Trusted

DAO là gì? Những điều cần biết về Decentralized Autonomous Organization

8 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Bất cứ khi nào một người cai trị có quyền cai trị thay mặt người khác, những hệ lụy xấu về việc xuất hiện những mặt trái như tham nhũng hay lạm quyền… Tổ chức tự trị phi tập trung (Decentralized Autonomous Organization – DAO) là một nỗ lực để giải quyết vấn đề hợp pháp hóa quản trị lâu đời này. Hãy cùng kiểm tra xem nó là gì và mục tiêu của nó như thế nào để hoàn thành dự án đầy tham vọng này nhé.

Decentralized Autonomous Organization (DAO) là gì?

Để giúp bạn có thể hình dung rõ hơn về DAO, chúng ta sẽ xem ví dụ sau đây. Hãy tưởng tượng có một trăm người sống sót sau khi bị đắm tàu và trôi dạt ​​trên một hòn đảo hoang vắng. Để tồn tại, họ cần phải đồng thuận với nhau. 100 người này sẽ cần tuân theo một số quy tắc cơ bản. Đổi lại, khi có các quy tắc cần tuân theo, sẽ có những người cai trị và những người thực thi quy tắc.

Đây là lúc tình thế tiến thoái lưỡng nan xuất hiện. Những người thay mặt người khác đưa ra quyết định là người đại diện, trong khi những người khác là người đứng đầu. Quyết định của những người đó có thể ảnh hướng đến sự sống còn của cả tập thể. Trong trường hợp người đứng đầu đó ưu tiên lợi ích cá nhân của họ hơn lợi ích cộng đồng, những thành viên còn lại sẽ chịu thiệt thòi. 

Điều này cũng không tránh khỏi xảy ra vì nguyên tắc không thể theo dõi và kiểm soát đối với bối cảnh này. Mặc dù chúng ta có các hợp đồng pháp lý và hệ thống tòa án làm giảm bớt những nguy cơ xây này trong các tổ chức truyền thống nhưng đối với các tổ chức tự trị phi tập trung sẽ có thể giảm đáng kể cả rủi ro và chi phí quản lý, vận hành chúng.

Tổ chức truyền thống so với DAO.
Tổ chức truyền thống so với DAO.

Các DAO quản lý như thế nào?

Một tổ chức tự trị phi tập trung sử dụng blockchain để tạo điều kiện cho các quy tắc hoặc giao thức tự thực thi. Tất nhiên, các hợp đồng thông minh của blockchain lưu trữ các quy tắc này, trong khi mã thông báo của mạng khuyến khích người dùng bảo vệ mạng và bỏ phiếu cho các quy tắc. Ba bước sau đây tạo một DAO:

  • Các nhà phát triển phải hoàn toàn nắm bắt được vấn đề quản trị mà họ đang cố gắng hệ thống hóa để tạo ra một hợp đồng thông minh thành công, đóng vai trò là nền tảng của DAO. 
  • Các nhà phát triển xác định các tokenomics của quản trị, chẳng hạn như kiếm tiền để có sự cân bằng thích hợp giữa phần thưởng và hình phạt đối với hành vi phạm pháp.
  • Các nhà phát triển khởi chạy DAO dựa trên blockchain, tốt hơn là có cùng lượng token  như các bên liên quan còn lại. Bằng cách này, không có sự mất cân bằng quyền lực. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phát triển đều giải phóng (release) cổ phần của họ theo thời gian.

Do đó, các DAO đều minh bạch và tự chủ. Số lượng mã thông báo mà một người nắm giữ tương đương với tỷ lệ quyền biểu quyết của họ. Điều này ngăn DAO khỏi bị sức ép từ nhiều đề xuất khác nhau dẫn đến tạo ra sự bất ổn. Thay vào đó, các đề xuất quản trị chỉ được thông qua khi đa số các bên liên quan xác nhận. Không cần phải nói, mỗi DAO có các quy tắc khác nhau về những gì tạo nên đa số và quy trình bỏ phiếu.

Mọi thứ cần biết về DAO

DAO đầu tiên được tạo ra vào năm 2016, được gọi là “The DAO”, chạy trên chuỗi khối Ethereum. Thật không may, trong giai đoạn phát triển ban đầu này, The DAO đã có một lỗi mà các tin tặc đã lợi dụng và khai thác được. Điều này dẫn đến hard fork của Ethereum cùng lượng ETH trị giá 150 triệu USD bị khóa trong các pool DAO đã được phân bổ cho sự phát triển của Ethereum.

Để trả lại những khoản tiền đó, một số nhà phát triển Ethereum đã quyết định tạo ra một hard fork khác chính là chuỗi Ethereum ngày nay. Chuỗi khối Ethereum ban đầu tiếp tục là Ethereum Classic với đồng tiền ETC của nó. Có thể nói, đó là một khởi đầu tồi tệ cho danh tiếng của DAO. Tuy nhiên, khi các giao thức DeFi xuất hiện vào cuối năm 2020, DAO đã trở thành một phần không thể thiếu của tài chính phi tập trung.

So sánh DAO với một số nền tảng khác

Cách tốt nhất để hiểu việc triển khai DAO là so sánh các cấp độ khác nhau giữa các loại tiền điện tử phổ biến nhất và các giao thức DeFi:

  • Bitcoin đại diện cho các quy tắc DAO cơ bản nhất. Về cơ bản, blockchain là một mạng ngang hàng (P2P) cho phép người dùng truy cập mở để thực hiện các giao dịch, xác thực chúng và thêm các khối mới. Nói cách khác, Bitcoin là một tổ chức các nút tự trị và phi tập trung. Tuy nhiên, nó không phải là một tổ chức tự trị phi tập trung vì Bitcoin thiếu các quy tắc quản trị phức tạp vốn là đặc trưng của các DAO.
  • Ethereum đại diện cho blockchain thế hệ thứ 2 vì nó cung cấp khả năng hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là thành phần cần thiết để các DAO có thể hoạt động được. Tuy nhiên, bản thân Ethereum không phải là một DAO mà là một khuôn khổ để phát triển các dự án DAO.
  • Uniswap là giao thức DeFi đầu tiên đã đi tiên phong trong các nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), đưa nó trở thành sàn giao dịch phi tập trung (DEX) phổ biến nhất. Hiện tại, Uniswap nắm giữ 8.73 tỷ USD TVL (theo DefiLlama) trên các nhóm thanh khoản bởi các nhà cung cấp thanh khoản. Mạng có mã thông báo quản trị UNI của riêng mình, được sử dụng để bỏ phiếu về các cải tiến và tài trợ cho các nhóm thanh khoản. Như vậy, Uniswap là một DAO toàn diện, nhưng người ta phải sở hữu 1% tổng nguồn cung của UNI để đề xuất các quy tắc quản trị mới hoặc điều chỉnh các quy tắc hiện có.
  • MakerDAO là ví dụ toàn diện nhất về DAO. Là một giao thức DeFi tương tự như Uniswap hoặc Compound, nhưng để cho vay, nó cũng chạy trên Ethereum. MakerDAO có hai mã thông báo, stablecoin DAI và mã thông báo quản trị MKR. MakerDAO Foundation đã phân phối MKR để khuyến khích những người đóng góp, khuyến khích sự tham gia của cử tri và phân cấp quy trình quản trị. Về mặt hiệu quả, mục tiêu của nền tảng là tự hủy bỏ bằng cách tặng tất cả các mã thông báo cho các bên liên quan của mạng.

Khi chúng ta so sánh Uniswap với MakerDAO, rõ ràng là các quy tắc tạo nên sự khác biệt. Vì giao thức Uniswap đặt ra yêu cầu sở hữu 1% nguồn cung cấp của UNI, nên nó đã ngăn chặn hiệu quả hơn 90% người dùng tham gia chỉ đạo sự phát triển của mạng. Mặt khác, nền tảng của MakerDAO sắp giải thể trong vài tháng tới.

Theo đó, công bằng mà nói, một tổ chức tự trị được phân cấp thích hợp có sự phân quyền hoàn toàn, không có giám sát trung tâm. Tương ứng, các DAO bắt đầu ở trạng thái bán tập trung. Đầu tiên, nhóm nhà phát triển cốt lõi phải định hướng giao thức khi nó phát triển và nhiều người dùng tham gia hơn. Và đến thời điểm số lượng người dùng càng lớn, nhóm các bên liên quan càng lớn, điều này thúc đẩy động lực tiến tới phân quyền hoàn toàn.

DAO hoạt động như thế nào?

Giả sử bạn đang làm việc trong một công ty thiết kế trò chơi điện tử. Lĩnh vực công việc này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật và năng khiếu nghệ thuật. Hơn nữa, vì sự phức tạp của chúng, việc phát triển trò chơi điện tử thường phải thêm vào những tính năng mới hoàn toàn ngoài dự đoán. Đây là một thất bại về mặt tổ chức, trong đó dự án liên tục bổ sung các tính năng mới ngoài tầm nhìn ban đầu. Điều này thường dẫn đến tình trạng lộn xộn, chi phí tê liệt và thời gian phát triển kéo dài đáng kể.

Quy trình vote của DAO.
Quy trình vote của DAO.

Để ngăn chặn sự thay đổi tính năng như vậy xảy ra, studio chơi game có thể đặt ra các quy tắc cấp vốn với một DAO chạy trên chuỗi khối Ethereum. Ví dụ, họ có thể đặt ngưỡng ngân sách và khóa nhóm tài trợ hợp đồng thông minh. Sau đó, mỗi hành động như mô hình 3D, lập trình, âm thanh, lồng tiếng… được tự động tính toán dựa trên ngân sách dựa trên tỷ lệ hiện tại mà tổ chức sử dụng.

Theo đó, mỗi thành viên trong nhóm sẽ nhận được mã thông báo để bỏ phiếu cho các bổ sung. Các trưởng nhóm hoặc cấp cao hơn sẽ nhận được nhiều mã thông báo hơn theo tỷ lệ. Nếu phiếu bầu của họ vượt quá ngưỡng ngân sách, cuộc bỏ phiếu sẽ thất bại. Kết quả là, nhóm sẽ nhận thức được quy mô phát triển có thể đạt được hiệu quả về mặt chi phí.

Ưu và nhược điểm của DAO

Ưu điểm

  • Ra quyết định phi tập trung: DAO không có người lãnh đạo hoặc quản lý. Vì vậy các thành viên có thể trực tiếp và nhanh chóng đến một quyết định quan trọng.
  • Hiệu quả và tự động hóa: Hầu hết các quy tắc và chính sách của DAO được thiết lập ngay từ đầu.
  • Minh bạch: Mọi thứ xảy ra trong tổ chức đều được ghi lại trên blockchain và được mọi người có thể xem được.

Nhược điểm

  • Thao túng: Các biện pháp khuyến khích (incentive) dành cho DAO có thể dẫn đến hành vi thao túng, gây hại cho sự phát triển của DAO.
  • Ra quyết định tiên lượng: Các thành viên của DAO có thể không biết về các vấn đề kỹ thuật mà họ đang bỏ phiếu.
  • Rủi ro pháp lý: Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một quy định nào liên quan đến sự chấp nhận của các tổ chức như DAO.

Lời kết

DAO cùng với blockchain có thể trở thành một xu hướng mới cho tương lai. Bởi lẽ, khi mọi thứ trở nên phi tập trung hơn, thế giới sẽ cần đến những tổ chức quản trị nơi mọi người được trao quyền tự quyết định. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mô hình này đã và đang động chạm rất nhiều đến hình thức truyền thống. 

Do đó, không dễ để có thể thay đổi một mô hình với sự tham gia của các Chính phủ hay cơ quan lập pháp như hiện tại. Hi vọng trong tương lai chúng ta sẽ thấy có sự kết hợp để tận dụng những ưu điểm của cả hai hình thức này.

Để trở thành người đầu tiên cập nhật những bài viết mới nhất trong lĩnh vực tiền điện tử tại BeInCrypto, hãy tham gia nhóm Telegram chung của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ