Flare Network (FLR) là một giải pháp mới để giúp mở rộng quy mô cho các mạng không hỗ trợ hợp đồng thông minh.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Sau gần 3 năm chờ đợi dự án Flare Network cũng đã chính thức airdrop FLR token cho những người nắm giữ XRP được ghi nhận từ năm 2020. Hồi tháng 10/2022, Flare cũng đã từng tuyên bố thực hiện đợt airdrop này nhưng sau đó có lẽ do thỏa thuận bất thành giữa các sàn giao dịch mà đợt airdrop đã bị lùi đến hôm nay. Vậy Flare Network là gì và nó có đáng để đầu tư? Hãy cùng BeInCrypto làm rõ những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.
Mua Flare Network token ở đâu?
Kraken
OKX
Binance
Tổng quan về Flare Network
#1. Flare Network là gì?
Để hiểu rõ khái niệm Flare Network là gì, chúng ta hãy xem lại khái niệm như máy ảo Ethereum (EVM). Về cơ bản, EVM chuyển đổi các hợp đồng thông minh thành các dạng dữ liệu mà máy tính có thể đọc được. Điều này cho phép mạng có thể chạy các hợp đồng thông minh được viết bởi một ngôn ngữ lập trình Turing-complete (điểm khác biệt với Bitcoin). Turing-complete có nghĩa là nó có thể chạy hầu như bất kỳ tác vụ tính toán nào, miễn là có đủ bộ nhớ để chạy nó.
Điều này có nghĩa là nó có thể kết hợp một số thuộc tính mạnh mẽ để tạo ra một hệ sinh thái các ứng dụng phi tập trung. Nói tóm lại, Flare nhằm mục đích trở thành một giải pháp để mở rộng mạng lưới hợp đồng thông minh.
Flare sử dụng một giao thức đồng thuận có tên là Avalanche. Đây là giao thức này đã được điều chỉnh để tương thích với Federated Byzantine Agreement (FBA). Trong đó, FBA là một cơ chế đồng thuận được sử dụng bởi các mạng như XRPL và Stellar. Tuy nhiên, khác biệt ở đây là thuật toán đồng thuận của Flare Network không dựa vào các cơ chế kinh tế như Proof of Stake (PoS) để duy trì tính bảo mật của mạng.
Nghĩa là thay vì việc bảo mật của các mạng PoS (ví dụ như Ethereum) sẽ phụ thuộc vào mã thông báo gốc của mạng. Càng có nhiều mã thông báo được đem đi stake thì mạng càng bảo mật và ngược lại. Điều này khiến cho mạng sẽ bị phụ thuộc vào những validator và vô tình có thể tạo ra tính tập trung hóa. Trong bài viết về các giải pháp Liquid Staking Derivatives, BeInCrypto đã đề cập rằng có đến 95% lượng ETH staking chỉ đến từ 3 giao thức lớn.
Đổi lại, Flare Network cho phép đa dạng hóa mục đích sử dụng các loại token gốc của mạng. Nói cách khác, những người tạo ra Flare lựa chọn thiết kế này bổ sung tính linh hoạt hơn cho mã thông báo mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật cần có.
Flare Network đã được thiết lập để khởi chạy theo từng giai đoạn. Sau hơn hai năm phát triển, Flare Network cuối cùng đã được ra mắt vào ngày 14/7/2022 dưới dạng bản beta ở chế độ riêng tư. Đến ngày 30/9, Flare Network đã bắt đầu chế độ công khai.
#2. Các thành phần chính của Flare Network
Flare Network được tạo thành từ hai giao thức có khả năng tương tác là State Connector và Flare Time Series Oracle. Trong đó:
State Connector cho phép tạo sự đồng thuận về dữ liệu từ các chuỗi khối bên ngoài trực tiếp trên chuỗi. Nó sử dụng một tập hợp các nhà cung cấp chứng thực độc lập lấy thông tin cần thiết từ các chuỗi khối khác và gửi thông tin đó đến mạng Flare. Sau đó, hợp đồng thông minh của State Connector sẽ kiểm tra xem có sự đồng thuận nào trong số các câu trả lời nhận được hay không, làm cho kết quả trên mạng.
Còn Flare Time Series Oracle (FTSO) cung cấp dữ liệu ngoài chuỗi như giá tiền điện tử. Nó được cập nhật nhanh chóng ở mức 3 phút. FTSO dựa vào một tập hợp các nhà cung cấp dữ liệu độc lập để truy xuất thông tin về cặp giá từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Từ dữ liệu này, ước tính giá cuối cùng được tính toán.
Nội dung gửi của mỗi nhà cung cấp dữ liệu được tính trọng số theo cổ phần của họ và bất kỳ cổ phần nào được ủy quyền bởi bất kỳ chủ sở hữu Flare nào, phản ánh sự tin tưởng của cộng đồng đối với nhà cung cấp cụ thể đó. Các ước tính giá kết quả được công bố trực tuyến và các nhà cung cấp dữ liệu đã cung cấp thông tin về cặp giá hữu ích gần với ước tính cuối cùng sẽ được khen thưởng. Những phần thưởng này được chia sẻ với những người nắm giữ mã thông báo đã ủy quyền cho họ.
Khi kết hợp 2 thành phần này lại với nhau, các Dapp trên Flare Network được hưởng lợi khi có thể sử dụng thông tin kịp thời trên các chuỗi khối một cách dễ dàng. Mặc dù vậy, tiện ích chính của Flare Network liên quan đến việc cung cấp đầu vào cho nền tảng DeFi.
#3. Songbird Canary Network là gì?
Canary Network là một chuỗi khối hoạt động với nguồn cung cấp mã thông báo được xác định cho phép thử nghiệm các tính năng mới trước khi chúng được triển khai trên mạng chính. Điều này trái ngược với mạng thử nghiệm thường có nguồn cung cấp mã thông báo không giới hạn.
Tất cả người dùng của mạng canary đều là người dùng thực, nhưng họ nhận thức được bản chất thử nghiệm của nền tảng. Mạng Canary Network của Flare được gọi là Songbird và đây là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống quản trị của Flare.
#4. Điểm đặc biệt của Flare Network là gì?
Dựa vào khái niệm Flare Network là gì mà BeInCrypto vừa nhắc đến ở trên, chúng ta có thể tổng hợp nhanh một số điểm đặc biệt cho giải pháp này như sau:
- Một là nó mang lại khả năng tương tác giữa các chuỗi mà không hướng đến sự tập trung hóa.
- Hai là mạng được tích hợp với EVM và chạy các hợp đồng thông minh Turing-complete, giúp chạy mọi loại tác vụ tính toán miễn là đủ bộ nhớ.
- Ba là nó tạo ra được một hệ sinh thái các Dapp, đảm bảo các mạng hỗ trợ hợp đồng thông minh có thể mở rộng quy mô phù hợp.
- Bốn là cơ chế không phụ thuộc vào PoS nhưng vẫn đảm bảo mạng hoạt động an toàn.
Ngoài ra Flare Network còn sở hữu:
- FAsset: Hiểu đơn giản là đưa chức năng hợp đồng thông minh trang bị cho các mã thông báo của các chuỗi khối phi hợp đồng thông minh. Một số mã thông báo có thể có chức năng này với Flare bao gồm XRP, DOGE, BTC và LTC.
- Layer Cake: Là một tính năng giúp tạo cầu nối phi tập trung để kết nối các nền tảng hợp đồng thông minh. Với Layer Cake, FAsset có thể được sử dụng trên Flare Network và bất kỳ chuỗi bên thứ ba nào được tích hợp vào Flare.
- Relay: Tính năng này của Flare Network liên quan đến việc chuyển tiếp an toàn và phù hợp tất cả các loại thông tin giữa bất kỳ chuỗi nào. Thông tin có thể được chuyển tiếp bao gồm dữ liệu ngoài chuỗi. Các relay này được bảo mật thông qua State Connector.
#5. Lộ trình phát triển của Flare Network
Flare Network vừa mới ra mắt mainnet cũng như hoàn thành phân phối đợt token đầu tiên cho cộng đồng. Giai đoạn phát triển tiếp theo liên quan đến đề xuất FIP.01. Mục đích của đề xuất này không chỉ đơn thuần là cải thiện tính kinh tế dài hạn của mã thông báo. Có nhiều lợi ích bổ sung, chẳng hạn như tăng ưu đãi cho người dùng tương tác với Flare Network, loại bỏ rủi ro sàn giao dịch không chuyển giao phân phối mã thông báo và quản lý thanh khoản mã thông báo tốt hơn…
Việc bỏ phiếu cho đề xuất quản trị chỉ được thiết lập để diễn ra sau khi 75% trong số 15% lượng token được phân phối xảy ra. Bước tiếp theo mà đồng tiền FLR và mạng sẽ thực hiện liên quan đến việc ra mắt cầu Songbird. Điều này sẽ cho phép các mã thông báo trên Songbird kết nối trực tiếp với đồng tiền FLR. Giai đoạn cuối cùng của lộ trình liên quan đến việc ra mắt đợt hai của cầu Layer Cake. Những giải pháp cầu nối này sẽ đảm bảo rằng Flare Work được kết nối với mọi chuỗi hợp đồng thông minh phổ biến hiện nay.
Tổng quan về Flare Network token (FLR)
Mua FLR token ở đâu?
Kraken
OKX
Binance
#1. Spark hay Flare Network token (FLR)?
Trước khi có tên gọi chính thức là Flare Network token (FLR), token gốc của mạng Flare có tên gọi là Spark. Khi nó vẫn được gọi là Spark token, nó có chức năng bổ sung là cung cấp dữ liệu thông qua một on-chain oracle. Kết hợp với chức năng ủy quyền và quản trị, nó có thể được sử dụng để xây dựng Spark Dependent Application (SPA).
SPA giúp cung cấp các mô hình mã thông báo tương ứng trên các mạng khác nhau. Một ví dụ sẽ là mã thông báo FXRP, một phiên bản không đáng tin cậy của mã thông báo XRP. Tuy nhiên, ứng dụng này đã trở nên dư thừa với sự ra đời của FAsset.
#2. Mục đích của token Flare Network là gì
Mục đích của mã thông báo này là:
- Ngăn chặn các cuộc tấn công spam thông qua phí giao dịch. Hiểu đơn giản là khi các giao dịch hoàn toàn miễn phí, người dùng sẽ có thể gửi liên tục nhiều giao dịch và dẫn đến làm tắc nghẽn mạng Flare.
- Trở thành một phương thức thanh toán trong Flare Network.
- Khi được đưa vào WFLR (Wrapped Flare), nó mang lại nhiều chức năng như tài sản thế chấp trong Dapp trên chuỗi khối Flare, ủy quyền cho FTSO và tham gia quản trị.
#3. Flare tokenomics
FLR token có tổng cung tối đa 100 tỷ token. Lượng token này được phân bổ như sau:
- 58.3% tổng cung Flare token được phân bổ cho cộng đồng thông qua phân phối mã thông báo công khai; ưu đãi xuyên chuỗi; chương trình hỗ trợ hệ sinh thái.
- 22.5% cho việc đầu tư và phát triển sản phẩm.
- 19.2% dành cho Flare team, advisor và những backer đời đầu.
#4. Sàn giao dịch và ví lưu trữ Flare token
- Sàn giao dịch FLR token: Như BeInCrypto đã nói ở đầu bài viết, vào ngày 09/1/2023, Flare Network airdrop FLR token cho những người nắm giữ XRP. Động thái này nhận được sự hỗ trợ của gần như tất cả các sàn giao dịch lớn như Binance, Huobi, Bybit hay MEXC… Do đó, người dùng hiện có thể thực hiện giao dịch mua bán FLR trên các sàn giao dịch như hình dưới đây.
- Ví lưu trữ FLR: Người dùng có thể lưu trữ FLR token trên ví nóng của các sàn giao dịch tập trung ở trên.
- Biến động giá FLR: Sau sự kiện airdrop FLR token cho những người nắm giữ XRP, giá FLR đã được đẩy lên mức cao nhất theo ghi nhận của BeInCrypto lên đến 0.15 USD. Tuy nhiên, sau đó đã có một đợt xả lớn đến từ những người nhận airdrop, khiến giá Flare giảm mạnh, mất hơn 76% chỉ vài giờ sau đó. Tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, giá FLR hiện đang được giao dịch ở mức 0.0349 USD.
Flare Network có phải là một dự án đáng để đầu tư?
Với nhiều người, Flare Network được đánh giá là một dự án tiềm năng. Đó là lý do tại sao phần đông cộng đồng lại khá hào hứng đến đợt airdrop của Flare như vậy. Thậm chí, nó được kỳ vọng có thể sẽ là một trong những đối thủ nặng ký của Ethereum.
Để hiểu sâu hơn và dễ dàng đánh giá khoản đầu tư vào Flare, điều quan trọng hơn hết là bạn cần phải hiểu Flare Network là gì và đặt nó trong bối cảnh với các dự án tương tự khác hiện nay. Chúng ta hãy cùng so sánh FLR với đồng ETH hiện sử dụng cơ chế đồng thuận PoS sau The Merge. Với việc chuyển sang PoS, tính bảo mật của Ethereum phần lớn phụ thuộc vào số lượng mã thông báo hiện đang được đặt cọc. Tuy nhiên, yêu cầu này không cần thiết với FLR coin.
Bằng cách tránh một cơ chế như PoS, FLR coin có thể có nhiều cách sử dụng khác nhau. Đây sẽ là một thách thức và có khả năng gây nguy hiểm đối với các hệ thống như Ethereum. Do cách thiết kế đồng tiền FLR, nó có nhiều tính linh hoạt hơn mà không cần tính đến bảo mật.Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin mà BeInCrypto mang lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Flare Network là gì và cách các FLR coin hứa hẹn sẽ thúc đẩy lĩnh vực tiền điện tử như thế nào.
Mua Flare Network token ở đâu?
Kraken
OKX
Binance
Hãy tham gia nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group để cập nhật thêm nhiều bài viết hơn nữa nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.