Xem thêm

Debt DAO: Mô hình vay và cho vay tiền dựa trên dòng tiền trong tương lai của dự án

8 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Theo ghi nhận của BeInCrypto, Debt DAO vừa hoàn thành vòng gọi vốn Seed trị giá 3.6 triệu USD từ Dragonfly Capital. Trong thời buổi thị trường downtrend như hiện tại, điều gì tại Debt DAO đã khiến nó thu hút các nhà đầu tư? Trong bài viết này, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu thêm và Debt DAO và những điểm hấp dẫn của nền tảng này nhé.

Debt DAO kêu gọi được 3.6 triệu USD từ Dragonfly Capital
Debt DAO kêu gọi được 3.6 triệu USD từ Dragonfly Capital

Tổng quan về Debt DAO

1. Debt DAO là gì?

Dựa theo những thông tin được cung cấp trong phần tài liệu của dự án, chúng ta có thể hiểu Debt DAO là một thị trưởng mở (open marketplace) cho các giao thức DAODeFi hiện nay. Mục đích chính cũng như mô hình kinh doanh chính của Debt DAO là trở thành một trung tâm cung cấp tài chính cho người dùng thông qua hợp đồng hạn mức tín dụng (Line of Credit). 

Nói dễ hiểu hơn là Debt DAO sẽ cho người dùng vay tiền để sử dụng cho các hoạt động tài chính của DAO. Tuy nhiên, hình thức vay này không giống với mô hình vay tiền nhờ Line of Credit. Vay ở đây sẽ không có tài sản thế chấp. Debt DAO cho phép người dùng vay dựa trên dòng tiền trong tương lai.

2. Marketplace của DAO và các giao thức DeFi

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, đây là một thị mở không cần sự cho phép (permissionless). Nó mang đến một cách tiếp cận đa dạng đối với toàn bộ vòng đời tín dụng với từng giai đoạn như phân tích người vay, giao dịch thứ cấp… Vì là một dạng permissionless nên không có quy trình quản trị nào để tham gia vào marketplace. Điều duy nhất là người dùng cần sở hữu một lượng DEBT (token gốc của Debt DAO) để đăng ký khoản vay hoặc trở thành nhà cung cấp dịch vụ, nhà phân tích rủi ro hay người cho vay…

3. Line of Credit là gì?

Trong Debt DAO chúng ta thấy có khái niệm Line of Credit. Tại sao Debt DAO lại cung cấp Lines of Credit thay vì cho vay thông thường? Hầu hết các giao thức cho vay sử dụng pool để tạo ra thị trường thanh khoản cho người đi vay và người cho vay. Mô hình không không phù hợp với cho vay dựa trên tín dụng (credit-based lending) khi người cho vay muốn có quyền ra quyết định đối với ai/điều gì họ đang chấp nhận rủi ro. Nó cũng gây bất lợi cho người đi vay vì họ phải tuân theo các điều khoản và điều kiện được người cho vay đề ra.

Bằng việc đưa vào mô hình Line of Credit, Debt DAO giúp người đi vay có thể xây dựng một thỏa thuận phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Từ đó, người cho vay có thể định giá rủi ro dựa trên những thỏa thuận này để đưa ra mình chiến lược riêng. Do đó Debt DAO sử dụng mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending) trong giao thức cốt lõi thay vì pool-to-pool hoặc pool-to-peer.

Mô hình hoạt động của Debt DAO
Mô hình hoạt động của Debt DAO

4. Spigot – Hợp đồng thế chấp doanh thu trên chuỗi

Spigot là sự đổi mới đầu tiên mà Debt DAO mang lại cho hệ sinh thái cho vay on-chain. Đây là lần đầu tiên việc cấp vốn sẽ dựa trên doanh thu không tin cậy có sẵn trên chuỗi cho các giao thức và DAO. Spigot sẽ cho phép người cho vay có những đảm bảo không đáng tin cậy rằng người đi vay sẽ hoàn trả khoản vay bằng cách đảm bảo một phần của dòng tiền của người vay để tự động trả lãi và gốc. 

Hợp đồng Spigot sẽ ký quỹ một tỷ lệ doanh thu mặc định cho bên vay, qua đó giúp bảo vệ người cho vay. Ngoài ra, Spigot cũng mang lại lợi ích cho người đi vay vì họ có thể vay các khoản vay lớn hơn với lãi suất thấp hơn. Người đi vay được tiếp cận với các khoản vay linh hoạt nhất, lãi suất thấp mà không cần thế chấp trả trước. Bởi lẽ người cho vay tin tưởng rằng khoản vay của họ được hỗ trợ bởi doanh thu trên chuỗi có thể xác minh được.

Spigot có 4 chức năng chính:

  • Kiểm soát trực tiếp các hợp đồng tạo ra doanh thu. Người đi vay không thể thay đổi dòng doanh thu đi đến đâu và phá hủy khoản vay. 
  • Người vay vẫn có thể quản lý các sản phẩm/giao thức của họ để đảm bảo rằng doanh thu vẫn có thể được tạo ra để trả khoản vay.
  • Ký quỹ một tỷ lệ cố định của các dòng doanh thu này trong khi chuyển phần còn lại vào kho bạc của người vay. Tỷ lệ phần trăm này dựa trên tình trạng của khoản vay và được lập trình trong hợp đồng khoản vay.
  • Cho phép các hợp đồng cho vay trên Debt DAO cắt một phần doanh thu và tự động trả lại lãi và gốc cho khoản vay.

Với spigot, trong trường hợp vỡ nợ, spigot có thể đòi các tài sản ký quỹ để giúp trả lại các khoản thanh toán lãi và gốc. Lúc này, spigot hoạt động như một người đòi nợ vậy. Được cho là hình thức đòi nợ thực sự duy nhất trong DeFi, hàm spigot này có thể được ngoại suy để sử dụng trong các giao thức khác. Hạn chế duy nhất của nó là khả năng áp dụng cho các giao thức và DAO. Nếu một cá nhân biết về chức năng spigot yêu cầu bất kỳ khoản tiền nào được gửi đến ví của họ, họ có thể tạo một ví mới để tránh bị phạt.

So sánh spigot với các hình thức khác
So sánh spigot với các hình thức khác

5. Tại sao nên vay hoặc cho vay trên Debt DAO

Mặc dù có nhiều lựa chọn hơn để có thể sở hữu một khoản vay trong lĩnh vực DeFi nhưng bản thân Debt DAO có một số lợi ích chính. Cụ thể: 

  • Hiệu quả sử dụng vốn: Các nền tảng phi tập trung yêu cầu rất nhiều vốn có tính thanh khoản cao được đăng trả trước làm tài sản thế chấp. Như đã nói, Debt DAO cho phép người dùng vay dựa trên dòng tiền trong tương lai. Điều này sẽ hạn chế được việc om vốn trong các mô hình truyền thống.
  • Không có thanh lý đột ngột: Các nền tảng cho vay quá chuẩn sẽ ngay lập tực thanh lý khoản vay của bạn dựa trên giá thị trị trường của tài sản. Hãy nhớ lại mô hình của Voyager Digital, Celsius… mà BeInCrypto đã có dịp chia sẻ trước đó. Debt DAO có quy trình phân xử và tái cơ cấu nên tài sản thế chấp của bạn không bị thanh lý trừ khi không có lựa chọn nào khác để bạn trả nợ hoặc cơ cấu lại khoản vay. Miễn là doanh thu tiếp tục trả cho các khoản thanh toán lãi suất và mức tài sản thế chấp được duy trì theo các hợp đồng cho vay, thì khả năng bị thanh lý sẽ ít hơn nhiều.
  • Chi phí thấp hơn: Với Debt DAO khi khoản vay được phát hành, điều duy nhất người dùng cần chú ý là thực hiện kế hoạch trả nợ được xác định trước. Kế hoạch này có thể được tự động hóa với hợp đồng spigot của của Debt DAO. Chỉ cần người đi vay vẫn tạo ra một nguồn doanh thu ổn định, bất kể là thị trường gấu hay giá token giảm cũng trở nên ít liên quan đến vị thế vay.

Tokenomics

DEBT là token gốc của Debt DAO. Token DEBT sẽ có một trong số các vai trò sau đây:

  • Utility: DEBT là một token tiện ích hơn là quản trị. Để tham gia Debt DAO marketplace, bạn phải có DEBT coin. Việc nắm giữ DEBT coin ngoài việc có quyền truy cập vào cộng đồng, marketplace thì người vay còn có thể nhận được tỷ lệ lãi suất phù hợp và ở khía cạnh người cho vay cũng có nhiều cơ hội hơn. Token DEBT cũng có thể được sử dụng để thanh toán phí trên thị trường (chẳng hạn như phí khởi tạo) và để đặt phần thưởng.
  • Staking: Dự kiến các token DEBT sẽ có thể được stake vào các hợp đồng nợ để phòng trường hợp người vay không trả được nợ. Việc thêm tiền đặt cược sẽ là tùy chọn, tùy từng trường hợp nếu người cho vay muốn có thêm bảo mật. Về phía những người stake DEBT sẽ nhận được % lãi suất dựa trên số lượng DEBT đã stake.
  • Quản trị: Token DEBT được sử dụng trong vai trò quản trị và đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến Debt DAO. Các khía cạnh của DAO được điều chỉnh bởi chủ sở hữu DEBT token như Kho bạc cộng đồng, Cung cấp token DEBT, Quỹ đối tác DAO…

Cách để thực hiện cho vay trên Debt DAO

Có 2 hình thức để một người dùng bất kỳ có thể bắt đầu thực hiện cho vay trên Debt DAO. Cụ thể:

  • Cho vay P2P: Nếu người dùng có kiến thức tài chính, đầu tư và có thể chủ động quản lý vốn của mình, họ có thể chọn các khoản vay/người đi vay cá nhân mà họ muốn cho vay. Người dùng có thể đàm phán trực tiếp với người đi vay để đồng ý về các điều khoản và điều kiện đồng thời đặt mức giá của riêng mình dựa trên rủi ro chấp nhận.
  • Pool: Nếu bạn không muốn chủ động quản lý vốn hoặc không có khả năng xếp hạng tín dụng, bạn có thể gửi tiền vào một pool do chuyên gia tín dụng quản lý. Người quản lý pool sẽ quyết định khoản vay nào sẽ đầu tư vào, thu lãi suất và thực hiện thanh lý khi cần thiết. 

Lời kết

Debt DAO dựa vào các nhà phân tích tín dụng chuyên nghiệp stake token quản trị DEBT để có quyền đánh giá và phê duyệt khoản vay. Các nhà phân tích rủi ro Debt DAO chỉ cần chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu vay vốn được đưa ra cho họ. Nó là không thể thương lượng như mô hình mà Maple Finance đang áp dụng. Những người đại diện nhóm này được thưởng cho công việc của họ với một phần lãi suất thu được từ những người đi vay.

Hiện tại, nợ là một trong những mảnh ghép lớn còn thiếu từ vũ trụ DeFi, và Debt DAO được đánh giá là một trong những dự án tiềm năng có thể giải quyết vấn đề đó. Debt DAO được kỳ vọng sẽ kéo toàn bộ hệ sinh thái tài trợ của DAO về phía trước. Với sự trợ lực từ Dragonfly Capital, đây sẽ là một trong những đòn bẩy cho sự phát triển của Debt DAO.

Hãy tham gia vào các kênh mạng xã hội của BeInCrypto để cập nhật những thông tin mới nhất về Debt DAO cũng như các dự án tương tự nhé.

Telegram | Facebook fanpage | Facebook group 

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ