Trusted

3 dấu hiệu nhận biết khi thị trường tiền điện tử downtrend

7 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

In Brief

  • Các kịch bản downtrend trong quá khứ.
  • Những dấu hiệu nhận biết khi thị trường rơi vào downtrend.

Không có một định nghĩa chính xác nào nói về downtrend trong thị trường tiền điện tử là gì. Tuy nhiên, dựa trên những biến động chúng ta đã gặp trong quá khứ, dưới đây là một số dấu hiệu chúng ta có thể sử dụng để dự đoán thị trường đã bước vào downtrend hay chưa.

Cùng nhìn lại một số kịch bản downtrend đã diễn ra trong quá khứ

Thị trường tiền điện tử bắt đầu cách đây khoảng hơn 10 năm. Trong 10 năm đó, ít nhất chúng ta đã có 2 lần chứng kiến đợt downtrend của thị trường. Hãy cùng BeInCrypto nhìn lại quãng thời gian đó để cùng rút ra những điểm chung cho các thời điểm này nhé. Nếu bạn chưa có cơ hội được chứng kiến những sự kiện này trong quá khứ, trong phần này BIC sẽ giúp bạn hiểu nhanh về nó chỉ với một vài phút.

Bảng dưới đây là một dữ liệu tổng hợp nhanh về các lần sụt giảm của Bitcoin (BTC). Hãy cùng chúng tôi phân tích dựa vào nó nhé.

Thống kê các đợt downtrend của Bitcoin. Nguồn: CoinMarketCap.
Thống kê các đợt downtrend của Bitcoin. Nguồn: CoinMarketCap.

1. Đợt downtrend năm 2012 – 2013

Như chúng ta đã thấy, giai đoạn 2012 – 2013 thị trường chứng kiến tổng cộng có 6 lần BTC điều chỉnh với biên độ lớn, từ 32% – 82%. Lần điều chỉnh lớn nhất là từ 10 – 12/4/2013 với biên độ giảm lên đến 82.6%. Giá BTC thời điểm đó sau điều chỉnh vẫn giao động dưới 1,000 USD nhưng ít nhất nó đã cao hơn rất nhiều so với thời điểm đầu 2012.

Ở thời điểm đó, Bitcoin vẫn là một thứ gì đó khá xa lạ và đầy nghi hoặc với tất cả mọi người. Chính sự mới lạ này đã dẫn đến việc hình thành nhiều mô hình Ponzi điển hình. Và có lẽ thời điểm đó, sự bùng nổ của các mô hình Ponzi là điều khiến cho Bitcoin đi vào chu kỳ downtrend lần đầu tiên.

2. Đợt downtrend năm 2016-2018

Lặp lại kịch bản như thời điểm 2012 – 2013, giai đoạn 2016 – 2018 cũng có những biến động tương tự. Khác biệt ở đây là chu kỳ nó có phần dài hơn và mức độ ảnh hưởng đã lớn hơn trước đó. Thời điểm đó, theo thống kê Bitcoin có đến 7 lần điều chỉnh với mức độ tương đương giai đoạn 2012 – 2013 (khoảng từ 29% – 87%). Giá BTC từ đỉnh được đẩy về dưới 3,000 USD khiến nhiều người quay lại nghi ngờ Bitcoin như một trò lừa đảo.

Thời điểm này, Bitcoin đã có phần trưởng thành hơn so với trước. Bitcoin lúc này được đem ra mổ xẻ và tranh cãi nhiều hơn với các vấn đề xoay quanh việc Trung Quốc cấm Bitcoin hay hàng loạt các sàn giao dịch như Mt. Gox hay Coincheck… bị tấn công gây thất thoát một lượng lớn BTC biến mất khỏi thị trường. 

Như vậy, có thể thấy rằng với mỗi một mùa tăng trưởng, giá BTC đều lên xuống thất thường trước khi chạm đáy. Và nếu để ý thì thường giá BTC của mức đáy ở chu kỳ này sẽ luôn cao hơn mức đỉnh của chu kỳ trước. Tuy nhiên, có vẻ như quy luật này không còn đúng với chu kỳ downtrend hiện tại.

Nếu theo suy luận ở trên, giá đáy của BTC ở chu kỳ này sẽ phải dừng lại ở trên mức 20,000 USD. Tuy nhiên, thời gian vừa rồi, mức thấp nhất BTC chạm phải ở mức 17,600 USD khiến nhiều người tin rằng đây là mức đáy. Nếu theo quy luật cũ, trong thời kỳ downtrend giá BTC có thể mất đến hơn 80% giá trị. Như vậy có nghĩa là giá BTC sẽ phải lùi về dưới 10,000 USD.

Ủng hộ cho quan điểm này, chỉ số nguồn cung BTC đang bị thua lỗ cũng dự báo rằng giá BTC có thể về dưới 10,000 USD. Theo đó, trong các thị trường gấu trước đây, mức đáy của giá trùng với hơn tỷ lệ hơn 60% số tiền bị thua lỗ. Tuy nhiên, hiện tại con số này mới chỉ dừng ở mức có 52% nguồn cung hiện đang bị lỗ. Để đạt mốc 60%, BTC sẽ cần giảm xuống chỉ còn 9,600 USD. Như vậy, nếu lịch sử lặp lại, rất có thể mức 9,600 mới là mức đáy của Bitcoin.

Dựa vào lịch sử 2 lần downtrend của thị trường, chúng ta sẽ rút ra một số điểm giống nhau giữa các lần này như sau.

3 dấu hiệu nhận biết thị trường đã đi vào downtrend

1. Giá các đồng tiền điện tử mất phần lớn giá trị

Một tín hiệu dễ nhận thấy nhất đó là giá của các đồng tiền điện tử trên thị trường, đặc biệt là các đồng tiền có vốn hóa lớn như Bitcoin hay Ethereum chẳng hạn. Thường thì khi thị trường bùng nổ (uptrend), giá sẽ tăng phi mã và liên tục phá các đỉnh trước đó. Trường hợp của Bitcoin năm 2021 – 2022 là một ví dụ điển hình. Giá Bitcoin phá đỉnh được thiết lập hồi cuối 2020 ở mức gần 20,000 USD sau đó vọt nhanh lên trên 64,000 USD vào tháng 4/2021. Không dừng lại ở đó, đến tháng 11 cùng năm giá phá đỉnh ở mức trên 69,000 USD. 

Thế nhưng, downtrend thì ngược lại. Khi thị trường sụt giảm, dòng tiền liên tục chảy ra khiến Bitcoin mất phần lớn giá trị. Hãy xem đến trường hợp downtrend năm 2017 – 2018 bạn sẽ thấy rõ điều này. Cuối năm 2017, giá giảm 1 mạch từ mức đỉnh ở gần 20,000 USD và chạm đáy ở khoảng 3,000 USD cuối 2018. Như vậy, trong thời điểm downtrend đó, BTC đã bị thổi bay 84% giá trị.

Biến động giá BTC thời điểm 2018
Biến động giá BTC thời điểm 2018

Quay lại với thời điểm hiện tại, nếu tính từ thời điểm tháng 11/2021 đến thời điểm viết bài (giá BTC khoảng 19,700 USD), giá BTC đã mất 71.8% giá trị. Nếu so với thời điểm 2018, dường như Bitcoin nói riêng và thị trường Crypto nói chung cũng đã đi vào giai đoạn downtrend.

Biến động giá BTC năm 2022
Biến động giá BTC năm 2022

2. Nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy khỏi thị trường

Chúng ta cần phải nhớ rằng thị trường downtrend sẽ không thể xảy ra chỉ ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình, thậm chí được tính bằng năm. Hãy xem ví dụ về downtrend 2018 mà BeInCrypto vừa giới thiệu ở trên để thấy rõ. Chúng ta mất 1 năm để thấy giá BTC bị thổi bay hơn 80% giá trị thời điểm đó.

Downtrend khác với flash crash. Với flash crash, giá có thể giảm đột ngột trong một thời gian ngắn nhưng downtrend thì không. Lấy ví dụ về vụ flash crash xảy ra vào ngày 19/5/2021, chỉ sau vài tiếng đồng hồ, 54% giá trị BTC tương ứng với khoảng 200 tỷ USD vốn hóa biến mất. Các nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy khỏi thị trường để giảm thiểu thiệt hại.

Với downtrend, giá sẽ giảm dần trong một thời gian dài và nhà đầu tư không biết đâu là đáy. Tâm lý giao dịch trong vô vọng, không rõ định hướng khiến nhiều nhà đầu tư chán nản, đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, thời điểm downtrend lại có thể là thời cơ tốt để gia tăng các hoạt động tích lũy đối với các nhà đầu tư lâu năm. Điều này sẽ khiến mất cân bằng giữa tỷ lệ các nhà đầu tư lâu năm và nhà đầu tư mới.

3. Lượng BTC nạp lên sàn cao kỷ lục

Khi phần lớn các nhà đầu tư đã chán nản với thị trường, tâm lý bán tháo là điều tất yếu. Đặc biệt, flash crash thường là những gia vị không thể thiếu trong mỗi lần downtrend. Một dấu hiệu cho thấy tâm lý bán tháo này là lượng BTC được đưa lên các sàn giao dịch. Thông thường, khi số lượng BTC đưa lên sàn càng tăng, chúng ta có thể hiểu là các nhà đầu tư đang sẵn sàng cho việc xả ra thị trường.

Thời gian gần đây cũng chứng kiến những dấu hiệu tương tự. Theo ghi nhận của BeInCrypto thông qua Glassnode, vào ngày 14/9/2022, có đến 236,000 BTC được đẩy lên trên tổng cộng 11 sàn giao dịch lớn nhất hiện nay. Đây là mức tăng đột biến lớn nhất trong một ngày kể từ thời điểm giá Bitcoin giảm xuống chỉ còn 3,600 USD vào tháng 3/2020. Các đợt bán tháo vào tháng 5/2021 và tháng 5 và tháng 6 năm nay cũng không chứng kiến sự bán tháo mạnh đến vậy.

Một dữ liệu khác đến từ Santiment cũng cho thấy những dấu hiệu tương tự. Theo đó, lượng BTC di chuyển tới các sàn giao dịch (bao gồm cả các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung) từ ngày 07/9 – 14/9 đã lên đến con số 1.69 triệu BTC. Đây là số lượng BTC cao nhất được di chuyển kể từ tháng 10/2021.Có vẻ như đúng là downtrend, các nhà đầu tư Bitcoin hiện đang hướng tới việc giảm mức độ rủi ro trong việc nắm giữ tài sản của mình.

Lời kết

Downtrend là một trong những chu kỳ tất yếu, không chỉ đối với thị trường tiền điện tử mà cả thị trường tài chính nói chung. Khi thị trường giảm liên tục, downtrend có thể là thời cơ để chúng ta tích lũy tài sản và chuẩn bị cho một mùa uptrend sắp tới thông qua công cụ DCA mà BeInCrypto đã từng giới thiệu trước đó. 

Hi vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức thú vị. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hay và hãy tham gia nhóm cộng đồng của BeInCrypto để cập nhật thêm những bài viết, bài phân tích mới nhất về thị trường nhé.

Telegram | Facebook fanpage | Facebook group

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

Bui-Linh-BIC.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ