Fetch.AI là một dự án với hy vọng kết hợp tốc độ và chi phí thấp của tiền điện tử với nhu cầu về dữ liệu. Công ty sử dụng blockchain và AI để thu thập và phân phối dữ liệu.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Trong một bài viết trước đó, BeInCrypto đã đưa ra gợi ý về 3 đồng coin hệ AI đáng chú ý cho năm 2023 gồm SigularityNET (AGIX); Ocean Protocol (OCEAN) và Fetch.AI (FET). Để hiểu hơn về SigularityNET, độc giả có thể tham khảo thêm tại bài viết này.
Tiếp tục trong chuỗi bài viết về các dự án tiền điện tử liên quan đến trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) ngày hôm nay, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn về dự án Fetch.AI và FET coin. Hi vọng rằng sau bài viết này, độc giả sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất để có thể tự đánh giá được rằng liệu Fetch.AI có phải là một khoản đầu tư Crypto tốt trong năm 2023 không nhé.
Tổng quan về dự án Fetch.AI
#1. Fetch.AI Crypto là gì?
Fetch.AI là một dự án tiền điện tử được thành lập vào năm 2017 và ra mắt vào tháng 2/2019 thông qua hình thức IEO trên Binance Launchpad. Thời điểm đó, dự án đã huy động được đến 6 triệu USD trong thời gian ngắn (khoảng 10 giây). Tương tự như SingularityNET, điểm nhấn của Fetch.AI là sự hội tụ giữa công nghệ AI, máy học (Machine Learning – ML) và blockchain.
Nếu như SingularityNET là một AI marketplace giúp kết nối người dùng và những người tạo ra thuật toán AI thì Fetch.AI sẽ trao quyền cho người dùng để họ có thể tiếp cận với công nghệ AI thông qua một mạng riêng của nó. Cụ thể, người dùng có thể dễ dàng kết nối và truy cập đến các bộ dữ liệu bằng tận dụng mạng dữ liệu toàn cầu của Fetch.AI network kết hợp với sử dụng AI để thực thi các tác vụ cần thiết.
#2. Cấu trúc giao thức Fetch.AI là gì?
Chuỗi khối Fetch.AI là một giao thức liên chuỗi dựa trên Cosmos-SDK và sử dụng ngôn ngữ hợp đồng thông minh dựa trên WASM hiệu suất cao được gọi là Cosmwasm. Nó cho phép mã hóa tiên tiến và logic máy học được triển khai trên chuỗi. Lớp này chịu trách nhiệm bảo mật mạng thông qua sự đồng thuận. Nó cũng cung cấp các dịch vụ đặt cược, quản trị và nhận dạng hỗ trợ các ứng dụng kỹ thuật số được vận hành song song.
Chuỗi khối Fetch.AI dựa trên phiên bản sửa đổi của cơ chế đồng thuận Tendermint Proof of Stake (PoS) của giao thức Cosmos để bảo mật mạng. Và vì chuỗi khối Fetch.AI dựa trên mạng Cosmos nên nó có thể tương thích với các chuỗi khối khác trong hệ sinh thái Cosmos thông qua giao thức giao tiếp liên chuỗi khối (IBC).
#3. Bằng chứng công việc hữu ích (Useful Proof of Work – UPOW) là gì?
Cơ chế đồng thuận mà Fetch.AI sử dụng được gọi là Useful Proof of Work. Các khối mới được tạo theo cách tương tự như những gì được tìm thấy với các giao thức PoS thông thường, trong khi thứ tự giao dịch được thiết lập dựa trên công việc diễn ra giữa việc tạo hai khối.
Các vấn đề tính toán cụ thể được sắp xếp theo độ khó và gom thành các gói bằng chứng công việc. Cách làm này cho phép ngay cả các node không quá mạnh về khả năng khai thác cũng có thể kiếm được phần thưởng khối. Các vấn đề đòi hỏi khắt khe hơn sẽ được giải quyết bởi nền tảng dựa trên điện toán phân tán được sắp xếp theo cách này.
#4. Kiến trúc phân lớp và cách thức hoạt động của Fetch.AI
Hệ sinh thái Fetch.ai sử dụng một nguyên tắc AI được gọi là hệ thống đa tác nhân (Multi Agent System – MAS). Nó cho phép các agent hoạt động hài hòa mặc dù không đồng nhất. Mỗi một agent là đại diện cho một thực thể. Với quyền tự chủ của mình, các agent có thể hoạt động độc lập (không chịu ảnh hưởng của chủ sở hữu) và liên tục đưa ra quyết định thay mặt cho thực thể đó.
Ngoài ra, Fetch.AI phát triển kiến trúc phân lớp cho nền tảng của họ. Điều này đã dẫn đến việc tạo ra 3 lớp, đan xen chặt chẽ với các mục tiêu chung của nền tảng. Chúng bao gồm Autonomous Economic Agent (Tác nhân kinh tế tự trị); Open Economic Framework (Khung kinh tế mở) và Smart Ledger (Sổ cái thông minh). Cụ thể.
Lớp 1: Cơ quan kinh tế tự trị (Autonomous Economic Agent – AEA)
Yếu tố quan trọng đối với hoạt động dựa trên AI của Fetch.AI là các Autonomous Economic Agent. AEA là một tác nhân độc lập hoạt động thay mặt cho một cá nhân, tổ chức hoặc bất kỳ thực thể nào khác có mục tiêu chính là tạo ra giá trị kinh tế cho chủ sở hữu của nó.
Mô hình dựa trên tác nhân của AEA cung cấp giải pháp cho các vấn đề trong thế giới thực. Trong ngắn hạn, AEA có thể được triển khai để loại bỏ các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch vi mô và thậm chí đơn giản hóa các tương tác với ví Web3. Tuy nhiên, AEA lại yêu cầu hỗ trợ để thực hiện đúng nhiệm vụ của chúng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế. Đó là khi Open Economic Framework và Smart Ledger ra đời.
Lớp 2: Khung kinh tế mở (Open Economic Framework – OEF)
Open Economic Framework chứa các giao thức, ngôn ngữ và cơ chế thị trường. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các tác nhân. Nói một cách đơn giản, OEF cung cấp một môi trường ảo phi tập trung hỗ trợ API cho AEA.
Lớp 3: Sổ cái thông minh (Smart Ledger)
Sổ cái thông minh Fetch, là mạng mainnet của Fetch.ai. Đây là một dạng sổ cái mới hỗ trợ hợp đồng thông minh bao gồm các yếu tố chuỗi khối của công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT). Nó bao gồm AI tích hợp dựa trên công nghệ DAG (Directed Acyclic Graph). Cách làm này giúp sổ cái có khả năng hỗ trợ hàng triệu agent và ghi lại tất cả các giao dịch được thực hiện trên chuỗi khối.
Tất cả các giao dịch dữ liệu được tối ưu hóa để nhanh hơn và rẻ hơn với thiết kế sổ cái phân mảnh. Qua đó nó cho phép các giao dịch xuyên chuỗi được thực hiện song song thông qua các nguồn tài nguyên.
Tổng quan về Fetch.AI token (FET)
#1. Tokenomics
FET là mã thông báo gốc của Fetch.AI. Ban đầu nó được phát hành dưới dạng mã thông báo theo chuẩn ERC-20 trên mạng Ethereum. Tuy nhiên, sau đó đội ngũ của Fetch.AI đã tung ra một mạng chính cung cấp khả năng mở rộng mà các ứng dụng Fetch.AI yêu cầu. Do đó, Fetch.ai mainnet đã ra mắt vào ngày 31/3/2021. Tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, tổng cung đang lưu hành của FET hiện ở mức 1.043/1.152 tỷ token.
#2. FET token được sử dụng để làm gì?
Nó được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính trên nền tảng. FET được sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ Fetch.AI, triển khai các AI agent và thanh toán phí giao dịch mạng. Người dùng cũng có thể đặt cược tiền điện tử FET để có tham gia bảo mật hệ sinh thái thông qua cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS) trên Fetch.AI Smart Ledger để kiếm phần thưởng.
#3. Sàn giao dịch và ví lưu trữ FET token
- Sàn giao dịch: Hầu hết các sàn giao dịch lớn trên thị trường hiện nay như Binance, Huobi, MEXC hay KuCoin… đều hỗ trợ FET. Ngoài ra, người dùng cũng có thể lựa chọn một số sàn DEX khác như Uniswap hay 1inch…
- Ví lưu trữ: Việc lưu trữ FET token có thể sử dụng ví nóng của các sàn CEX kể trên. Ngoài ra, người dùng có thể tìm kiếm một số loại ví chuyên dụng như MetaMask, MyEtherWallet…
#4. Lịch sử giá và dự đoán giá FET
Lịch sử giá FET token
- FET token được bán thông qua IEO ở mức giá 0.0867 USD vào tháng 2/2019.
- Sau khi được niêm yết, giá của nó đã giảm mạnh từ 0.35 USD vào tuần đầu tiên của tháng 3/2019 sau đó chạm về mức dưới 0.10 đô la vào giữa tháng 5/2019.
- Sau một đợt điều chỉnh giá nhẹ, giá FET tiếp tục giảm trong nhiều tháng và chạm mức thấp nhất là 0.01 USD vào tháng 3/2020.
- Mã thông báo đã mở đầu năm 2021 ở mức khoảng 0.08 USD. Đến cuối tháng 3, FET tăng hơn 10 lần và chạm mức 0.82 USD. Thời điểm này cũng trùng với việc ra mắt mạng chính mà BeInCrypto đã nhắc đến ở trên.
- Giá FET đã điều chỉnh trong những tuần tiếp theo và chạm hỗ trợ khoảng 0.18 vào tháng 6/2021.
- Ngay sau đó, FET đã trải qua một đợt tăng giá khác kéo dài trong nhiều tháng và đạt đỉnh ở mức giá cao nhất cho đến nay là 1.17 USD vào ngày 08/9/2021.
- Giá FET đã giảm dần xuống dưới 0.1 USD vào tháng 9/2022. Tuy nhiên, nó được bơm lại từ đầu tháng 12/2022 sau khi khối lượng giao dịch tăng lên với việc phát hành Fetch Wallet.
- Tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, giá FET hiện ở mức 0.40 USD, với vốn hóa thị trường là 422 triệu USD (10/2/2023). Mức giá này đã giảm so với đợt bùng nổ trước đó khiến giá FET tăng 400% trong tháng 1/2023.
Dự đoán giá FET
Dựa theo thông tin BeInCrypto thu thập được từ các nền tảng dự đoán giá, về cơ bản đều cho thấy tín hiệu lạc quan trong tương lai. Cụ thể:
- PricePrediction.net dự đoán giá FET có thể đạt mức tối đa là 0.94 USD vào năm 2026 và tăng lên 4.26 USD vào năm 2030.
- DigitalCoinPrice đưa ra dự đoán tăng cho FET khi họ nghĩ nó sẽ vượt qua 1 USD vào năm 2026 và đạt 2.43 USD vào năm 2030.
Có nên đầu tư vào Fetch.AI và FET token ở thời điểm này?
Mô hình dựa trên AI của Fetch.AI là sự kết hợp giữa chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo. Hai công nghệ mới nổi này được cho sẽ là xu hướng trong tương lai. Khi ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực Web 3.0, khung kiến trúc do Fetch.AI phát triển cung cấp nền tảng tốt cho các doanh nghiệp để dễ dàng xây dựng các ứng dụng có liên quan phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thông qua máy học.
Bên ngoài lĩnh vực tiền điện tử, Fetch.AI cạnh tranh gián tiếp với một số công ty công nghệ và thu thập dữ liệu lớn nhất trên thế giới, chẳng hạn như Google và IBM. Trong lĩnh vực tiền điện tử, Fetch.AI phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các dự án thu thập dữ liệu và AI khác như Ocean Protocol (OCEAN)…
Tính đến thời điểm BeInCrypto viết bài này, Fetch.AI vẫn chưa có nhiều trường hợp sử dụng và vốn hóa thị trường tương đối thấp. Tuy nhiên, nó có một đội ngũ phát triển mạnh mẽ giúp dự án được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày. Nếu dự án có thể tăng cường sử dụng và cung cấp giá trị cho cộng đồng tiền điện tử, chắc chắn sẽ có khả năng tăng giá lớn. Nếu bạn nhìn thấy một tương lai liên quan đến tiền điện tử và AI, thì FET có thể là một khoản đầu tư tốt cho bạn.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.