

Công thức tính chỉ số CPI khá đơn giản. Để tính CPI hàng năm, chúng ta làm như sau:

CPI = Basket value của năm hiện tại/Basket value của năm cơ sở * 100

Trong đó:

  • Basket value là giá trị của rổ hàng hoá được sử dụng để tính toán ra chỉ số giá tiêu dùng.
  • Basket value năm hiện tại là giá trị của năm nay. Còn Basket value của năm cơ sở là giá trị của năm liền kề trước đó.

Chú ý: Basket value là giá trị được công bố bởi các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, việc BeInCrypto giới thiệu cách tính chỉ số giá tiêu dùng này chỉ với mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của chỉ số này. Trên thực tế, chúng ta không cần thiết phải thực hiện tính toán chi tiết. Định kỳ hàng tháng các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành công bố chỉ số này.

Sự khác biệt giữa CPI và Core CPI là gì?

Đối với thị trường tài chính nói chung, Crypto nói riêng, trên thực tế chúng ta cũng đã không ít lần chứng kiến FED tăng lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tiếp tục leo thang. Nói cách khác, lạm phát sẽ là yếu tố thúc đẩy thay đổi lãi suất trong tương lai. Do đó, nếu chỉ số CPI đột ngột đi chệch khỏi mục tiêu của ngân hàng trung ương, thị trường sẽ kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ đẩy mạnh và tăng hoặc giảm mức lãi suất. Kỳ vọng này sẽ khiến các nhà đầu tư mua hoặc bán tiền tệ nhiều hơn đáng kể.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ nhìn vào CPI thông thường thì các cơ quan quản lý tiền tệ có thể có xu hướng thay đổi lãi suất thường xuyên hơn. Ví dụ, năm 2008, chúng ta tăng giá năng lượng khiến lạm phát chi phí đẩy 5%, vài tháng sau chúng ta rơi vào suy thoái sâu sắc. Tương tự như vậy, khi giá năng lượng và lương thực sụt giảm, chính sách tiền tệ có nguy cơ trở nên quá lỏng lẻo, tạo ra lạm phát cơ bản trong tương lai. Nói cách khác, CPI thông thường có thể gây ấn tượng sai lệch về áp lực lạm phát cơ bản. 

Do đó, Core CPI đo lường những thay đổi về giá hàng hóa và dịch vụ nhưng không bao gồm thực phẩm và năng lượng. Vì 2 loại này có xu hướng biến động mạnh nên chúng được loại bỏ ra khỏi chỉ số CPI thông thường nhằm giảm độ nhiễu trong quá trình ra quyết định của cơ quan quản lý.

Lịch sử Core CPI tại Hoa Kỳ
Lịch sử Core CPI tại Hoa Kỳ

Lấy ví dụ, ngày 12/4/2023 vừa qua, chỉ số CPI Hoa Kỳ được công bố đã tăng 0.1% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số trên thấp hơn một chút so với mức ước tính lần lượt là 0.2% và 5.1% của Dow Jones. Trong đó, Core CPI tháng 3 tại Hoa Kỳ đã tăng 0.4% so với tháng 2 và tăng 5.6% so với một năm trước đó.

Tầm quan trọng của dữ liệu CPI Hoa Kỳ trong thị trường tài chính truyền thống

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, giữa CPI, lạm phát và lãi suất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà hoạch định chính sách, nhà môi giới và chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng thông tin này trong quá trình ra quyết định của họ vì lạm phát có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Do đó, bản thân chỉ số CPI mang đến một số góc nhìn sau trong thị trường tài chính truyền thống.

  • Đo lường sức mua của người tiêu dùng: Một mức lạm phát nhỏ là tốt cho nền kinh tế. FED đặt mục tiêu tăng 2% mỗi năm. Tuy nhiên, khi lạm phát tăng quá nhanh, người tiêu dùng chi tiêu ít hơn và chịu ít rủi ro hơn. Việc vay tiền cũng trở nên khó khăn hơn vì lãi suất tăng lên.
  • Dự đoán xu hướng thị trường chứng khoán: Tỷ lệ lạm phát cao hơn cũng khiến các doanh nghiệp hoạt động chậm lại. Sau đó, khách hàng của họ ngần ngại mua sản phẩm hoặc thắt chặt hoạt động đầu tư. Điều này làm giảm giá trị của cổ phiếu, khi mọi người rút tiền ra hàng loạt để tiết kiệm hoặc sử dụng cho nhu cầu thiết yếu.
  • Đưa ra quyết định kinh doanh cụ thể: Chỉ số CPI của Hoa Kỳ cho phép mọi người dự đoán các xu hướng chính của thị trường và phân tích các xu hướng trong quá khứ. Bản thân các doanh nghiệp thuộc các ngành trong rổ CPI cũng có thể sử dụng dữ liệu CPI của Hoa Kỳ để phân tích và đánh giá thị trường nhằm đưa ra các quyết định chiến lược.

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và tiền điện tử

Thông thường, khi mà nhu cầu giảm trên thị trường chứng khoán cũng có thể có nghĩa là giá tiền điện tử giảm. Chúng ta vẫn thấy có những mối tương quan nhất định giữa thị trường chứng khoán và tiền điện tử. Do đó, giống như các tài sản khác, chúng ta có thể sử dụng CPI và các danh mục phụ của nó để xác định mức độ biến động trên thị trường tiền điện tử.

Một số dữ liệu lịch sử cho thấy mối tương quan giữa CPI và giá Bitcoin nói riêng, toàn bộ thị trường tiền điện tử nói chung là mối tương quan nghịch. Cụ thể, nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá Bitcoin thường giảm và ngược lại. Bởi lẽ, khi mọi người phải đối mặt với việc tăng giá đối với những mặt hàng họ cần nhất, họ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn bình thường cho nó. Điều này dẫn đến việc giảm chi tiêu cho cho tiền điện tử trong giai đoạn đó.

Mối tương quan nghịch giữa CPI và giá Bitcoin
Mối tương quan nghịch giữa CPI và giá Bitcoin

Mối liên hệ giữa lạm phát tiền tệ, cung tiền M2, CPI và Crypto

Lạm phát tiền tệ, tức là tăng cung tiền, thường dẫn đến tăng CPI. Nhưng lạm phát tiền tệ không đo lường mức giá mà người tiêu dùng và nhà sản xuất phải trả. Thay vào đó, nó là thước đo lượng tiền đang lưu hành. Khi nguồn cung M2 tăng lên, Bitcoin và tiền điện tử thường đạt được mức tăng lớn. Ngược lại, khi nó co lại, tiền điện tử thường gặp khó khăn.

Lượng cung tiền M2. Nguồn: FED
Lượng cung tiền M2. Nguồn: FED

Biểu đồ trên cho thấy rằng cung tiền M2 bắt đầu đạt đỉnh vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Điều này phù hợp với đỉnh trên thị trường tiền điện tử vào năm ngoái. Trong lịch sử, tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã tăng lên khi nguồn cung M2 tăng lên và ngược lại. Nói cách khác, tiền điện tử là một công cụ phòng ngừa lạm phát tiền tệ và khi nguồn cung tiền bắt đầu mở rộng trở lại, chúng ta có thể kỳ vọng vốn hóa thị trường tiền điện tử sẽ tăng theo.

Cung tiền M2 toàn cầu
Cung tiền M2 toàn cầu

Lời kết

Chỉ số CPI của Mỹ cũng là một trong những thước đo lạm phát và giảm phát phổ biến nhất trong nền kinh tế. Nó hữu ích trong việc phân tích chi phí sinh hoạt và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Khi chỉ số CPI quá cao, đó là dấu hiệu cho thấy mức sống đang giảm dần. Ngoài ra, báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng cũng có khả năng ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử theo nhiều cách khác nhau. Do đó, chúng ta có thể xem đây như là một trong những chim báo bão cho thị trường tiền điện tử trong tương lai.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số CPI Hoa Kỳ được công bố khi nào?

Khi chỉ số CPI công bố, chúng ta nên bán hay mua tiền điện tử?

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ